SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn
- Mã tài liệu: BM4195 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 791 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo quy trình các bước.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau
2.3.3. Hướng dẫn học sinh xây dựng một bài toán
2.3.4. Hướng dẫn học sinh nhận xét và rút kinh nghiệm sau khi giải mỗi bài toán
2.3.5. Gợi mở phát huy tính sáng tạo của học sinh
2.3.6. Rèn luyện kỹ năng tính toán
2.3.7. Tạo hứng thú cho học sinh qua các trò chơi: Vui học – học vui
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Tiểu học được coi là bậc học nền tảng, bậc học cơ sở, góp phần rất quan trọng trong việc tạo cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập nên giáo dục được coi là “ quốc sách hàng đầu”. Trong đó, chất lượng giáo dục là vấn đề then chốt góp phần rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy và học.
Ở nhà trường Tiểu học, môn Toán giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống và làm nền tảng cho việc học các môn khác ở bậc Tiểu học cũng như học tiếp môn Toán ở bậc Trung học cơ sở.
Trong chương trình Toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng, giải toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Giải toán giúp học sinh tìm tòi và củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đồng thời giúp giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm trong kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Giải toán có lời văn giúp học sinh rèn luyện được những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như: ý thức vượt khó, tính cẩn thận, độc lập, sáng tạo, phát triển tư duy, làm việc có kế hoạch và tác phong khoa học.
Thực tiễn dạy học môn Toán ở lớp 4 hiện nay cho thấy, khả năng giải toán có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em còn nhầm lẫn giữa các dạng toán giống nhau nên thường dập khuôn theo mẫu hoặc theo công thức tính. Nhiều em khả năng hiểu và phân tích đề còn hạn chế, nhất là không nhận ra được mối liên hệ giữa các số liệu, các dữ kiện cụ thể của bài toán dẫn đến hiểu sai nội dung bài toán và lựa chọn cách giải không đúng.
Qua thực tế dạy học toán ở lớp 4, trường Tiểu học Tân Sơn, tôi thấy việc dạy học giải toán có lời văn như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi người giáo viên Tiểu học.
Xuất phát từ những lý do về mặt lý luận cũng như thực tiễn đã nêu ở trên, tôi mạnh dạn đề xuất: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn” để đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học.
- 2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 4 nói riêng và ở Tiểu học nói chung.
- 3. Đối tượng nghiên cứu
“Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn.”
- 4. Phương pháp nghiên cứu
– Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích – tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
– Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp thống kê toán học, . .
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn mới của phát triển tư duy- giai đoạn tư duy cụ thể. Học sinh tiểu học cũng bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích, tổng hợp, trìu tượng hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của suy luận. Nhưng kỹ năng phân tích, tổng hợp không đồng đều hoặc không đầy đủ đẫn đến không khỏi sai sót trong quá trình làm toán, nhất là giải các bài toán có lời văn đòi hỏi khả năng phân tích tổng hợp cao hơn. Khi giải toán thường ảnh hưởng bởi một số từ “ thêm, bớt, nhiều gấp …” tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính tương ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm. Học sinh tiểu học thường phỏng đoán theo cảm nhận, nên trong toán học, học sinh khó nhận thức về quan hệ kéo theo trong suy diễn, không tìm ra mối quan hệ giữa các giả thiết của bài toán, nên hướng giải sai. (Trích trong trang 1 phương pháp dạy toán có lời văn ở Tiểu học của giáo sư tiến sĩ Vũ Quốc Chung.)
- 2. Thực trạng giải toán có lời văn ở trường Tiểu học Tân Sơn
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu quá trình học toán của học sinh lớp 4 ở trường tôi, tôi nhận thấy hầu hết học sinh ngại học giải toán có lời văn cũng như chưa xác định được động cơ để học tập môn Toán. Trong quá trình làm bài của các em, tôi thấy khả năng đọc, nghiên cứu và xác định yêu cầu bài toán còn thấp, khả năng phân tích bài toán để tìm cách giải cũng như khả năng giải bài toán và kiểm tra các kết quả còn yếu. Hơn nữa các em còn rất lúng túng với những bài toán có cấu trúc giống nhau về nội dung nhưng khác nhau về yêu cầu.
