SKKN Biện pháp giáo dục học sinh hỗ trợ bạn cùng lớp thông qua công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm THCS

4.5/5

Giá:

100.000
Cấp học: THCS
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 389
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
28
Lượt tải:

4

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp giáo dục học sinh hỗ trợ bạn cùng lớp thông qua công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm THCS” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1. Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng tập thể lớp đoàn kết gắn bó và chia sẻ
3.2. Biện pháp 2: Phát huy vai trò tự quản, tự tìm hiểu hoàn cảnh các bạn của học sinh
3.3. Biện pháp 3: Tìm hiểu tâm sinh lí, điều kiện học tập và mong muốn của học sinh
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động giáo dục tạo sự gắn kết
3.5. Biện pháp 5: Công tác phối hợp

Mô tả sản phẩm

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành giáo dục cũng có những đổi mới tích cực, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tuy nhiên song song với sự phát triển đó, nhiều vấn đề nổi cộm trong học đường cũng được cả xã hội quan tâm trong thời gian qua: sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận học sinh, đặc biệt là học sinh cấp THCS: bạo lực học đường, hiện tượng nói tục chửi bậy, gây gổ đánh nhau, sử dụng chất kích thích, thiếu tôn trọng đối với các Thầy, cô giáo…Do vậy rất cần giáo dục cho HS những kỹ năng sống cần thiết, thiết thực để phát triển cho các em một cách toàn diện.

 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục học sinh, nhất là đối với học sinh THCS. Có thể nói GVCN giống như chiếc cầu nối vững chắc để gắn kết HS trong nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội. Nhiều GV được HS tin yêu như cha mẹ, có uy lực chi phối đến nhiều mặt trong cuộc sống của HS.

Một GVCN tốt được xem như một thuyền trưởng giỏi để lái con thuyền cập bến bình an trước mọi tác động ngoại cảnh. Có nhiều GVCN giỏi tức là có một tập thể đào tạo những mầm xanh bụ bẫm trong rừng cây – đời người tạo điều kiện cho nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực tiễn nhà trường trong những năm gần đây cho thấy, tình trạng học sinh phát triển chưa toàn diện, thiếu nhiều kĩ năng tối thiểu cần thiết hoặc có những quan điểm còn lệch lạc về cuộc sống vẫn tồn tại. Từ đó chúng ta nhận thấy, giáo viên nói chung và GV chủ nhiệm nói riêng có vai trò quan trọng trong việc quản lý dẫn dắt, định hướng, hoàn thiện để phát triển toàn diện học sinh. 

Các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông hiện nay khá đa dạng và phong phú, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Lực lượng chính làm công tác này là đội ngũ GVCN. Bên cạnh việc tìm hiểu HS thông qua nhiều hoạt động khác nhau ở trong và ngoài nhà trường, việc giáo dục HS trong giờ sinh hoạt lớp cũng góp phần giáo dục nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống, giá trị sống cho HS.

Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chất đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. “Công nghệ chỉ là công cụ. Còn trong việc giúp những đứa trẻ làm việc với nhau và động viên chúng, giáo viên là quan trọng nhất.” – Bill Gates.

Giáo viên là thành phần cốt lõi của trường học và họ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục phẩm chất, năng lực cho HS.  Nhà trường là môi trường có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ tri thức cho các em. Bên cạnh truyền thụ tri thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện về mặt phẩm chất đạo đức, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh. GVCN còn mang theo một trọng trách lớn là tạo nên những nhân cách đẹp, trồng những “cây đời” cho xã hội ngày càng phát triển.

Một trong những yếu tố quan trọng hình thành nhân cách tốt cho người học đó là giáo dục cho các em có thái độ và lối sống đúng chuẩn mực của xã hội, biết quan tâm đến những người xung quanh, sống có trách nhiệm với cộng đồng và thực hiện bằng hành động ngay trong những môi trường và điều kiện có thể: Lớp học

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, mỗi GV đều có những kinh nghiệm quí báu để bản thân hoàn thiện hơn,thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đa số các GVCN đều quan tâm đến HS của mình theo nhiều cách khác nhau, mỗi người lại có một phương pháp giáo dục riêng. GV sẽ có những giải pháp khác nhau để giáo dục phát triển toàn diện cho HS. 

