SKKN Biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn âm nhạc lớp 3 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- Mã tài liệu: MT3003 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 234 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn âm nhạc lớp 3 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Đa dạng hóa các phương tiện dạy học âm nhạc để cao hứng thú và năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh
Biện pháp 2: Tăng cường hoạt động luyện tập đọc nhạc trên lớp để học ghi nhớ kiến thức tốt hơn
Biện pháp 3: Lồng ghép các trò chơi âm nhạc vào trong quá trình dạy học để nâng cao hứng thú và khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh
Biện pháp 4: Vận dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học để giúp học sinh hiểu và cảm nhận âm nhạc rõ hơn
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh chủ động xây dựng sơ đồ tư duy để nắm vững nội dung chính của bài học
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là giai đoạn đầu tiên của giáo dục bắt buộc. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực, trí tuệ và thể chất của các em. Theo quy định của bộ Luật giáo dục, định hướng mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học trong thời đại mới là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Do đó, tất cả các môn học trong hệ thống giáo dục tiểu học đều đóng vai trò quan trọng như nhau, góp phần giúp các em học sinh phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn tâm hồn. Nếu như môn Văn, Toán cung cấp cho các em về mặt tri thức thì môn Âm nhạc giúp nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh. Môn học Âm nhạc ở tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc, giá trị âm nhạc nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo), năng lực âm nhạc (thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc). Do đó, môn Âm nhạc nói chung và Âm nhạc lớp 3 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục.
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục không ngừng nghiên cứu những phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh. Bản thân là một giáo viên dạy Âm nhạc lớp 3, tôi cũng không ngoại lệ. Dựa trên đặc thù môn Âm nhạc lớp 3, tôi xét thấy cảm thụ âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môn học. Việc cảm thụ âm nhạc giúp kích thích sự sáng tạo, nâng cao khả năng ngôn ngữ, tăng khả năng biểu lộ cảm xúc và giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Cảm thụ âm nhạc chính là cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp trong từng lời ca tiếng hát, phân biệt sự khác biệt trong từng thuộc tính âm nhạc như cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc, nốt nhạc và nhận biết được câu, đoạn trong bài hát, nhận biết được sự giống nhau và khác nhau của nét nhạc (hay là câu hát); bước đầu đánh giá được kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác.
Chính vì thế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc lớp 3 để nâng cao chất lượng dạy và học, tôi đã nghiên cứu và đề xuất “Biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học” dựa theo bộ sách Chân trời sáng tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học môn học Âm nhạc lớp 3 trong hệ thống giáo dục.
+ Giúp các em học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc để học tập môn học Âm nhạc tốt hơn. Hình thành cho các em niềm yêu thích môn Âm nhạc từ đó các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát huy toàn diện năng lực, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc trí tuệ cho học sinh
+ Giúp thầy cô có thêm phương pháp giảng dạy môn học Âm nhạc lớp 3 đạt hiệu quả cao.
+ Nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại cho hoàn thiện hơn.
+ Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp giúp các em học sinh lớp 3 phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc nhằm cải thiện chất lượng đào tạo môn học. Các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào các bài học trong sách Âm nhạc lớp 3 của bộ sách Chân trời sáng tạo.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn âm nhạc lớp 3
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Như các thầy cô cũng đã biết, phương pháp dạy học là một trong những hình thức quan trọng nhất, bởi nếu có phương pháp giảng dạy hợp lý thì chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao. Phương pháp dạy và học có phù hợp mới có thể phát huy hết công dụng giúp học sinh có được khả năng sáng tạo cao. Chính vì vậy, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học chính là điều cực kỳ điều cần thiết trong môi trường học tập như hiện nay. Mặt khác, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm mục tiêu phát triển toàn diện cho các em học sinh cả về tri thức lẫn tâm hồn. Do đó việc nghiên cứu những phương pháp mới không chỉ dành riêng cho môn Toán, môn Văn mà đối với môn Âm nhạc cũng là điều hết sức cần thiết.