Mặt khác, mức độ hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh còn thấp. Trong giờ học nhiều em chưa tập trung chú ý nghe giảng bài, chưa tích cực tham gia xây dựng bài khiến cho giờ học trở nên trầm và hiệu quả chưa cao. Do vậy kết quả xếp loại học tập của học sinh cũng còn thấp.
Tôi đã tiến hành khảo sát 36 học sinh lớp 4B mà tôi trực tiếp giảng dạy trên một số mặt kiến thức và kĩ năng cũng như tinh thần học tập thông qua quan sát, vấn đáp và làm bài kiểm tra. Kết quả thu được cụ thể như sau:
Kết quả xếp loại học tập của học sinh đầu năm:
Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |||
SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % |
11 | 30,8 | 18 | 50,4 | 7 | 18,8 |
- 2.1. Kết quả của thực trạng trên
Qua khảo sát chất lượng và những quan sát, điều tra thực tế, tôi nhận thấy thực trạng giải toán có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Hầu hết các em ngại giải toán có lời văn vì nhiều lí do khác nhau. Các em chưa có thói quen đọc kĩ và phân tích đề toán, chưa có kĩ năng thiết lập các dữ kiện để tìm cách giải bài toán cũng như chưa thuần thục trong việc trình bày bài giải và kiểm tra lại các kết quả. Từ đó dẫn đến kĩ năng làm toán có lời văn của học sinh còn yếu.
Mặt khác, động cơ học toán của các em chưa rõ ràng, lại chưa có hứng thú học toán nên các em chưa chăm chỉ, chưa tích cực học tập môn này, đặc biệt là phần giải toán có lời văn. Do vậy, kết quả học tập của các em còn thấp.
Thực tiễn dạy học cho thấy kết quả, hiệu quả dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 chưa cao và còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
- Về phía giáo viên
– Trình độ, năng lực giải toán có lời văn nhất là các bài toán nâng cao của một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên chưa xây dựng được các bước dạy giải toán có lời văn một cách khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh. Hơn nữa, kĩ năng giải toán có lời văn bằng nhiều phương pháp khác nhau và kĩ năng xây dựng một đề toán mới của một số giáo viên còn chưa cao.
– Một số giáo viên chưa có điều kiện và thời gian để nghiên cứu chuyên sâu bài dạy nên bài dạy chủ yếu được lập kế hoạch dựa vào sách giáo viên, sách thiết kế…v.v. Vì vậy, các bài toán có lời văn hầu như chưa được giáo viên nghiên cứu kĩ lưỡng và chưa được khai thác ở nhiều khía cạnh cũng như chưa hướng dẫn cho học sinh giải bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, có đồng chí giáo viên còn chưa thật sự “yêu nghề, mến trẻ” nên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
b.Về phía học sinh
– Nhiều phụ huynh đi làm xa,chưa thực sự quan tâm đến việc học của các con, cho rằng mới cấp “Tiểu học”, phong trào học tập chưa phát triển mạnh. Nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập môn Toán, nhất là phần giải toán có lời văn. Hơn nữa, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của con em mình chưa đúng mức và chưa đồng đều. Vì vậy, khả năng giải toán có lời văn của các em còn hạn chế. Các em diễn đạt bài giải thường mắc lỗi ngữ pháp, chưa rõ ý, lủng củng. Có em chưa hiểu đề dẫn đến làm lạc đề. Do vậy, kết quả học tập môn Toán của các em chưa cao.
Từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu và học hỏi đồng nghiệp để tìm ra một số biện pháp tối ưu nhất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 4.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]