SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy – Học quy trình vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở tiểu học
- Mã tài liệu: BM4060 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 4, 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 936 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | NaN-NaN |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | NaN-NaN |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy – Học quy trình vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở tiểu học” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.1. Biện pháp thứ nhất: Để nâng cao chất lượng dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc là sự chuẩn bị đồ dùng của giáo viên, học sinh đầy đủ, phù hợp với mỗi chủ đề
4.2. Biện pháp thứ hai: Giáo viên bộ môn cần nắm vững mục tiêu cần đạt và cách thức tổ chức các hoạt động dạy- học của quy trình Vẽ theo âm nhạc ở mỗi chủ đê dạy.
4.3. Biện pháp thứ 3: Giáo viên bộ môn Mĩ thuật cần nghiên cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên suốt chủ đề để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo âm nhạc, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương.
4.4. Biện pháp thứ tư: Giáo viên bộ môn cần nắm chắc việc đổi mới cách đánh giá HS
Mô tả sản phẩm
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp học sinh biết các sử dụng ngôn ngữ tạo hình(đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục,…) thông qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh.
Quy trình Vẽ theo âm nhạc (hay Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc) là một trong bảy quy trình của Chương trình dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học, theo Dự án, phương pháp mới của Vương quốc Đan Mạch hiện nay,
Trong quá trình giảng dạy Quy trình Vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới- bức tranh biểu cảm mới, có tính ứng dụng trong cuộc sống, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh, các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên việc quản lí lớp học của giáo viên có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn ào, nhốn nháo khi vẽ theo nhạc, hiệu quả giờ dạy chưa cao, cũng như sản phẩm tạo thành của học sinh không được đồng đều theo mong đợi của giáo viên.
Vậy, làm thế nào để giờ dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc đạt hiệu quả nhất, tôi đã chọn để nghiên cứu viết Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học.
Quy trình Vẽ theo âm nhạc giảng dạy trong trường Tiểu học: Đối với lớp 5 trong các tuần 6, 7, 8; đối với lớp 4 trong tuần 19, 20.
Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học” của tôi, đã chỉ ra thực trạng, những thuận lợi khó khăn tôi gặp phải trong giảng dạy, cũng như nhiệm vụ của quy trình Vẽ theo âm nhạc. Sáng kiến này nhằm giúp cho giáo viên hiểu sâu sắc hơn Quy trình Vẽ theo âm nhạc ở Tiểu học, là một quy trình tạo nên ý thức nghe nhạc – cảm thụ- chuyển tải thành nét vẽ- sáng tạo thành các sản phẩm có ý nghĩa trang trí cho cuộc sống. Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình Mĩ thuật Tiểu học, và từ đây, sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình, và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Tức là học sinh sẽ hình thành được kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật qua Quy trình Vẽ theo âm nhạc này. Học sinh sẽ vẽ theo một phương pháp từ trừu tượng chuyển thành cụ thể, đơn giản những sản phẩm, những bức tranh biểu cảm mới có ý nghĩa trang trí cao cho cuộc sống.
Trong quy trình dạy – học mĩ thuật này, Âm nhạc và Mĩ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí. Hay còn có thể gọi là Quy trình dạy – học mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên âm nhạc.
Thông qua quy trình dạy – học mĩ thuật Vẽ theo nhạc ở Tiểu học này học sinh sẽ học được cách:
– Lắng nghe và vận động, di chuyển theo giai điệu của âm nhạc.
– Chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét từ sự hứng khởi.
– Phát triển trí tưởng tượng trong quá trình tạo ra sản phẩm.
– Sáng tạo những sản phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc được tạo ra theo giai điệu của âm nhạc.
– Biết chọn lọc và sử dụng hình ảnh từ bức tranh lớn để trang trí, giao tiếp…
Đặc biệt hơn cả là sáng kiến đã chỉ rõ ra “4 biện pháp” cụ thể để nâng cao chất lượng dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học, đó là:
+ Biện pháp thứ nhất: Để nâng cao chất lượng dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc là sự chuẩn bị đồ dùng của giáo viên, học sinh đầy đủ, phù hợp với mỗi chủ đề:
+ Biện pháp thứ hai: Giáo viên bộ môn cần nắm vững mục tiêu cần đạt và cách thức tổ chức các hoạt động dạy- học của quy trình Vẽ theo âm nhạc ở mỗi chủ đề dạy.
+ Biện pháp thứ 3: Giáo viên bộ môn Mĩ thuật cần nghiên cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên suốt chủ đề để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo âm nhạc, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương.
+ Biện pháp thứ tư: Giáo viên bộ môn cần nắm chắc việc đổi mới cách đánh giá HS.
Sáng kiến đã khẳng định được kết quả của hai năm nghiên cứu và thực dạy thông qua sản phẩm của học sinh lớp 4, 5; Nêu được cách mở rộng cũng như kết luận và khuyến nghị cần thiết về “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học”.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC QUY TRÌNH VẼ THEO ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC”
- HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp học sinh biết các sử dụng ngôn ngữ tạo hình(đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục,…) thông qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh.
Chương trình dạy Mĩ thuật theo Dự án, phương pháp của Đan Mạch hiện nay thực hiện theo 7 quy trình sau:
Quy trình 1. Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện: vẽ kí họa dáng (người/ vật).
Quy trình 2. “Vẽ biểu cảm”: Vẽ theo mẫu (chân dung/ vật thể).
Quy trình 3. Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc (hay Quy trình Vẽ theo âm nhạc): Vẽ trang trí làm bìa sách, bưu thiếp, giấy mời, tranh biểu cảm mới, …
Quy trình 4. Xây dựng cốt truyện: Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề có cốt truyện.
Quy trình 5. Tạo hình 3D – tiếp cận theo chủ đề: (Tạo hình từ vật tìm được).
Quy trình 6. Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian: (Nghệ thuật sắp đặt/ hoạt cảnh/ biểu diễn và sắm vai)
Quy trình 7. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn: Tạo hình các con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng.
Trong quá trình giảng dạy Quy trình Vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới- bức tranh biểu cảm mới, có tính ứng dụng trong cuộc sống, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh.
Quy trình “Vẽ theo âm nhạc” ở Tiểu học, các em rất có hứng thú khi kết hợp: nghe nhạc, cảm thụ lời ca, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, truyền thành cảm hứng và từ đó thể hiện thành đường nét trên nền giấy trắng, kích thích trí tưởng tượng của các em. Các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống hoặc những bức tranh tưởng tượng từ đường nét, màu sắc. Tuy nhiên việc quản lí lớp học của giáo viên có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]