Môn Âm nhạc tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng đã được hoạch định những mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc thù, dùng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, thế giới quan của con người…. Âm nhạc đưa những con người xa lạ trên khắp thế giới đến gần với nhau hơn, chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống, đem lại cho con người tinh thần lạc quan, yêu đời, bao hàm những tâm tư tình cảm, tình yêu cha mẹ, tình quê hương đất nước, ngợi ca những anh hùng Dân tộc, nói lên những khát vọng tình yêu trong cuộc sống…. Do đó, việc đưa môn Âm nhạc vào hệ thống giáo dục học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư duy, cảm xúc cho các em. nhà lý luận phê bình âm nhạc nổi tiếng người Nga, Xo-khor đã nói: “Âm nhạc là nhà giáo dục thông minh và tinh tế”.
Cảm thụ âm nhạc chính là một phương pháp để giúp các em học sinh làm quen, tiếp cận với âm nhạc thông qua những hoạt động khác nhau. Bằng những câu chuyện, những trò chơi,… liên quan đến âm nhạc, tạo dựng sự phong phú để trẻ không nhàm chán, mục đích cuối cùng là để trẻ phát triển cùng với âm nhạc. Thông qua việc cảm thụ Âm nhạc sẽ giúp các em học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, nâng cao chất lượng học môn âm nhạc và hoàn thiện nhân cách của các em. Từ những lập luận trên, tôi đã nghiên cứu xin đề xuất một số “Biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn âm nhạc lớp 3” dựa theo bộ sách Chân trời sáng tạo để từ đó giúp cho các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn và chủ động sáng tạo hơn trong học tập cũng như bồi dưỡng cho các em tình yêu với môn học, với con người, quê hương, đất nước và giúp các em nuôi dưỡng năng khiếu vốn có của bản thân.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay các phương pháp nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy và học đều được nhà trường quan tâm chú trọng. Tuy nhiên hầu hết các thầy cô lựa chọn nghiên cứu môn Toán, Tiếng Việt mà ít ai dành sự quan tâm cho môn Âm nhạc. Mặc dù trong hệ thống giáo dục bậc tiểu học, đây là môn học bắt buộc, bên cạnh đó nó còn giúp ích rất nhiều trong việc rèn luyện kĩ năng, phẩm chất, đạo đức và mở mang tầm hiểu biết cho các em học sinh. Nhưng các thầy cô chỉ coi môn Âm nhạc là môn học phụ nên trong việc giảng dạy chưa có sự đầu tư kĩ lưỡng. Đối với các em học sinh cũng không ngoại lệ. Thời gian học của các em đều dành nhiều cho môn Toán, Tiếng Việt mà quên đi việc phát triển toàn diện bản thân. Chính vì thế trong các tiết học môn Âm nhạc các em học không tập trung, học đối phó và có cả khi sử dụng giờ học môn này để làm bài tập các môn khác.
