SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy học chủ đề “Vật chất” và “Năng lượng” môn Khoa học lớp 4 (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT4006 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | Lớp 4 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 345 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy học chủ đề “Vật chất” và “Năng lượng” môn Khoa học lớp 4 (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giáo viên cần có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đảm bảo tính cá thể hóa học tập của học sinh về 2 chủ đề “Chất và năng lượng”nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh.
a. Biện pháp 1: Phân hóa từng đối tượng học sinh từ đó đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp để khai thác nội dung kiến thức bài học.
b. Biện pháp 2: Sử dụng phối hợp các phương pháp hình thức dạy học một cách linh động, sáng tạo và phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.
c. Biện pháp 3: Tổ chức có hiệu quả hoạt động theo nhóm.
2. Giáo viên giúp học sinh hình thành khả năng tự học và học có sáng tạo.
a. Biện pháp 1: Rèn kĩ năng tự học cho học sinh.
b. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả các phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh học tập có sáng tạo hơn.
c. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng vở ghi chép khoa học một cách hiệu quả
3. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh về 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” theo đúng quy định của thông tư 22.
a. Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
b. Biện pháp 2: Tổ chức cho phụ huynh tham gia vào quá trình đánh giá học sinh.
c. Biện pháp 3: Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Ở lớp 4 môn Khoa học có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Vì đây là lớp học đầu tiên ở bậc tiểu học các em được làm quen với môn học với phương pháp học môn Khoa học nên trong chương trình GDPT 2018, Bộ đã đặt ra yêu cầu rèn luyện cho học sinh hiểu biết về các hiện tượng có trong tự nhiên từ đó ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Nếu các em có phương pháp học đúng đắn thì sẽ là nền tảng để học tốt môn học này ở lớp 5 và các cấp học cao hơn. Môn Khoa học ở lớp 4 nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về chủ đề: Chất và chủ đề Năng lượng có tác dụng to lớn đóng vai trò là hạt nhân của môn khoa học ở lớp 4. Những kiến thức của 2 chủ đề này rất gần gũi với học sinh vì ở lứa tuổi học sinh tiểu học, thế giới tự nhiên đối với các em chứa đựng bao điều bí ẩn. Sự tác động của nó hàng ngày qua mắt các em làm cho các em lạ lẫm, khiến các em tò mò, muốn khám phá để hiểu biết về chúng
Không chỉ là mạch kiến thức quan trọng của môn Khoa học lớp 4 mà thông qua 2 chủ đề: Chất và năng lượng sẽ cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về các hiện tượng có trong tự nhiên có ở ngay bên cạnh các em mà hàng ngày các em nhìn thấy, sờ thấy và cảm nhận thấy. Qua việc khám phá tìm hiểu, trinh phục kiến thức của 2 chủ đề này sẽ giúp các em có cách ứng xử thích hợp với thiên nhiên biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ thiên nhiên. Đồng thời giúp các hiểu biết và khát khao muốn khám phá về thế giới tự nhiên xung quanh mình để thỏa chí tò mò các em phải quan sát và làm thí nghiệm, nêu câu hỏi thắc mắc trong quá trình học tập, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, phân tích rồi so sánh những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Qua đó đã giáo dục các em ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy học môn Khoa học lớp 4 nói chung và dạy học 2 chủ đề về “Chất” và “Năng lượng” nói riêng cho thấy, giáo viên còn chưa nhận thức hết vai trò và tầm quan trọng của môn học này, chưa có sự đầu tư, quan tâm đúng mức cho môn học vì vậy chưa bỏ nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu, tìm tòi ra những phương pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môn học nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học. Vì vậy các giờ học còn mang tính áp đặt, các em ít được bộc lộ tính chủ động, sáng tạo vì vậy mà hiệu quả dạy môn Khoa học chưa cao. Việc tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học các môn học ở tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng nhằm hình thành cho học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó để nâng cao chất lượng dạy học. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở, trăn trở trong từng tiết dạy, từng bài học, từng chủ đề của môn học, từng bài thi môn Khoa học của học sinh .Vì vậy tôi cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn xin trình bày Sáng kiến: Biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy học 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” môn Khoa học lớp 4 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) với mong muốn sẽ phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, giúp các em yêu thích môn học và học tập tiến bộ hơn, tạo cơ sở vững chắc cho các em tiếp tục học tốt môn học này ở những lớp học, bậc học cao hơn.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả khi dạy 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” môn Khoa học lớp 4 bộ sách Chân trời sáng tạo.
III. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 4- Trường Tiểu học …
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, xử lí số liệu.
V. Điểm mới của sáng kiến
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi tập chung vào việc tìm ra: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” môn Khoa học lớp 4” bộ sách Chân trời sáng tạo với nội dung cơ bản như sau:
- Có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đảm bảo tính cá thể hóa học tập của học sinh về 2 chủ đề Chất và Năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh.
- Giáo viên giúp học sinh hình thành khả năng tự học và học có sáng tạo.
- Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh về 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” theo đúng quy định của thông tư 22.
- Giáo viên cần trau dồi vốn kiến thức phong phú và đa dạng có liên quan đến môn học.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Chúng ta đang sống trong thời đại nền văn minh công nghiệp, cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi người lao động phải có năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn của đời sống và sản xuất. Học là để lao động để áp dụng vào cuộc sống. Với sản phẩm đặc biệt là con người, giáo dục là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để hoàn thành sứ mệnh to lớn của mình, giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.
Trong chương trình môn khoa học lớp 4 thì 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” là mạch kiến thức quan trọng, then chốt. Kiến thức của 2 chủ đề này vô cùng gần gũi, thiết thực với học sinh nó góp phần cung cấp cho học sinh hiểu biết những đặc điểm, tính chất, hiện tượng của nước, âm thanh, ánh sáng… trong đời sống hàng ngày. Bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát và có khả năng làm thí nghiệm một cách đơn giản từ đó học sinh hiểu vận dụng và so sánh rút ra được dấu hiệu đơn giản trong thế giới tự nhiên và rèn cho học sinh có ý thức quan tâm, ham hiểu biết tìm hiểu học tập môn Khoa học đồng thời cũng phải hình thành niềm tin khoa học cho các em để giúp các em vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Tất cả điều đó sẽ góp phần hình thành con người Việt Nam yêu lao động và luôn sáng tạo trong lao động sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở đó cho ta thấy được tầm quan trọng trong việc dạy và học 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” của môn Khoa học ở lớp 4 trong nhà trường Tiểu học.
II. Thực trạng của vấn đề.
1. Những thuận lợi cho việc dạy và học môn Khoa học.
– Trường có lợi thế học 2 buổi/ ngày, đa số phu huynh quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho việc học tập của học sinh nên chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
– Các em chăm ngoan, luôn có ý thức vươn lên trong học tập.
– Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên yêu nghề, nhiệt tình với chuyên môn.
– Trong những năm gần đây, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí, đầu tư về cơ sở Chất trang thiết bị cho việc dạy học như sách vở, đồ dùng dạy học… Vì vậy mà chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể.
2. Những khó khăn khi dạy và học môn Khoa học.
Qua thực tế giảng dạy môn Khoa học lớp 4 đã nhiều năm và trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy hầu hết giáo viên đều nhận thấy môn Khoa học là môn học quan trọng, thiết thực, cung cấp cho học sinh những kiến thức hết sức cơ bản về con người và sức khỏe, Chất và năng lượng, thực vật và động vật. Những kiến thức này rất thường gặp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Hầu hết giáo viên đều cho rằng việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Khoa học lớp 4 bộ sách Chân trời sáng tạo đặc biệt là dạy học 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” là cần thiết. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học lại tồn tại những mâu thuẫn sau:
2.1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên chưa đảm bảo tính cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh khi dạy về 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng”.
– Trước hết là do nhận thức của giáo viên về vai trò của môn khoa học chưa sâu sắc, vì vậy giáo viên còn ngại vận dụng những phương pháp hình thức tiến bộ vào dạy học nên không phát huy hết năng lực học tập của từng cá thể trong lớp dẫn đến việc dạy học mang tính hời hợt kém hiệu quả.
