SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THCS qua công tác chủ nhiệm
- Mã tài liệu: MT0355 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1021 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Thịnh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Thịnh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THCS qua công tác chủ nhiệm” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Biện pháp 1: Xác định rõ nguyên tắc của việc giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
3.2. Biện pháp 2: Giáo dục, phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh qua các tiết sinh hoạt theo chủ đề
3.3. Biện pháp 3: Giáo dục, phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh qua nêu gương
3.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm đọc sách
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong vấn đề giáo dục kỹ năng ứng phó căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo WHO, sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khỏe, trong đó một sức khỏe tâm thần tốt bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ và khả năng nhận biết những tiềm năng của chính mình, khả năng ứng phó với những tình huống gây căng thẳng và kiểm soát cảm xúc. Vì thế, chăm sóc sức khỏe tâm thần mang ý nghĩa quan trọng với tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Trong xã hội hiện nay, học sinh nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: sự kì vọng, áp lực từ phía gia đình, nhà trường về kết quả học tập và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, khó khăn trong các trải nghiệm tình yêu đầu đời; sự tăng tiếp xúc với Internet, giãn cách xã hội và học trực tuyến dài ngày do dịch bệnh dẫn đến sự cô lập và thiếu tương tác, nạn “bắt nạt học đường” diễn ra thường xuyên ở ngoài đời thực lẫn thế giới ảo…Đối mặt với những vấn đề đó, nếu kinh nghiệm và kỹ năng sống của các em thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn tâm lý, nhẹ thì buồn phiền, lo âu, cáu gắt, nặng hơn là trầm cảm, thậm chí tự sát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập cũng như chất lượng sống của các em.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, qua nhiều năm tìm hiểu, chúng tôi đã nghiên cứu, mạnh dạn áp dụng đề tài “Biện pháp phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THCS qua công tác chủ nhiệm” với mong muốn hình thành, phát triển cho các em những kỹ năng cần thiết nhằm biết cách giữ được sự cân bằng, bình tĩnh đối mặt cũng như vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đảm bảo cho các em khỏe cả về thể chất lẫn tâm lý, từ đó nâng cao chất lượng sống và học tập, góp phần phát triển phẩm chất năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
– Bài nghiên cứu nhằm mục đích giúp các em học sinh lớp 9 nói riêng và bậc THCS nói chung rèn luyện được kĩ năng ứng phó với những mệt mỏi căng thẳng và kiểm soát được cảm xúc của mình trong mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống.
3. Phạm vi nghiên cứu
– Học sinh lớp 9 lớp chủ nhiệm
4. Đối tượng nghiên cứu
– Kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó tình huống của các em học sinh lớp 9
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm sự căng thẳng và ứng phó căng thẳng
* Khái niệm căng thẳng
Căng thẳng hay còn gọi “stress”, là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Học sinh thường phải đối mặt với tình trạng căng thẳng trong học tập, đó là trạng thái tâm lý nảy sinh do áp lực từ chính bản thân, sự kỳ vọng trong học tập từ phía cha mẹ, thầy cô, nhà trường, bạn bè và các thành viên trong gia đình. Căng thẳng trong học tập luôn tồn tại đồng thời hai mặt, một mặt nó củng cố, thúc đẩy phát triển khả năng giải quyết vấn đề trước những khó khăn thử thách trong học tập. Mặt khác gây áp lực lên học sinh, làm các em thấy mệt mỏi, chán nản, sợ hãi. Nếu hai mặt này không giữ được trạng thái cân bằng có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động học tập và cuộc sống của học sinh.
* Biểu hiện của căng thẳng
- Về mặt cảm xúc
-
-
- Khó chịu, lo lắng, buồn bã, có khi rơi vào trạng thái chán nản thờ ơ.
- Cảm thấy mình thất bại, vô dụng, không có giá trị.
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, thậm chí muốn tự tử để giải thoát…
-
- Về mặt hành vi
-
-
- Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính, làm đau bản thân.
- Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá.
- Xáo trộn sinh hoạt hàng ngày…
- Mất tập trung, thích ở một mình.
- Hay quên, trở nên vụng về, hấp tấp.
- Ăn ít hoặc có khi ăn quá nhiều.
- Hay lảm nhảm một mình.
-
- Về mặt thể chất
-
- Đau đầu, mất ngủ, vã mồ hôi….
- Căng hoặc đau cơ bắp.
- Sa sút về cả sức khỏe lẫn trí tuệ.
* Nguyên nhân căng thẳng ở lứa tuổi học sinh
- Nguyên nhân chủ quan
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, căng thẳng không chỉ do từ yếu tố bên ngoài khách quan tác động, mà còn có nguyên nhân từ nội tại bên trong mỗi cá nhân. Có những tình huống gây căng thẳng đối với người này nhưng lại không gây căng thẳng đối với người kia. Ví dụ đối với lứa tuổi học sinh, khi đối mặt với thất bại trong thi cử, có những em biết chấp nhận thất bại và quyết tâm nỗ lực để làm lại từ đầu, nhưng cũng có những em học sinh tự giày vò, oán trách bản thân, thậm chí có em đã tự tử để giải thoát.
- Nguyên nhân từ gia đình
Nhịp sống kinh tế thị trường đã cuốn nhiều bậc phụ huynh vào vòng xoáy công việc khiến họ không đủ thời gian để chăm sóc, quan tâm con cái. Cụm từ “con nhà người ta” nói về việc bố mẹ thường xuyên so sánh con với những học sinh học giỏi, đạt kết quả cao trong thi cử để chỉ trích, phê bình hay đặt ra chỉ tiêu cho con mình phấn đấu. Khá nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên đi sự chia sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp, cũng như chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Bên cạnh đó, mất mát người thân, cha mẹ không hạnh phúc, … cũng là những nguyên nhân khiến các em rơi vào trạng thái bất ổn tâm lý.
- Nguyên nhân từ nhà trường
Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Tình trạng “bạo lực học đường”, nạn kỳ thị, tẩy chay bạn cùng lớp vẫn còn diễn ra thường xuyên. Một số giáo viên quá nghiêm khắc, tạo nhiều áp lực cho các em, hoặc cư xử một cách thiên vị, ứng xử thiếu tính sư phạm với các học sinh trong lớp cũng có thể làm cho các em bị căng thẳng.
- e) Nguyên nhân từ xã hội
Kinh tế phát triển kéo theo các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Đặc biệt hiện nay khi mạng xã hội xuất hiện ngày càng phổ biến, giới trẻ được tự do, thỏa sức thể hiện nhưng khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận học sinh sẽ có lối sống bất thường, cô lập xã hội dẫn tới trầm cảm. Đã có những vụ tự tử do quá áp lực trong học tập hay giết người do mắc chứng rối loạn tinh thần, hậu quả của việc nghiện game bạo lực ở lứa tuổi học sinh.
Mấy năm gần đây, đại dịch Covid-19 hoành hành khiến hàng triệu trẻ em không được đến trường, các em không được gặp gỡ, vui chơi, học tập và trò chuyện trực tiếp với nhau khiến nhiều em có cảm giác tù túng, thiếu vận động, nặng hơn là mắc các vấn đề về thể chất lẫn căng thẳng tâm lý.
* Khái niệm kỹ năng ứng phó với căng thẳng
- Khái niệm kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
- Những cách ứng phó tiêu cực
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi thường gặp nhiều vấn đề gây căng thẳng, trong khi các em còn thiếu hụt kỹ năng và kinh nghiệm sống nên rất nhiều em đã lựa chọn những biện pháp ứng phó tiêu cực như nghiện game, đánh nhau, hút thuốc, uống rượu bia thậm chí sử dụng ma túy đá, bỏ nhà đi bụi, tự tử…
- Các biện pháp ứng phó tích cực
-
-
- Vận động: Khi cơ thể được vận động đúng cách sẽ gia tăng khả năng sản sinh ra các hormone hạnh phúc, làm giảm thiểu các cảm xúc tồi tệ đang gặp phải.