Đối với GV chủ nhiệm lớp: Là người trực tiếp giáo dục đạo đức cho HS, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của HS. Vì vậy, trước hết GV chủ nhiệm phải là người nắm vững những đặc điểm tâm sinh lí của HS, nắm được đặc điểm tính cách và hoàn cảnh gia đình của mỗi HS; trên cơ sở đó, có những biện pháp tác động phù hợp. “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.” – Usinxki 

Nhằm góp thêm một số giải pháp quản lý HS trong lớp mình chủ nhiệm  đạt kết quả tốt nhất về việc biết hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, biết đùm bọc, sẻ chia và thấu cảm lẫn nhau,biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Chúng tôi cũng hy vọng GV có thể vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt để kết quả giáo dục đạt chất lượng.

Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Biện pháp giáo dục học sinh hỗ trợ bạn cùng lớp thông qua công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm THCS

2. Mục đích nghiên cứu

* Đối với GVCN

Với đề tài này, GVCN sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

– Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN cấp THCS để có được những giải pháp hợp lý nhằm phát triển toàn diện học sinh.

Nghiên cứu lý luận vai trò của GVCN trong việc phát triển toàn diện học sinh cấp THCS và kết quả đạt được.

– Đề ra các giải pháp cụ thể và có hiệu quả để phát triển toàn diện học sinh cấp THCS

* Đối với học sinh

– HS được thực nghiệm bằng đề tài này sẽ có thêm nhiều bài học để trở thành một người bạn tốt, sẵn sàng ở bên bạn bè trong những cuộc trò chuyện hay những khi bạn bè rơi nước mắt. Đối với một số người, khó khăn của bạn bè là điều vô cùng phiền phức. Đó không phải là tình bạn thật sự.

– Đôi khi, con người ta không biết nên nói gì khi một người bạn của mình gặp khó khăn, vì vậy họ không nói gì cả hoặc giữ khoảng cách. Điều này có thể khiến bạn của bạn tổn thương nhiều hơn. Vì vậy cần học cách quan tâm đúng, đủ.

– Mục tiêu hàng đầu là ngỏ ý giúp đỡ. Chỉ riêng việc biết được có một ai đó sẵn sàng lắng nghe, đưa ra lời khuyên hoặc thể hiện sự quan tâm cũng có thể tạo nên sự khác biệt đối với một người bạn đang trải qua cơn hoạn nạn

* Đối với phụ huynh

 Đề tài này sẽ tạo nên sự gắn kết và niềm tin tưởng của CMHS với nhà trường.

– Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh để thúc đẩy sự phát triển của con em mình là điều vô cùng quan trọng và thiết thực. Mối quan hệ đó có hài hòa, có niềm tin và những giá trị cần có thì việc giáo dục con em mới toàn diện nhất.

– Công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa GVCN với CMHS là điều rất quan trọng. Do vậy nó đòi hỏi GVCN phải hết sức linh hoạt, khéo léo để từ đó có được sự đồng thuận ủng hộ từ phía CMHS cùng với nhà trường làm tốt công việc việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

3. Phạm vi nghiên cứu

– Đề tài nghiên cứu về các giải pháp của GVCN trong việc quản lý HS hỗ trợ bạn cùng lớp.

4. Đối tượng nghiên cứu 

– GVCN và HS Trường THCS

B. NỘI DUNG 

1. Cơ sở lý luận

1.1. Lý thuyết về phương pháp quản lý của GVCN

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 16,17,19,22,27 đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, giới hạn của GV và HS:

– Muốn HS phát triển toàn diện thì GVCN cần giáo dục cho HS có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Hơn thế phải luôn có năng lực hỗ trợ những người xung quanh, đặc biệt là các bạn cùng lớp.

– Để làm tốt việc giáo dục toàn diện học sinh, người giáo viên chủ nhiệm cần đặt ra những yêu cầu cụ thể cho học sinh như: yêu cầu về giáo dục đạo đức, yêu cầu về phát triển trí lực, yêu cầu về phát triển tài năng và thẩm mĩ, yêu cầu về giáo dục kĩ năng sống…

– Trong nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt đóng một vai trò then chốt mà giáo viên chủ nhiệm giống như một nhạc trưởng giỏi, một vị tướng tài ba. Họ chính là linh hồn của tập thể lớp với rất nhiều thành viên. Nhà tâm lý học Xô Viết A.X. Macarenco cho rằng “Nhà sư phạm trở thành người có uy tín trong hoạt động sư phạm của mình và trong quá trình xây dựng các mối quan hệ với học sinh…Uy tín là toàn bộ cuộc sống của người thầy giáo, là hành vi hàng ngày của họ. Uy tín trước tiên phải căn cứ vào tài nghệ của người thầy giáo và những phẩm chất tốt đẹp của họ”.

