SKKN Biện pháp phát huy năng lực và vai trò của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm thông qua công tác chủ nhiệm (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT0364 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 893 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp phát huy năng lực và vai trò của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm thông qua công tác chủ nhiệm (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Biện pháp 1: Phân chia nhóm học tập hợp lý, hiệu quả.
– Biện pháp 2: Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để tạo sự hứng thú với học sinh trong quá trình học tập.
– Biện pháp 3: Tổ chức những tiết ngoài giờ lên lớp nhằm tập huấn các kĩ năng cần có của một nhóm trưởng kết hợp với giáo dục kĩ năng sống.
Mô tả sản phẩm
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
1. Tên biện pháp:
Biện pháp phát huy năng lực và vai trò của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm thông qua công tác chủ nhiệm
2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp
3. Phạm vi áp dụng biện pháp
– Học sinh các khối 1,2,3,4,5 trường Tiểu học
– Có thể áp dụng tại các trường Tiểu học trên địa bàn Quận.
4. Thời gian áp dụng biện pháp:
– Áp dụng thử vào năm học … (bắt đầu từ ngày …) và năm học … (…).
5. Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Các phương pháp tương tự
– Các giải pháp đã biết tuy rất hay nhưng cần được khắc phục một số nhược điểm và tồn tại nên tôi mạnh dạn trình bày thêm một số phương pháp đã được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm.
- Phương pháp mới của bản thân đề ra.
– Giải pháp này là giải pháp mới, không còn là những lí thuyết và khái niệm suông, dễ hiểu, dễ dàng thực hiện và áp dụng được một cách thực tế, tác động đến chủ thể mang lại hiệu quả trong chương trình đổi mới.
– Đã được tìm hiểu, nghiên cứu, triển khai, vận dụng theo đúng quy trình. Mặc khác nó mang lại nhiều chuyển biến mới mẻ, tích cực, được sự đồng tình của Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh khi áp dụng thử.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là biện pháp
- a) Mục đích của giải pháp
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; chú trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
Từ những năm trước đây, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức đã trở thành việc quen thuộc của người giáo viên. Từ khi các phương pháp dạy học mới được triển khai và vận dụng, cùng với vai trò của giáo viên thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém, đặc biệt là các nhóm trưởng, và điều này thể hiện rõ nhất trong quá trình học tập theo nhóm. Công việc chính của nhóm trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc.
Chính vì thấy được tầm quan trọng của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những yếu tố biện pháp giúp học sinh, nhất là các em nhóm trưởng ý thức được nhiệm vụ của mình trong nhóm, làm thế nào để việc hoạt động của nhóm được phát huy tốt nhất và có hiệu quả nhất. Tôi chọn đề tài có tên: “Biện pháp phát huy năng lực và vai trò của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm thông qua công tác chủ nhiệm ” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học mới vào dạy học theo nhóm.
- b) Nội dung của giải pháp:
Trong nhóm, dưới sự lãnh đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, thảo luận trong nhóm, chia sẻ kinh nghiệm cùng hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao trong tài liệu. Vấn đề quan trọng nhất của học tập nhóm là học sinh được làm việc tích cực với nhau, trao đổi thảo luận sôi nổi, tôn trọng ý kiến của nhau, các cá nhân biết lắng nghe, tạo cơ hội cho các cá nhân trong nhóm trình bày ý kiến của mình, biết tóm tắt ý kiến thống nhất và chưa thống nhất của nhóm, biết làm theo sự phân công trong nhóm, trong mọi công việc liên quan đến hoạt động học tập.
Biện pháp 1: Phân chia nhóm học tập hợp lý, hiệu quả
+ Muốn quá trình học tập theo nhóm có hiệu quả, việc đầu tiên giáo viên cần lưu ý đó là việc phân chia nhóm các nhóm sao cho phù hợp. Bởi lẽ, về mặt hình thức tổ chức lớp học thì học sinh sẽ được sắp xếp ngồi học theo các nhóm nhỏ từ 2 đến 6 em, không được nhiều hơn số lượng trên (số học sinh quá nhiều sẽ dễ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động nhóm). Trong nhóm, các em tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách cộng hưởng và bổ trợ cho nhau. Điều này cho thấy rằng giữa các em cần phải có cố gắng hết sức, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm hay quá phụ thuộc một bất kì một thành viên nào trong nhóm. Qua đó các thành viên trong nhóm cũng có thể thể hiện năng lực của bản thân. Như vậy, điều đặc biệt quan trọng trong hoạt động làm việc theo nhóm là học sinh được làm việc một cách tích cực, sôi nổi và tôn trọng ý kiến lẫn nhau. Hơn hết các cá cần biết trình bày ý kiến cá nhân của mình, để từ đó, người nhóm trưởng hướng cả nhóm đến một ý kiến mà cả nhóm thống nhất và đồng thời giải quyết những ý kiến mà các thành viên còn vướng mắc, khó khăn. Qua đó các thành viên trong nhóm cũng có thể thể hiện năng lực của bản thân.
+ Như vậy, để các hoạt động của nhóm có hiệu quả nhất thì giáo viên cần có sự tính toán linh hoạt trong quá trình phân chia nhóm. Có hai hình thức chia nhóm: chia nhóm ngẫu nhiên và chia nhóm có chủ định.