- Giao tiếp trò chuyện cùng người khác: Khi chia sẻ với người khác sẽ tránh được sự quá khích, bình tĩnh hơn, kiểm soát và cân bằng lại những lệch lạc về mặt cảm xúc.
- Tránh né những tình huống gây căng thẳng: Khi dự đoán trước hậu quả của tình huống gây căng thẳng, nếu có thể hãy né tránh và hạn chế tối đa việc để chúng xảy ra.
- Thay đổi tình huống: Trong trường hợp không thể nào né tránh các tình huống gây căng thẳng thì hãy cố gắng thay đổi nó.
- Chấp nhận những điều không thể thay đổi: Nếu đã cố gắng thay đổi vẫn không đem lại kết quả thì cách tốt nhất là biết chấp nhận những điều không thể thay đổi.
- Thích nghi, thư giãn và giải trí: đọc sách, nghe nhạc….
-
- Những lợi ích khi có kỹ năng ứng phó với căng thẳng
-
- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.
- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe, thể chất và tinh thần của bản thân cũng như của người khác.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
1.2. Khái niệm cảm xúc và kiểm soát cảm xúc
* Khái niệm cảm xúc và kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố ngoại cảnh. Cảm xúc được chia thành hai nhóm là cảm xúc tích cực như niềm vui, tự hào, phấn khích, và cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, …
Kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân, không phải che giấu hay đè nén lại mà chính là học cách kiểm soát để làm chủ
hành vi thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể…
* Vai trò của vấn đề kiểm soát cảm xúc đối với lứa tuổi học sinh
Cảm xúc có một sức mạnh nhất định đối với suy nghĩ của chúng ta, đặt nền tảng cho suy nghĩ, hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định và có hành động phù hợp. Chính vì thế, chúng ta cần biết kiểm soát cảm xúc để có những suy nghĩ, quyết định đúng đắn. Đối với lứa tuổi học sinh, kiểm soát cảm xúc tốt mang lại nhiều lợi ích như:
- Giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn với bạn học và những người khác.
- Mở rộng và duy trì các mối quan hệ.
- Gây ấn tượng tốt với mọi người.
- Ít bị lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo, tham gia các tệ nạn xã hội.
- Giúp việc học tập và tu dưỡng đạo đức đạt hiệu quả cao.
- Giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tâm lý và thể chất.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống, hỗ trợ tâm lý cho học sinh lớp 9 trong nhà trường
* Thuận lợi
Bộ và Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hướng dẫn tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học. Hầu hết các giáo viên đã vận dụng nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học linh hoạt phù hợp với từng đối tượng và thể loại bài dạy. Cùng với sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống đã bước đầu được thực hiện thông qua hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm với những nội dung khá đa dạng.
* Khó khăn
Qua khảo sát bằng phiếu (xem phụ lục 1) kết quả cho thấy hầu hết các giáo viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, hỗ trợ tâm lý cho học sinh nhưng hiện nay việc triển khai nhiệm vụ này trong nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Khi thực hiện giáo viên còn gặp nhiều lúng túng bởi tài liệu dùng cho giảng dạy về kỹ năng sống còn ít, giáo viên quen với việc cung cấp kiến thức để phục vụ thi cử, học sinh có tình trạng học lệch để chạy đua vào các trường đại học mà không hoặc ít quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống. Ngoài ra, sự hạn hẹp về mặt thời gian, thiếu thốn về vật chất cũng là cản trở cho học sinh được học tập và trải nghiệm để hình thành các kỹ năng sống.
Bên cạnh đó, trong công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh, nhiều giáo viên gặp khó khăn khi nhận diện vấn đề học sinh đang gặp phải và nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của các em. Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, việc hỗ trợ tâm lý chỉ đang dừng lại ở cho lời khuyên, dặn dò chứ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu vấn đề.
