SKKN Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1

Giá:
50.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: 1
Bộ sách:
Lượt xem: 1028
Lượt tải: 12
Số trang: 16
Tác giả: Trần Thị Mai
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Nhuận
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 16
Tác giả: Trần Thị Mai
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Nhuận
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Tiếp cận, tìm hiểu học sinh
2. Tổ chức xây dựng nề nếp cho học sinh
3. Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải thật tỉ mỉ
4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp
5. Kết hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh
6. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”

Mô tả sản phẩm

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đảng và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em: coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước.
Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Muốn các em trở thành những con ngoan, trò giỏi thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong nhà trường. Vấn đề này từ trước đến nay đã được rất nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của các em về mọi mặt. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm. Đó là vấn đề không đơn giản.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nên còn nhiều bỡ ngỡ vì thế đa số giáo viên đều rất ngại khi phải nhận chủ nhiệm lớp 1. Thế nhưng với tôi thì khác, tôi lại rất thích làm công tác chủ nhiệm ở lớp 1, được nhìn thấy sự hồn nhiên của các em tôi tự thấy mình luôn tươi trẻ, và nhất là tôi luôn thấy hạnh phúc khi có thể hướng dẫn, giáo dục các em từ học sinh chưa ngoan trở nên ngoan hơn, từ những bé chỉ biết quấn quýt bên mẹ trong những ngày đầu đến lớp thế mà sau khi kết thúc niên học các em lại quyến luyến không muốn xa tôi, người giáo viên đã chủ nhiệm các em trong suốt năm học lớp 1. Chính những điều đó đã cho tôi thêm nguồn động lực và niềm tin yêu với nghề. Là giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 1, tôi đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm về giáo dục các em, và tôi muốn chia sẻ với các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để có thể cùng nhau giáo dục các em trở thành “mầm xanh”, tương lai tươi đẹp của Tổ quốc. Chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
3. Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi có thể phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót góp phần hoàn thiện hơn trong công tác của mình.
4. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ niềm đam mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.

B. NỘI DUNG
I. Thực trạng
– Đa số học sinh lớp tôi quản lí là con em lao động, phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em.
– Mỗi em có hoàn cảnh gia đình khác nhau, có những em được quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhưng bên cạnh đó có những em gia đình khó khăn như cha mẹ làm ăn xa chỉ được ông bà nuôi dưỡng…
– Có một vài học sinh chưa quen với nội quy của nhà trường nên lúc đầu các em còn đi học trễ, khi đến lớp thì không vào mà đứng bên ngoài.
– Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từ lứa tuổi đầu đời nên có một số em còn nói ngọng, nói đớt, phát âm chưa rõ…
– Học sinh vào lớp khóc, không chịu học, phải có người lớn theo giữ trên lớp.
– Bên cạnh đó còn có một số em chưa thuộc hết bảng chữ cái tiếng Việt vì các em còn nhỏ, mải chơi, nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được việc học tập của mình.
– Vẫn còn nhiều học sinh chưa quen với môi trường học tập mới, chưa quen với ngồi học, viết bài và nhất là nghe giảng bài…
– Ngoài ra, một số em đi học mà quên mang sách vở hoặc không có đầy đủ sách vở…
– Nhìn chung, lớp học chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản. Các em chưa nhận thức được việc bảo vệ môi trường nên còn xả rác, vứt rác bừa bãi.

II. Biện pháp thực hiện
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất khó khăn. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Và tôi đã có những biện pháp sau:
1. Tiếp cận, tìm hiểu học sinh.
– Các em lớp 1 còn rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới bước chân vào trường Tiểu học. Chính vì thế mà ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai vừa là cô giáo, vừa là mẹ, vừa là chị, là bạn để dìu dắt, nâng đỡ các em thích nghi với môi trường học tập mới.
Ví dụ: Khi mới nhận lớp có vài học sinh còn khóc, đi học phải có mẹ bên cạnh thì các em mới chịu học. Tôi đã động viên các em không nên khóc, ở lại học với cô để mẹ về làm việc nhà, tôi thường xuyên nói chuyện với các em để các em cố gắng học tốt, khi các em hiểu ra, các em hứa sẽ cố gắng học tập. Bây giờ các em học rất chăm, mẹ các em không còn giữ các em trên lớp nữa.
– Tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em cũng như đặc điểm tâm lí của các em để có biện pháp giáo dục thật phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Có một số học sinh cha mẹ đi làm xa nhà, không nhận được sự chăm sóc từ cha mẹ, phải sống với ông bà nên khi đi học chưa có sách vở đầy đủ, tôi đã vận động hội phụ huynh và các mạnh thường quân nhằm giúp cho các em có đủ đồ dùng học tập.
– Tôi luôn tạo sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong vui chơi, giao tiếp để phát hiện khả năng nhận thức tư duy ở mỗi em trong lớp học.
Ví dụ: Hằng ngày, tôi đến lớp sớm hơn giờ học 30 phút để trò chuyện với các em, để các em cảm nhận được sự quan tâm từ tôi, đồng thời tôi có thể hiểu được tâm lí của các em.
– Theo dõi tình hình học tập của các em là điều rất quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua đó tôi có thể phát hiện những học sinh nào chăm học, những học sinh nào học chưa tốt để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Với những em học sinh học chưa tốt, tôi thường động viên các em bằng những lời nói nhẹ nhàng và khen ngợi khi các em có sự tiến bộ trong học tập.
Ví dụ: Khi mới bắt đầu trẻ chỉ biết chữ a, b nhưng sau thời gian cố gắng trẻ đã biết thêm chữ c, d… Khi trẻ có sự tiến bộ dù rất nhỏ, tôi vẫn khen ngợi các em để các em phấn đấu học ngày càng tiến bộ hơn hay là cả lớp vỗ tay khen bạn vì bạn đã có sự cố gắng.
– Đa số các em học sinh nói chung và học sinh lớp 1 đều thích chơi hơn thích học, do đó tôi thường lồng ghép các kiến thức cần thiết để các em có thể thông qua các hoạt động trò chơi như đố vui, vui để học, thử tài trí nhớ … mà ghi nhớ được những kiến thức, như thế vừa tạo không khí vui tươi mà các em lại dễ nhớ nhất là những kiến thức căn bản khó nhớ.
Ví dụ: Đối với môn Tiếng Việt, để các em dễ nhớ các chữ cái tôi cho các em chơi trò đố vui, hay giải các câu đố chẳng hạn như:
Nét tròn em đọc chữ “O”
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì? (chữ C)

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)