– Năng lực và khả năng tổ chức dạy học và vận dụng của giáo viên còn nhiều hạn chế, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học dẫn đến chưa khơi dậy được tính ham học và học có sáng tạo của học sinh.
– Học sinh chưa có nhiều điều kiện va chạm, tiếp xúc với thế giới bên ngoài vì vậy còn rụt rè thiếu mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. cho nên các em chưa có khả năng nêu được ý kiến của bản thân, chưa bày tỏ được hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên hoặc hiểu nhưng không biết diễn đạt.
2.2. Giáo viên chưa giúp học sinh hình thành khả năng tự học và học có sáng tạo.
– Giáo viên chưa có sự đầu tư nhiều về thời gian để hướng dẫn cho học sinh có khả năng tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thức dẫn đến học sinh lười tư duy, ỷ lại vào thầy cô cho nên học sinh tiếp thu kiến thức môn khoa học hời hợt không mang tính chất đồng bộ, học sinh nắm kiến thức thuộc như con vẹt nhưng không biết vận dụng.
– Giáo viên chưa có khả năng vận dụng sáng tạo hình thức dạy học vì vậy không khơi gợi được chí tò mò, không phát huy được hình thức tự học của học sinh dẫn đến học sinh còn thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Các em còn rụt rè, e ngại chưa mạnh dạn đưa ra những băn khoăn thắc mắc về các sự vật, hiện tượng dẫn đến tiết học nhàm chán, buồn tẻ. Chính vì vậy chưa khơi dậy được lòng ham hiểu biết, tìm hiểu khoa học của học sinh dẫn đến giờ học nhàm chán, hiệu quả giáo dục vì thế chưa được nâng cấp nhiều.
2.3. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh về 2 chủ đề Chất và năng lượng chưa đúng theo tinh thần, quy định của thông tư 22.
– Mặc dù giáo viên đã được tiếp thu, học tập chuyên đề về đánh giá học sinh theo Thông tư 22. Thấy được những điểm mới trong cách đánh giá học sinh. Nhưng đa số giáo viên của trường tôi đều ngại vận dụng hoặc có vận dụng nhưng mang tính chất đối phó, vận dụng một cách máy móc thiếu tính linh hoạt và sáng tạo để phù hợp với đặc điểm học sinh của trường mình. Vì thế mà giáo viên đánh giá học sinh còn chưa cụ thể, chung chung cho qua; học sinh chưa có khả năng đánh giá lẫn nhau; phụ huynh chưa được tham gia vào quá trình đánh giá đúng như tinh thần của Thông tư 22 đã quy định.
– Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi đã linh hoạt sử dụng một số biện pháp nên đã từng bước tháo gỡ được những khó khăn trên.
III. Giải pháp và cách tổ chức thực hiện:
Từ những cơ sở đã trình bày ở trên, để góp phần nâng cao chất lượng môn Khoa học nói chung và 2 chủ đề Chất và năng lượng nói riêng cho học sinh lớp 4. Sau đây tôi mạnh dạn trình bày đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy học 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” môn Khoa học lớp 4 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO).
1. Các giải pháp chính
- Có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đảm bảo tính cá thể hóa học tập của học sinh về 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh.
- Giáo viên giúp học sinh hình thành khả năng tự học và học có sáng tạo.
- Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh về 2 chủ đề “Chất” và “Năng lượng” theo đúng quy định của thông tư 22.
- Giáo viên cần trau dồi vốn kiến thức phong phú và đa dạng có liên quan đến môn học.
2. Các biện pháp thực hiện.
2.1. Giáo viên cần có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đảm bảo tính cá thể hóa học tập của học sinh về 2 chủ đề “Chất và năng lượng”nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh.