1.2. Lý thuyết về năng lực hỗ trợ bạn cùng lớp

– Một trong những kĩ năng sống quan trọng chính là học cách giúp đỡ người khác sao cho khéo léo và hiệu quả.

– HS cần hỗ trợ nhau để phát triển trên một số phương diện sau:

  1. a) Yêu cầu về phát triển trí lực

Trong các nhiệm vụ của giáo dục thì nhiệm vụ giáo dục trí tuệ là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển các năng lực trí tuệ chung của học sinh, từ đó hình thành thế giới quan khoa học, góp phần phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy, cùng với việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì người giáo viên chủ nhiệm cần thiết phải đi đầu trong việc hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung cho học sinh.

Đối với GVCN cấp THCS, việc phát triển trí lực ở học sinh được thể hiện trong việc GVCN biết kích thích các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy ở học sinh.

  1. b) Yêu cầu về phát triển tài năng và thẩm mỹ

Để phát triển tài năng và thẩm mỹ ở học sinh cấp THCS thì GVCN phải là người trực tiếp tổ chức hoặc dẫn dắt các em tham gia các hoạt động TDTT, VHVN… Thông qua những hoạt động này học sinh được mở mang tri thức và kỹ năng ở nhiều lĩnh vực. Nhiều học sinh đã trưởng thành từ các phong trào mang tính tập thể. Đồng thời đó cũng là cơ hội để các em khám phá và hiểu chính mình. 

  1. c) Yêu cầu về giáo dục kĩ năng sống

Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân, xây dựng cuộc sống, học tập, tạo mối quan hệ tốt với tự nhiên và xã hội… 

Một trong những kĩ năng sống quan trọng chính là học cách giúp đỡ người khác sao cho khéo léo và hiệu quả.

Đối với học sinh cấp THCS, nếu đơn thuần GVCN chỉ biết hướng các em đến các hoạt động học tập sách vở để có một chỉ số IQ cao thì chưa đủ mà cần hướng các em đến các chỉ số EQ và chỉ số AQ. Để có được chỉ số EQ và AQ thì bản thân người GVCN phải liên tục bồi đắp, giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống: học để biết, học để làm việc, học để làm người và học để cùng chung sống. Từ đó, các em biết cách đối diện với khó khăn, vượt lên nghịch cảnh, tìm được lối ra, xoay chuyển cục diện và hướng tới tương lai.

2. Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng về việc HS giúp đỡ bạn cùng lớp trong trường học hiện nay

Trước khi nghiên cứu biện pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 186 học sinh dựa vào những phân tích đặc điểm lớp chủ nhiệm như sau:

– Bản thân GVCN là giáo viên dạy môn Ngữ văn, Tiếng Anh nên số giờ đứng lớp (4 -5 tiết/ tuần) sẽ có nhiều thuận lợi; hơn nữa là giáo viên từng có thâm niên công tác nhiều năm, chủ nhiệm nhiều năm cũng là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục HS.

– Dựa trên đặc điểm về tính cách, năng lực, hoàn cảnh của học sinh các lớp đã từng chủ nhiệm.

– Dựa vào việc khảo sát và nghiên cứu tâm lý HS.