* Chia nhóm ngẫu nhiên là sắp xếp học sinh vào các nhóm theo một quy định hoặc một hình thức ngẫu nhiên nào đó. Ví dụ như là có cùng số thứ tự sau khi đánh số; có cùng tên một loài vật, cùng tên một con vật, tên một địa danh,… Hoặc là giáo viên sẽ dành cho học sinh một quyền ưu tiên đó là sẽ tự lựa chọn các thành viên mà mình yêu thích trong một nhóm sau khi giáo viên đã xác định số lượng.
* Chia nhóm có chủ đích là sắp xếp các thành viên trong một nhóm nhằm phục vụ cho một chủ đích, ý đồ nào đó của giáo viên. Ví dụ như là các em cùng trình độ; đủ 3 loại trình độ, cùng giới tính;…
+ Đối với hình thức phân chia nhóm có chủ định, giáo viên có thể dễ dàng phân công một bạn có khả năng làm nhóm trưởng vào mỗi nhóm. Tuy nhiên, ở hình thức phân chia ngẫu nhiên, giáo viên cần kết hợp với hình thức phân chia có chủ đích để lồng ghép các học sinh có năng lực vào để đảm nhiệm vai trò của người nhóm trưởng trong một nhóm học tập.
Hình ảnh chia nhóm học tập theo năng lực và số lượng phù hợp với điều kiện mỗi lớp
Biện pháp 2: Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để tạo sự hứng thú với học sinh trong quá trình học tập.
+ Nhóm trưởng là một thành phần vô cùng quan trọng trong một nhóm, được xem là “hạt nhân” của nhóm học tập. Nhóm trưởng là người hỗ trợ tích cực giáo viên trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với giáo viên kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ. Một nhóm trưởng có năng lực là phải tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên khá làm thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm.
+ Trong giai đoạn đầu năm học, những bạn được giáo viên chọn làm nhóm trưởng thường là những học sinh khá, giỏi, có khả năng điều hành và quản lí nhóm tốt. Tuy nhiên, nếu cố định học sinh này sẽ dễ dẫn đến hoạt động của nhóm là hoạt động của chính nhóm trưởng, không có cơ hội cho các em khác tham gia hoạt động. Bởi vậy, tùy theo giai đoạn của quá trình học tập mà giáo viên có thể chỉ định học sinh làm nhóm trưởng hoặc tổ chức cho học sinh bình bầu một cách khách quan và dân chủ nhất. Và quá trình bình bầu, giáo viên cần nêu ra các tiêu chí cụ thể để học sinh dựa vào đó tiến hành chính xác nhất. Đồng thời, học sinh cũng sẽ lấy những tiêu chí đó làm hướng phấn đấu trong quá trình học tập để có trở tân nhóm trưởng trong nhiệm kì sắp tới.
+ Đối với từng môn học, từng thời điểm và năng lực của học sinh mà giáo viên cần lựa chọn các thành viên làm nhóm trưởng cho phù hợp. Giáo viên nên hạn chế việc chỉ để một học sinh đảm nhận vai trò nhóm trưởng xuyên suốt một năm học, hoặc để một học sinh học tốt nhất làm nhóm trưởng tất cả các môn học trong chương trình. Có thể một học sinh học chưa tốt môn Toán, nhưng em lại vẽ rất đẹp thì giáo viên có thể cân nhắc việc bầu chọn học sinh đó làm nhóm trưởng môn Mỹ thuật, từ đó có cơ sở khuyến khích các em phấn đấu ngày càng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Và điều cần lưu ý đặc biệt hơn cả, ở mỗi học sinh, nhất là học sinh tiểu học, việc khuyến khích, động viên các em luôn là một phương pháp hữu hiệu nhất để các em cố gắng và phấn đấu không ngừng, bởi lẽ đó, nếu sự cố gắng của các em được giáo viên công nhận dủ chỉ là nhỏ nhất thì điều đó sẽ là động lực để các em cố gắng nhiều hơn.
Mỗi học sinh luân phiên làm nhóm trưởng để thúc đẩy tinh thần chủ động, kỹ năng lãnh đạo
Biện pháp 3: Tổ chức những tiết ngoài giờ lên lớp nhằm tập huấn các kĩ năng cần có của một nhóm trưởng kết hợp với giáo dục kĩ năng sống.
+ Các bạn học sinh tuy giữ vai trò nhóm trưởng, nhưng những học sinh ấy cũng phải hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân một cách xuất sắc nhất. Do đó, để công việc của nhóm trưởng không gây nhiều áp lực và khó khăn thì giáo viên cần hướng dẫn, tập dợt và hỗ trợ cho nhóm trưởng các hoạt động hết sức cụ thể. Có như vậy, nhóm trưởng mới “điều hành”, triển khai các hoạt động của nhóm thuận lợi và đạt hiệu quả nhất, đồng thời nhiệm vụ học tập cá nhân cũng gặt hái được nhiều thành công.
+ Các kĩ năng cần có của một nhóm trưởng:
* Trong các hoạt động học tập nhóm, nhóm trưởng luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và làm gương cho các bạn.
* Thông minh, nhanh nhẹn, biết phối hợp nhịp nhàng với các bạn trong nhóm và giáo viên trong việc điều hành và quản lí nhóm.
* Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác; biết tiếp thu và tổng hợp các nội dung thảo luận trong nhóm một cách cụ thể và chính xác nhất.
+ Rèn kĩ năng cho các nhóm trưởng tùy theo tình hình, năng lực của nhóm trưởng:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]