Trước hết để có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đảm bảo tính cá thể hóa học tập của học sinh thì người giáo viên phải hiểu được vai trò, tác dụng của việc dạy học“cá thể hóa” đó là dạy học phải phát huy hết năng lực sở trường của từng cá thể học sinh nhằm tạo cho học sinh luôn chủ động tích cực tìm tòi, khám phá và tự chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên để dạy học đảm bảo tính cá thể hóa người thầy cần quan tâm đến từng cá nhân không nên khuôn mẫu đưa ra một giáo án chuẩn mà tùy vào tình hình, tùy vào đối tượng học sinh của trường mình để từ đó đưa ra được những biện pháp phù hợp. Đối với học sinh trường trường tôi đang công tác, tôi đưa ra những biện pháp sau:
a. Biện pháp 1: Phân hóa từng đối tượng học sinh từ đó đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp để khai thác nội dung kiến thức bài học.
– Mục đích của việc phân hóa đối tượng học sinh đó là giúp giáo viên nắm chắc năng lực tiếp thu của từng em. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập của từng em, phỏng vấn từng cá nhân để đánh giá mức độ yêu thích môn học của các em từ đó có sự điều chỉnh về phương pháp và hình thức dạy học phù hợp ở 2 chủ đề Chất và năng lượng.
– Dựa vào năng lực, trình độ nhận thức của từng em cũng như đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong mỗi tiết dạy tôi đã đưa ra phương pháp dạy học phù hợp đó chính là sắp xếp hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với nhận thức của từng em. Chính vì vậy đã phát triển khả năng của học sinh giỏi và khích lệ được học sinh còn chậm và nhút nhát và khơi gợi được niềm đam mê học môn học này của học sinh khi đã đam mê học thì chắc chắn các em sẽ học tập tiến bộ.
– Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực khai thác, chắt lọc tìm tòi, nghiên cứu kĩ nội dung từng bài học dựa vào mục tiêu của từng tiết học để đưa ra hệ thống câu hỏi dạy học theo hướng “ Cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh” là rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta vận dụng các bước dạy học vào từng bài dạy dễ dàng và hiệu quả. Hệ thống câu hỏi sẽ được sắp xếp theo các bước
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
– Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Chính vì vậy mà tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống càng rõ thì việc đưa ra câu hỏi nêu vấn đề càng dễ dàng.
– Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phải gây được mâu thuẫn nhận thức và kích thích trí tò mò, thích khám phá, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng để nêu vấn đề.
Ví dụ: Bài 1 “Một số tính chất và vai trò của nước” (trang 6, Khoa học 4, bộ sách Chân trời sáng tạo)
Giáo viên hỏi học sinh:
+ Trong sinh hoạt hàng ngày, gia đình các con sử dụng nước vào những việc gì? (nấu cơm, uống, tắm giặt, tưới cây,…)
+ Các thấy nước có cần thiết cho cuộc sống của mỗi chúng ta không?
Vậy theo em, nước có những tính chất gì? Các em hãy ghi lại hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học.
*Bước 2: Làm bộc lộ (hình thành) biểu tượng ban đầu.
– Làm bộc lộ quan niệm ban đầu là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp dạy học “Cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh”. Bước này khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về vấn đề vừa được đưa ra trước khi được tìm hiểu về bản chất sự vật, hiện tượng. Đó là những quan niệm được hình thành trong vốn sống của học sinh, là các ý tưởng giải thích sự vật, hiện tượng theo suy nghĩ của các em. Trong bước này, tôi khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới bằng nhiều cách khác nhau như bằng cách nói, viết hay vẽ. Tôi luôn tôn trọng những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của các em, lắng nghe và tôn trọng những quan niệm của các em dù đó là quan niệm sai hoặc chưa thực sự chính xác để giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn khi bộc lộ những quan điểm của mình. Tuyệt đối không biểu lộ thái độ không đồng tình với những biểu tượng (quan niệm) chưa đúng của học sinh. Vì vậy, học sinh trong lớp tôi không còn e ngại, các em dần mạnh dạn, tự tin khi trình bày những suy nghĩ của mình, không khí lớp học thực sự sôi nổi.
– Sau đó giáo viên khéo léo gợi ý cho học sinh so sánh các điểm giống nhau và khác nhau (không nhất trí giữa các ý kiến) của biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác nhau cơ bản đó giúp học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc của bước tiếp theo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]