Sau khi khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: 

Phiếu khảo sát sự giúp đỡ của 186 học sinh với các bạn cùng lớp trước khi áp dụng biện pháp 

TT Câu hỏi Câu lựa chọn và % trả lời
1 Việc rèn luyện thói quen giúp đỡ người khác cho bản thân có cần thiết không? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
40  22% 102  55% 44  23%
2 Em có hay giúp đỡ người khác không? Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa bao giờ
35  19% 120  65% 31  16%
3 Em có thích tham gia những hoạt động từ thiện không? Rất thích Thích Không thích
50  27% 82  44% 54  29%
4 Em có hay giúp đỡ các bạn trong lớp không? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng
35  19% 98  53% 53  28%
5 Em có tham gia kêu gọi các bạn khác giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh đặc biệt trong lớp không? Hay tham gia Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
20  11% 56  30% 110  59%

Qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ các em đánh giá việc rèn luyện thói quen giúp đỡ người khác là rất cần thiết chỉ có 22%, có 55% các em học sinh đánh giá cần thiết và vẫn có 23% các em đánh giá không cần thiết. Bên cạnh đó, có 19% số học sinh rất thường xuyên giúp đỡ người khác, có 65% số học sinh thường xuyên và đáng buồn là 16% số học sinh chưa bao giờ biết giúp đỡ người khác. Khi được hỏi có thích tham gia hoạt động từ thiện, có 27% số học sinh rất thích, 44% học sinh thích và 29% số em không thích tham gia hoạt động này. Chỉ có 19% số học sinh rất thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp, 53% số học sinh thường xuyên và 28% số em thỉnh thoảng mới làm điều này. Việc tham gia kêu gọi giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn chỉ có 11% số em hay thực hiện, 30% số em thỉnh thoảng thực hiện và có đến 59% số học sinh chưa bao giờ tham gia kêu gọi. 

Bên cạnh khảo sát học sinh, chúng tôi còn tiến hành khảo sát công tác quản lý của 36 GVCN hiện nay trong việc giáo dục HS hỗ trợ bạn cùng lớp và cho ra kết quả như sau:

Bảng khảo sát công tác quản lý của 36 GVCN trong việc giáo dục HS hỗ trợ bạn cùng lớp trước khi áp dụng biện pháp

Câu hỏi khảo sát Kết quả
Tỷ lệ Không Tỷ lệ Không để ý Tỷ lệ
Câu 1: Khi mới nhận lớp CN, anh/ chị có thói quen hỏi thăm về hoàn cảnh của HS hay không? 10 28% 15 42% 11 30%
Câu 2: Và nếu biết về hoàn cảnh của HS, anh/ chị có ý định hỗ trợ hay không? 15 42% 12 33% 9 25%
Câu 3: Nếu biết hoàn cảnh của HS, anh/ chị có đặt ra những giải pháp cụ thể để hỗ trợ hay không? 18 50% 9 25% 9 25%
Câu 4: Anh/ chị có thường xuyên nhắc các HS hỗ trợ bạn cùng lớp hay không? 11 30% 15 42% 10 28%

Với khảo sát trên về GV, chúng tôi rút ra một số nhận xét:

– Đây là thách thức và cũng là cơ hội để GVCN thay đổi bản thân, thay đổi tư duy và cách làm trong việc giáo dục đạo đức cho HS, đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện trong GD&ĐT.

– GVCN có cơ hội để hiểu rõ hơn về HS của mình, thay đổi cách nhìn nhận đánh giá HS.

– Đáp ứng sự mong đợi của PHHS, đồng thời phát huy hết vai trò, tác dụng của mối quan hệ nhà trường và gia đình.

– Phá vỡ định kiến về cuộc họp PPHS là cuộc họp chỉ đến để điểm danh và thu tiền.

– Quan trọng hơn tất cả là GVCN đã nhìn thấy sự tiến bộ của HS, sự tin tưởng của PHHS vào môi trường GD nơi con họ đang tham gia.

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng tập thể lớp đoàn kết gắn bó và chia sẻ

Giải pháp này được chúng tôi thực hiện trên cơ sở Điều 16. Lớp học

“1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổ trưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.

  1. Hoạt động của lớp học bảo đảm tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinh trên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh.
  3. Số học sinh trong mỗi lớp học của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.”

Ngay khi nhận lớp, chúng tôi đã tiến hành làm các việc sau:

  1. a) Xây dựng nội quy lớp

 Ngoài việc phổ biến cho học sinh biết nội quy nhà trường bắt buộc học sinh phải thực hiện, bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng nội quy riêng cho lớp để các em thực hiện (minh chứng 1 phần phụ lục). Đồng thời chúng tôi cũng đưa những quy định đó ra để trao đổi với cha mẹ HS trong buổi họp CMHS đầu năm.

