SKKN Biện pháp nâng cao kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu môn Lịch sử và Địa lý cho học sinh lớp 4 (CD) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT4040 Copy
Môn: | Lịch sử và địa lí |
Lớp: | Lớp 4 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 639 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Trong mỗi tiết học của phân môn Địa lí các em đều phải sử dụng bản đồ, lược đồ. Vì bản đồ, lược đồ là nguồn cung cấp kiến thức, là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức địa lí, học sinh phải biết đọc các ký hiệu trên bản đồ, lược đồ, hiểu được ý nghĩa màu sắc được biểu thị trên bản đồ, lược đồ, xác định được các yếu tố địa lí trên bản đồ. Vì vậy, khi dạy bài “Làm quen với phương tiện học tập phân môn địa lí”, tôi yêu cầu học sinh phải nêu được ba bước sử dụng bản đồ.
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp:
Biện pháp nâng cao kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu phân môn Địa lý cho học sinh lớp 4 (Cánh Diều)
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Mục tiêu của chương trình đổi mới GDPT 2018 là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Học không chỉ đơn giản đạt đến mục đích có trình độ hiểu biết cao, có kiến thức sâu rộng mà quan trọng hơn là phải thực sự trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Ở bậc học này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn Lịch sử & Địa lý là một phần quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Chương trình Lịch sử & Địa lí lớp 4 bộ sách Cánh diều giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về Lịch sử & Địa lí Việt Nam và những hướng dẫn cơ bản để học sinh làm quen cách sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu về địa hình, dân cư, khí hậu và nền kinh tế xã hội của các vùng miền trong cả nước …
Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 4, tôi nhận thấy kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu của học sinh còn nhiều khó khăn do đây là phần kiến thức khô khan, hơi khó hiểu nếu chỉ dạy theo cách truyền thống. Ngoài ra, đa số phụ huynh và học sinh đều quan niệm Địa lí là môn học không có tính quyết định nên thường không thích đầu tư cho môn học. Từ trước đến nay, học sinh chỉ được cung cấp các khái niệm Địa lí thông qua giáo viên nên giờ học Địa lí chưa thực sự thu hút các em…Giáo viên cũng chưa thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ trong cách dạy để thu hút các em. Với suy nghĩ làm sao để lựa chọn được những phương pháp nào hay, đặc trưng để nâng cao kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ bảng số liệu môn Lịch sử & Địa lí ở Tiểu học và dạy như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề tôi quan tâm và hầu hết các giáo viên Tiểu học đều quan tâm .
Bên cạnh đó, bản thân tôi thấy: Đa số học sinh dành nhiều thời gian học cho các môn Toán, Tiếng Việt,… còn phân môn Địa lí thì được xem nhẹ, chỉ cần học bài là được. Vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu phân môn Địa lý cho học sinh lớp 4 (Cánh diều)” để giúp học sinh yêu thích, hứng thú học Địa lí và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: Các kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu ở phân môn Địa Lí lớp 4
– Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học …
3. Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn cho học sinh một số kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu Địa lý. Qua đó cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về đặc điểm dân cư xã hội, điều kiện tự nhiên, về sự khai thác thiên nhiên và các hoạt động kinh tế, nếp sống, sinh hoạt của con người ở các vùng chính trên đất nước Việt Nam. Đây cũng là tiêu đề cho việc học Địa lí ở các lớp sau.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Trong mỗi tiết học của phân môn Địa lí các em đều phải sử dụng bản đồ, lược đồ. Vì bản đồ, lược đồ là nguồn cung cấp kiến thức, là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức địa lí, học sinh phải biết đọc các ký hiệu trên bản đồ, lược đồ, hiểu được ý nghĩa màu sắc được biểu thị trên bản đồ, lược đồ, xác định được các yếu tố địa lí trên bản đồ. Vì vậy, khi dạy bài “Làm quen với phương tiện học tập phân môn địa lí”, tôi yêu cầu học sinh phải nêu được ba bước sử dụng bản đồ. Hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách sử dụng bản đồ, một số đối tượng địa lí trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (các hướng, đường biên giới quốc gia, sông, thành phố…)
Ví dụ: Khi dạy bài: “Thiên nhiên vùng Tây Nguyên” (trang 81 Lịch sử & Địa lí 4 sách Cánh diều)
Khi hướng dẫn học sinh thực hiện cách chỉ vị trí, giới hạn và mô tả về Tây Nguyên trên bản đồ thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực.
Kế đến, tôi cho các nhóm thảo luận bằng phiếu bài tập sau để các nhóm trao đổi, thảo luận và làm việc với bản đồ:
- Quan sát “Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên”.
Đánh dấu X vào ô ý đúng.
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy núi Trường Sơn Nam?
🗆 Phía Bắc 🗆 Phía Đông
🗆 Phía Nam 🗆 Phía Tây
- Điền tên các cao nguyên vào bảng theo thứ tự từ thấp đến cao
Thứ tự | Tên các cao nguyên | Độ cao trung bình | Số thứ tự |
1. | Kon Tum | 500m | |
2. | Plây Ku | 800m | |
3. | Đắk Lắk | 400m | |
4. | Lâm Viên | 1500m | |
5. | Di Linh | 1000m |
Ví dụ: Khi dạy bài: “Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ” (trang 30 Lịch sử & Địa lí 4 sách Cánh diều)
Muốn cho học sinh chỉ được đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí Việt Nam và mô tả Đồng bằng Bắc Bộ , tôi yêu cầu học sinh phải dựa vào màu sắc biểu thị trên bản đồ. Ví dụ như: Đồng bằng được biểu thị bằng màu xanh lá cây. Đồi núi được biểu thị bằng màu vàng. Màu vàng càng đậm thì độ cao của địa hình nơi đó càng cao. Muốn hướng dẫn học sinh xác định vị trí của con sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình… trên “Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ” ta phải xác định từ đầu nguồn xuống cuối nguồn của một dòng sông. Muốn xác định được địa điểm của thủ đô Hà Nội, tôi yêu cầu học sinh chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh. Muốn học sinh thấy được sự khác biệt giữa đường biên giới đất liền được biểu hiện bằng những nét đứt. Muốn hướng dẫn xác định hướng gió, hướng núi chính trên bản đồ. Đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được phương hướng của bản đồ là:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]