Tâm lý của các em học sinh tiểu học nói chung và với khối lớp 3 nói riêng, các em vẫn còn thích chơi hơn học. Bản thân các em chưa tự ý thức được tầm quan trọng của việc chủ động học tập. Khi có cơ hội tham gia dự giờ các tiết học môn Âm nhạc của các lớp tôi thấy các thầy cô đa phần đều xem nhẹ môn học này nên không hề có sự nghiên cứu, đổi mới mà giữ nguyên hình thức tổ chức truyền thống gây nhàm chán cho học sinh. Đến giờ học hát, các thầy cô cho ghi đầu bài và dạy hát theo cách truyền miệng. Nhiều học sinh hát sai nhưng cũng không được sửa một cách nghiêm túc. Thậm chí có những tiết học nhạc, các thầy cô cũng không sử dụng đàn, làm giảm khả năng cảm thụ âm nhạc của các em. Vốn dĩ những bài hát trong sách Âm nhạc lớp 3 đều rất hay và ý nghĩa. Tuy nhiên, đa số các thầy cô chỉ dạy các em để biết hát là được mà không hề truyền tải ý nghĩa, thông điệp của bài hát cho các em. Việc giảng dạy bằng phương pháp cũ, đã khiến các em học sinh không có tư duy cảm thụ âm nhạc mà chỉ học vẹt, học đối phó. Do đó, chất lượng môn Âm nhạc khối lớp 3 rất kém và hầu hết các em không có sự yêu thích với môn học này. Tôi đã cho các em điền vào phiếu khảo sát về mức độ yêu thích môn học Âm nhạc và thống kê được kết quả như sau:
Câu hỏi | Có | Không | ||
Số lượng | % | Số lượng | % | |
1. Em thích học môn Âm nhạc hay không ? | 12/36 | 33,3 | 24/36 | 66,7 |
2. Em cảm thấy giờ học phân môn Âm nhạc có lôi cuốn và hấp dẫn không | 13/36 | 36,1 | 23/36 | 63,9 |
Qua khảo sát, bản thân tôi nhận thấy với phương pháp giảng dạy truyền thống khiến các em học sinh cảm thấy nhàm chán với môn Âm nhạc. Nếu như không có sự yêu thích các em sẽ không có hứng thú trong học tập, dẫn đến chất lượng học tập giảm sút rất nhiều. Xác định được vai trò của môn Âm nhạc lớp 3 đối với sự hình thành nhân cách cho các em học sinh, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp học tập, rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc giúp các em các em học môn Âm nhạc tốt hơn. Hy vọng các thầy cô tham khảo cân nhắc đưa phương pháp này vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục môn Âm nhạc của thầy cô và học sinh.
3. Giải pháp thực hiện
Với mục tiêu rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ cho các em học sinh khi học môn Âm nhạc, tôi xin đưa ra một số biện pháp phát huy tính tích cực của các em.
Biện pháp 1: Đa dạng hóa các phương tiện dạy học âm nhạc để cao hứng thú và năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh
Nội dung: Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển hứng thú học tập, tổ chức điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu,…), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm, đàn, trống…). Việc sử dụng đa dạng phương tiện dạy học sẽ giúp các em được phân biệt rõ về sự khác nhau giữa các loại âm thanh, khiến các em không bị nhàm chán trong quá trình học tập và rèn luyện năng lực cảm thụ âm nhạc cho các em học sinh.
Ví dụ: Học hát “Quốc ca Việt Nam” – Trang 14 sách Âm nhạc lớp 3 – Bộ sách Chân trời sáng tạo.
Cách thức triển khai: Bài hát này là giai điệu hùng tráng nói lên ý chí kiên cường quyết tâm của đồng bào dân tộc Việt Nam trong công cuộc giành độc lập tự do. Do đó, để giúp các em hiểu được ý nghĩa và cảm nhận sâu sắc bài hát này, trong tiết học các thầy cô sử dụng máy chiếu để cho các em học sinh xem những đoạn video clip mà các chiến sĩ đã hát vang bài hát “Quốc ca Việt Nam”. Bên cạnh đó các thầy cô sử dụng đàn để đệm cho cả lớp hát, khi có thêm tiếng đàn sẽ giúp các em tập trung, rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, hát đúng lời đúng nhạc và hát có cảm xúc hơn.
Ví dụ 2: Học nhạc cụ song lang – trang 10 sách Âm nhạc – bộ sách Chân trời sáng tạo.
Cách thức triển khai: Với tiết học này, nếu chỉ giới thiệu với các em nhạc cụ thì các em sẽ không thể hình dung được âm thanh phát ra như thế nào. Thay vì đó, thầy cô có thể sử dụng chính nhạc cụ song lang để dạy các em đọc tiết tấu và luyện rõ. Sau khi đã luyện gõ thành thạo, thầy cô chuẩn bị cho mỗi em 1 phiếu âm nhạc trong đó in 1 đoạn nhạc ngắn để các em thực hành và gõ trước lớp.
