SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số
- Mã tài liệu: BM4181 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 406 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp 1. Kiểm tra phân loại học sinh
2. Biện pháp 2: Kiểm tra bảng nhân, bảng chia
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn cách chia cho số có nhiều chữ số
3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số theo các bước
3.2. Chia cho số có 3 chữ số
3.3. Chia cho số có hai, ba chữ số bằng cách làm tròn
Biện pháp 4: Ước lượng thương bằng cách thử
Biện pháp 5. Hướng dẫn học sinh thực hành- luyện tập
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Trong các môn học ở tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Một học sinh có sở trường, có năng khiếu môn học này, hay môn học khác không phải ngẫu nhiên mà có. Chắc chắn các em phải trải qua cả một quá trình rèn luyện, học tập. Nền móng học tập môn toán của một học sinh phải được rèn giũa, phát triển từ những lớp dưới. Vì vậy, tạo cho trẻ thói quen suy luận hợp lý, thành thạo những phép tính (+; –; x; 🙂 là giúp cho trẻ có một nền móng vững chắc để phát triển sau này.
Trong chương trình toán ở tiểu học, phép tính chia bắt đầu học từ lớp 2 (bảng chia), nâng cao dần ở các lớp 3, 4, 5. Vấn đề học sinh còn vướng mắc, khó khăn nhất là việc thực hiện phép chia “Chia cho số có 2, 3 chữ số” (hay là chia cho số có nhiều chữ số). Đây là một trong những phép tính khó nhất trong chương trình toán tiểu học. Vì khi học sinh thực hiện phép chia không được sẽ kéo theo nhiều vấn đề học sinh giải quyết không được như giải các bài toán liên quan.
Để giải quyết được vấn đề trên thì giáo viên phải có biện pháp giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia, dần dần rèn luyện và hình thành kĩ năng chia một cách thành thạo. Trong việc hình thành kĩ năng chia, việc ước lượng thương là vô cùng quan trọng. Nếu nắm được cách ước lượng thương và có một số kĩ năng ước lượng thương thì việc thực hiện phép chia đối với học sinh không còn là một vấn đề nan giải nữa. Nhờ thế mà các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép chia mà không còn tốn nhiều thời gian, học sinh sẽ hứng thú hơn, say mê hơn trong học toán.
Mặt khác, việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh kĩ năng ước lượng thương trong phép chia là một việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình dạy học toán mà nhiều giáo viên đang quan tâm, trăn trở. Vậy làm thế nào để hướng dẫn các em hiểu và biết cách thực hiện phép chia một cách nhanh nhất, thành thạo nhất. Đó chính là điều mà tôi thường trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số”.
Qua đề tài này, tôi muốn vừa giảng dạy vừa lường trước mọi sai sót của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai sót và có biện pháp giúp học sinh nhận ra sai sót của mình, của bạn. Từ đó các em tự điều chỉnh lại cho đúng và nâng cao kĩ năng tính toán của bản thân. Các em sẽ không còn sợ phép tính chia nữa và yêu thích môn toán hơn, học toán tốt hơn.
Trong điều kiện và năng lực có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4A cách ước lượng thương trong phép chia cho số có hai, ba chữ số ở trường TH Nguyễn Thị Minh Khai góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các môn học.
Tôi bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm học ……..đến nay.
- Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung phép chia. Trang bị cho các em những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia. Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết làm các bước tính, ứng dụng thiết thực được trong đời sống. Từ đó giúp học sinh lớp 4A rèn kĩ năng chia cho số có hai, ba chữ số.
Giáo dục học sinh ý thức, thái độ học tập đúng đắn.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là một môn học khó khăn và mang nặng tính tư duy, trừu tượng. Việc dạy môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến thức về Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu cần được thể hiện một cách phong phú. Nhờ vào việc học Toán mà học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, tính tích cực, rèn luyện và hình thành những phẩm chất cần thiết của người học. Học tốt môn toán học sinh sẽ có nền tảng vững chắc để học các môn khác và học lên các bậc học trên. Ngoài ra, học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các pháp dạy học toán, chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học toán, những kiến thức có trong bài học, tham khảo một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình toán ở tiểu học. Thông tư 22 ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về Ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học, bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua
- Thực trạng
Ở những năm học lớp 2, lớp 3, học sinh đã được học và hình thành bảng nhân, chia từ 2 đến 9. Học sinh đã được học và vận dụng thực hành phép chia cho số có một chữ số, nắm được các bước tính. Giáo viên cũng rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn các em thực hiện phép chia. Đến đầu năm lớp 4, các em cũng được ôn lại phép chia cho số có một chữ số. Nhưng thực tế cho thấy, học sinh thực hiện phép chia rất khó khăn. Nhiều em không thực hiện được phép chia hoặc chia được nhưng rất chậm chiếm rất nhiều thời gian mới chia được.