  1. b) Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo dụng ý tránh cục bộ

Tôi dành sự ưu tiên cho những học sinh có sức khỏe yếu, có bệnh khuyết tật về mắt, khuyết tật về tai. Khi sắp xếp chỗ ngồi chúng tôi chia đều những học sinh có lực học khá, giỏi ngồi xen lẫn với những học sinh có lực học trung bình. Sau khi xếp xong chỗ ngồi cho học sinh, tôi lập sơ đồ lớp và dán vào trang đầu cuốn sổ đầu bài để giáo viên bộ môn tiện theo dõi. Và cứ 4 đến 5 tuần đổi vị trí các bàn để các em cân bằng thị lực cũng tránh được tình trạng CMHS xin xếp chỗ cho con mình theo quan điểm của mỗi người.

  1. c) Bầu ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể 

Trước khi bầu ban cán sự lớp chúng tôi chủ động xem xét kĩ học lực và hạnh kiểm của một số học sinh với mục đích bầu được một ban cán sự lớp không chỉ có năng lực mà còn nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, có thể thay thế GVCN điều hành, quản lý lớp khi cần. Trong quá trình giao nhiệm vụ, nếu thấy trong ban cán sự lớp những học sinh nào làm không tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ chúng tôi nhanh chóng thay bằng học sinh khác để tiếp tục quản lý lớp đồng thời thường xuyên chỉ bảo, khuyến khích các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

+ Lớp trưởng: Phụ trách chung (tổ chức, theo dõi mọi hoạt động của lớp).

+ Lớp phó học tập: Phụ trách chung việc học tập của lớp (đôn đốc các tổ trưởng

kiểm tra bài vở của các tổ viên, tổ chức các hoạt động học tập của nhóm)

+ Lớp phó văn thể, đời sống: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, tham gia các cuộc thi văn nghệ do nhà trường, quan tâm đến đời sống các bạn HS trong lớp.

+ Lớp phó cơ sở vật chất:  Phân công việc trực nhật lớp, trực ban, lao động công ích, tổ chức việc giữ gìn bảo vệ tốt cơ sở vật chất của lớp, trường.

+ 3 cán sự bộ môn và 1 cán sự phụ trách về các hoạt động khác.

  •  1 Cán sự phụ trách các môn khoa học tự nhiên.
  •  1 Cán sự phụ trách các môn khoa học xã hội.
  •  1 Cán sự phụ trách môn ngoại ngữ.
  • 1 Cán sự phụ trách các hoạt động khác,đặc biệt chú ý đến đời sống, hoàn cảnh các bạn trong lớp để hỗ trợ khi cần.

+ 1 thư kí lớp: Giữ sổ đầu bài, ghi biên bản các tiết sinh hoạt, các buổi sơ kết thi đua, ghi chép và báo cáo với giám thị tình hình chung diễn ra trong các buổi học.

+ 4 tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động học tập và rèn luyện của các thành viên trong tổ. 

3.2. Biện pháp 2: Phát huy vai trò tự quản, tự tìm hiểu hoàn cảnh các bạn của học sinh.

GVCN chính là người dẫn đường định hướng cho các em thực hiện tốt các nhiệm vụ. Vì vậy, giao trách nhiệm tự quản cho học cũng đồng nghĩa với việc các em nhận được một trọng trách từ phía GVCN và cần phải gắng sức thực hiện, các em sẽ cảm thấy tự hào, thấy mình có trách nhiệm hơn với bản thân, với tập thể, với giáo viên chủ nhiệm. 

      Những hoạt động tự quản tại lớp mà tôi giao cho học sinh như:

+ Tự quản 15 phút đầu giờ học: Các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các tổ viên. Kết quả ghi vào sổ theo dõi hàng ngày của tổ trưởng. 

+ Tự quản các giờ học trên lớp: Giữ trật tự và hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài…

+ Tự quản trong các giờ luyện tập, ôn tập: Lớp phó học tập chủ động giao nhiệm vụ cho các cán sự bộ môn tham gia chữa những bài tập khó để các thành viên trong lớp tham khảo.

+ Tự quản trong các hoạt động ngoại khoá của lớp, trường.

Qua hoạt động tự quản, HS sẽ tìm cách hỗ trợ các bạn cùng lớp theo bộ môn, theo nhu cầu.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

10;11;12
Chủ nhiệm
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)