Minh chứng: Nếu như trong các tiết học Âm nhạc, các thầy cô chỉ sử dụng duy nhất 1 phương tiện dạy học lặp đi lặp lại sẽ dễ gây sự nhàm chán cho các em học sinh. Khi mất hứng thú, các em sẽ không tập trung học tập, làm giảm chất lượng môn học và khiến các em mất đi 1 lượng kiến thức quý giá. Do đó việc đa dạng hoá phương tiện là rất cần thiết trong môn Âm nhạc lớp 3. Bản thân tôi cũng đã linh hoạt thay đổi các phương tiện dạy học sao cho phù hợp nhất với các tiết học. Từ đó học sinh lớp tôi luôn được tiếp cận với những phương tiện mới, các em luôn được học tập trong không khí vui vẻ giúp việc học Âm nhạc trở nên nhẹ nhàng. Từ đó, các em được rèn luyện khả năng cảm thụ Âm nhạc, yêu thích môn học và học tốt hơn.
Biện pháp 2: Tăng cường hoạt động luyện tập đọc nhạc trên lớp để học ghi nhớ kiến thức tốt hơn
Nội dung: Trong quá trình rèn luyện năng lực cảm thụ Âm nhạc, hoạt động luyện tập đọc nhạc là không thể thiếu. Đọc nhạc không chỉ giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc đúng giai điệu tiết tấu của bản nhạc mà còn giúp các em hình thành khả năng tư duy âm nhạc, nâng cao khả năng nghe, ghi nhớ âm thanh và là cơ sở để các em phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc. Âm nhạc có thể coi được là phương tiện để nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì thế, trong các tiết dạy môn Âm nhạc, các thầy cô nên tăng cường hoạt động luyện tập đọc nhạc cho các em, từ đó các thầy cô có thể nhận biết khả năng học nhạc của từng em, kịp thời sửa cho các em các lỗi sai để các em học nhạc tốt hơn.
Ví dụ 1: Bài tập đọc nhạc – trang 15 sách Âm nhạc lớp 3 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Cách thức triển khai: Các thầy cô tiến hành đọc mẫu tiết tấu cho các em sau đó giao cho các em nhận biết và viết các nốt nhạc trong bài đọc nhạc số 1. Các em học sinh tự đọc bài đọc nhạc theo ghi nhớ của mình, sau đó sẽ đọc trước lớp. Các thầy cô có thể chia thành 2 câu để các em dễ đọc. Sau đó các thầy cô mời các bạn dưới lớp nhận xét và thầy cô chỉnh sửa lại cho đúng.
Ví dụ 2: Bài đọc nhạc – trang 21 sách Âm nhạc – bộ sách Chân trời sáng tạo
Cách thức triển khai: Các thầy cô chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm và giao cho các em cùng nhau thảo luận để thực hành bài đọc nhạc số 2. Các nhóm sẽ có 5 phút chuẩn bị và cử đại diện đọc trước lớp. Khi các thầy cô chia nhóm, tạo động lực thi đua cho các em học sinh, các em có cơ hội trao đổi kiến thức với bạn bè, khích lệ tinh thần các em chủ động học tập, tạo không khí sôi nổi cho lớp học giúp các em không bị nhàm chán trong việc tập đọc nhạc.
Minh chứng: Việc tăng cường hoạt động tập đọc nhạc đã giúp các em học sinh lớp tôi nhạy bén hơn trong việc nhận biết các nốt nhạc, cảm thụ âm nhạc tốt hơn. Không những thế, rèn luyện kĩ năng đọc nhạc thường xuyên giúp các em tự tin hát đúng lời, đúng nhạc, đúng giai điệu. Việc đọc nhạc với lớp tôi hiện nay đã không còn khó khăn, nhàm chán, gò bó, áp lực mà các em rất thích thú mỗi khi đến tiết học.