Kết quả kiểm tra khảo sát của những lớp làm theo cách cũ cụ thể như sau:
Năm học | Lớp | Thời điểm | Tổng số HS | HS chưa thực hiện được phép chia | HS thực hiện chậm phép chia | HS thực hiện được phép chia | |||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||||
…….. | 4B | Cuối kì 1 | 27 | 8 | 29.6% | 10 | 37.0% | 9 | 33.4% |
4B | Cuối kì 2 | 27 | 4 | 14.9% | 10 | 37.0% | 13 | 48.1% | |
…….. | 4C | Cuối kì 1 | 26 | 8 | 30.8% | 10 | 38.5% | 8 | 30.8% |
4C | Cuối kì 2 | 26 | 4 | 15.4% | 10 | 38.5% | 12 | 46.1% |
Điểm mấu chốt của vấn đề học sinh thực hiện chia cho số có nhiều chữ còn
lúng túng là các em chưa nắm được cách ước lượng thương, chưa có kĩ năng
ước lượng thương. Bên cạnh đó, các em cũng chưa biết được cách làm tròn số
thông qua một số thủ thuật thường dùng chẳng hạn như che bớt chữ số.
Đối với giáo viên, việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương
đôi khi không được chú ý một cách tỉ mỉ, chưa mạnh dạn đưa một số kinh
nghiệm của mình vào dạy học Toán, chưa thực sự chú ý linh hoạt sáng tạo trong
sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học.
Quả vậy, để học sinh thực hiện phép tính này một cách dễ dàng và có những
bài giải toán nhanh thì việc hướng dẫn cho học sinh cách “ước lượng thương” và
rèn cho học sinh kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia và đặc biệt là phép chia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Để làm được điều này thì giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, tìm tòi phương pháp thích hợp trong dạy toán và cần nhiều thời gian, kết hợp với sự kiên trì, tính cần mẫn dịu dàng hướng dẫn, biết khích lệ đúng lúc và khơi dậy lòng say mê chăm chỉ miệt mài của học sinh trong học toán ở lớp cũng như luyện tập toán ở nhà, chứ không dễ dàng gì đạt được kết quả mong muốn trong một sớm một chiều. Bởi vậy, cho nên khi tiến hành công việc, bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình về vấn đề này, tôi đã từng bước cố gắng khắc phục.
Vậy những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:
-Về phía học sinh:
+ Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc được bảng nhân, bảng chia, chưa nắm được các thành phần của phép chia; không hiểu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhiều em khi thực hiện phép chia mà số dư lớn hơn số
chia cũng không biết.
+ Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
+ Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn.
+ Học sinh chưa chăm học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em không thực hiện được phép chia là những em không chú ý chuyên tâm vào việc học, không xác định được mục đích của việc học.
+ Khả năng tư duy của các em còn hạn chế: Một số học sinh thuộc bảng nhân nhưng các em thuộc kiểu học vẹt, các em không hiểu gì cả, không hiểu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia dẫn đến không ước lượng được thương, thực hiện phép chia khó khăn.
-Về phía giáo viên:
+ Trong quá trình dạy học, việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương trong phép chia đôi khi không được chú ý một cách tỉ mỉ, chưa linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp.
+ Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng sáng kiến của mình vào dạy toán. Sử dụng
sách giáo viên một cách cứng nhắc (sách giáo viên chỉ có 1bàihướng dẫn cách ước lượng thương) nên việc hướng dẫn học sinh ước lượng thương mang tính qua loa, chưa tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy chia cho số có nhiều chữ số.
+ Giáo viên chưa tìm các giải pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh
(chưa cá thể hóa)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]