Biện pháp 3: Lồng ghép các trò chơi âm nhạc vào trong quá trình dạy học để nâng cao hứng thú và khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh
Nội dung: Để nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh, trước tiên cần khơi gợi hứng thú để các em học tập. Và một trong những điều không thể thiếu khi xây dựng bài giảng cho các em là lồng ghép các trò chơi học tập. Trò chơi học tập là hoạt động mang tính chất vui chơi giải trí, nhưng xây dựng nội dung dựa trên kiến thức của bài học. Bằng cách tổ chức các trò chơi sẽ thu hút các em học sinh, đẩy mạnh phong trào học tập, tăng khả năng tư duy sáng tạo khiến cho các em học tập và ghi nhớ kiến thức một cách vừa tự nhiên vừa hiệu quả, đồng thời nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc cho các em.
Ví dụ: Bài tập 3 phần “ Nhà ga âm nhạc” – trang 25 sách Âm nhạc – Bộ sách Chân trời sáng tạo.
Cách thức triển khai: Thầy cô tổ chức cho các bạn học sinh trò chơi “Đồng đội”. Thầy cô mời 2 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn để cùng tham gia trò chơi. Thầy cô chuẩn bị tờ phiếu có in mẫu nốt nhạc, và phát cho bạn đầu tiên, bạn phụ trách đọc – ghi nhớ nốt nhạc và gọi bạn tiếp theo để vỗ tay theo mẫu ghi trong giấy. Lần lượt các bạn truyền đạt cho nhau bằng cách vỗ tay, đến bạn cuối cùng sẽ dùng trống nhỏ để gõ lại theo ý bạn mình đã truyền lại. Đội nào thực hiện đúng theo mẫu sẽ là đội chiến thắng và nhận được phần thưởng của thầy cô.
Ví dụ 2: Học hát “Vui mùa mai vàng” – trang 28 sách Âm nhạc lớp 3 – Bộ sách Chân trời sáng tạo.
Cách thức triển khai: Các thầy cô chuẩn bị một quả bóng nhỏ và tổ chức cả lớp tham gia trò chơi “ quả bóng may mắn “. Thầy cô đưa quả bóng cho 1 bạn bất kì, cả lớp sẽ cùng nhau hát bài “Vui mùa mai vàng” và truyền tay nhau quả bóng. Thầy cô sẽ ra hiệu lệnh dừng ở 1 thời điểm bất kì, khi bài hát được dừng lại, quả bóng đang ở tay ai thì bạn đó sẽ nhận thử thách đứng trước lớp và nêu cảm nhận về mùa xuân. Trò chơi được thực hiện 4 lần, 4 bạn nhận thử thách sẽ thi đua bạn nào có phần trình bày được cả lớp bình chọn là tốt nhất sẽ dành chiến thắng.
Minh chứng: Tổ chức trò chơi học tập giúp các em học sinh được “học mà chơi, chơi mà học”. Bên cạnh những tiết giảng bài đơn thuần tôi kết hợp những tiết học sôi nổi bằng việc tổ chức trò chơi học tập để tạo không khí sôi nổi cho các em học tập bớt căng thẳng mệt mỏi. Khi áp dụng biện pháp này tôi cảm nhận các em học sinh lớp tôi đã không còn học môn Âm nhạc với tâm lý bắt buộc mà các em thực sự say mê yêu thích môn học. Ngoài việc lĩnh hội được kiến thức bài giảng các em được rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập và năng lực cảm thụ âm nhạc của các em cũng theo đó mà tăng lên từng ngày.
Xem thêm:
- SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 3 trong môn âm nhạc (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Một vài biện pháp quyết định sự thành công trong giờ dạy học Âm nhạc khối 3 Sách Chân trời sáng tạo
- SKKN Một số phương pháp bồi dưỡng năng lực giải toán phân số cho học sinh lớp 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]