2.2. Những khó khăn về mặt tâm lý của lứa tuổi học sinh
Học sinh lớp 9 là lứa tuổi phải đối mặt với áp lực học tập và thi chuyển cấp với những kì thi cam go thử thách dẫn đến những bất an về tâm lý.
Khảo sát 138 em học sinh lớp 9C1 và 9C2, 9C3 trường THCS, kết quả cho thấy các em gặp các vấn đề sau:
TT | Vấn đề | Số lượng |
1 | Áp lực trong học tập, thi cử | 135 |
2 | Vấn đề về gia đình | 63 |
3 | Sử dụng nhiều Internet | 123 |
4 | Áp lực từ thầy cô | 15 |
5 | Lịch học nhiều | 112 |
6 | Sức khỏe | 15 |
7 | Sống và học tập trong môi trường ồn ào, khó chịu | 13 |
8 | Ảnh hưởng của bạn bè | 21 |
9 | Các mối quan hệ xã hội | 45 |
10 | Vấn đề về tiền bạc | 34 |
11 | Lo lắng cho nghề nghiệp tương lai | 78 |
12 | Mối quan hệ với người yêu | 12 |
Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy, phần lớn các em học sinh cảm thấy áp lực trong việc học tập và vấn đề gia đình. Đặc biệt đối với học sinh khối 9, lựa chọn trường cấp 3 và lịch học nhiều là nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng. Bên cạnh đó những khó khăn trong giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè cũng tác động không nhỏ đến đời sống tâm lý của các em. Thực tế cho thấy, học sinh gặp những áp lực khi nhận được sự kì vọng quá lớn ở bố mẹ, người thân. Bên cạnh đó, những bất đồng, xung đột trong mối quan hệ với bạn bè và những người quen biết mà không thể giải quyết; vấn đề giới tính, mâu thuẫn trong chính bản thân các em cũng chiếm 1 phần không nhỏ trong các vấn đề khó khăn của lứa tuổi học sinh THCS.
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin mang lại cho con người những lợi ích thiết thực như tìm kiếm thông tin, học tập trên Internet, .. Tuy nhiên, nghiện mạng xã hội, game online, trong học sinh gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần của các em.
2.3. Thực trạng về cách ứng phó với tình huống căng thẳng và kiểm soát cảm xúc trong học sinh hiện nay
Lứa tuổi học sinh lớp 9 là giai đoạn quan trọng mang tính quyết định về học tập. Các em gặp nhiều vấn đề về tâm lý và mỗi em tự lựa chọn cho mình những phương pháp ứng phó căng thẳng và kiểm soát cảm xúc mà các em cho là phù hợp. Khảo sát 200 gồm 100 học sinh nam và 100 học sinh nữ trường THCS về các cách ứng phó của bản thân mỗi khi gặp căng thẳng, chúng tôi nhận thấy học sinh nữ dễ gặp căng thẳng hơn học sinh nam. Một số bộ phận học sinh nam chọn cách chơi game, hút thuốc và uống rượu thậm chí là dùng chất kích thích để vượt qua giai đoạn khó khăn về tâm lý. Những biện pháp ứng phó tích cực và mang lại hiệu quả cao như gặp giáo viên tư vấn tâm lý, tham gia hoạt động xã hội, đọc sách được ít học sinh lựa chọn. Qua khảo sát cho thấy, ứng phó căng thẳng và kiểm soát cảm xúc ở học sinh nữ tốt hơn học sinh nam khi phần lớn các em chọn cách tâm sự với người thân, bè bạn, làm việc nhà, đọc sách…và rất ít học sinh nữ uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích để giải tỏa tâm lý.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Xác định rõ nguyên tắc của việc giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
3.1.1. Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc hài hòa với việc giáo dục các kỹ năng khác
Để có thể hòa nhập, thích ứng, sống và làm việc thành công trong cuộc sống hiện đại hôm nay, hành trang của bạn trẻ cần chuẩn bị nhiều thứ: tri thức, vốn văn hóa, ngoại ngữ, đặc biệt là những kỹ năng sống cần thiết.
Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các kỹ năng sống có tầm quan trọng như nhau, hỗ trợ nhau, giúp con người ngày một hoàn thiện hơn về mặt nhân cách. Đối với lứa tuổi học sinh, kỹ năng ứng phó với căng thẳng cần đi đôi với các kỹ năng: tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết vấn đề. Cụ thể hơn, trong hoạt động giáo dục kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường có thể kết hợp hài hòa các kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹ năng giải quyết vấn đề, nhằm tối ưu hóa kết quả giáo dục, hạn chế nạn bạo lực học đường đang gây bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay.
3.1.2 Giáo dục qua hình ảnh người thầy
Bắt đầu từ năm 2007, cho đến hôm nay, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” vẫn còn nguyên giá trị. Hình ảnh người thầy mô phạm, chuẩn mực, cao đẹp luôn được trân trọng và yêu quý, là nét đẹp văn hóa từ nhiều đời nay của dân tộc ta. Truyền thống ấy không chỉ được lớp lớp thế hệ các nhà giáo dày công gìn giữ mà còn là ngọn lửa lan truyền sự tôn vinh, kính trọng trong toàn xã hội đối với những người làm nhiệm vụ “đưa đò”.
Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc nói riêng, hình ảnh của người giáo viên đóng vai trò như tấm gương chân thực nhất để thuyết phục học sinh, phụ huynh. Chúng ta không thể giáo dục học sinh cách kiểm soát cảm xúc nếu chúng ta chửi bới, đánh đập học sinh khi các em phạm lỗi. Chúng ta không thể giáo dục các em lòng nhân ái, sự biết ơn nếu chúng ta đối xử thiên vị, hay thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn. Chính vì thế, để giáo dục cho học sinh tốt kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc thì bản thân mỗi thầy cô cần biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình khi đứng trước áp lực công việc hàng ngày theo những nguyên tắc sau:
- Khéo léo trong cách xử lý tình huống
Học sinh luôn là những đứa trẻ đang lớn, chính vì thế việc các em phạm lỗi là điều tất yếu sẽ xảy ra, đó chính là một trải nghiệm trong cuộc đời các em. Thay vì dùng những hình phạt phản cảm như đánh đập, quát mắng, giáo viên nên tìm những biện pháp giáo dục phù hợp với tình huống xảy ra.
Ví dụ: Khi nghe tin học sinh Nguyễn Thị Như – lớp 9C1 báo mất trộm máy tính cầm tay loại đắt tiền trong lớp. Thay vì họp lớp, cho cán bộ lục cặp sách từng em, đe dọa để tìm ra thủ phạm, tôi đã xử lý như sau
Tôi bình tĩnh nói:
– Chủ nhiệm các em gần hai năm học, cô tin cả lớp không ai có tính ăn cắp. Máy tính rất giống nhau, các em ngồi học gần nhau, có thể khi ra về vô tình bỏ nhầm vào cặp mà không hề hay biết. Về nhà, mỗi bạn đều lục thật kĩ cặp sách, nhìn kĩ lại máy tính. Nếu phát hiện không phải máy của mình, có thể gửi trực tiếp, gửi qua cô, hoặc bỏ vào ngăn bàn cho bạn nhé!
Kết quả sau 2 ngày, em Như đã thấy máy tính được gửi vào ngăn bàn học của mình.
Nếu hôm đó, tôi quát tháo, cho lục soát có thể tìm ra máy tính ngay trong giờ và trước mặt tất cả các em học sinh, nhưng em học sinh cầm chiếc máy tính đó sẽ không còn tự tin khi đến lớp, các bạn trong lớp cũng sẽ nhìn em ấy với ánh mắt khác, hậu quả về mặt tâm lý là khó tránh khỏi. Cách xử lý của tôi, cũng giúp các em nhận ra bài học ứng xử phù hợp khi có tình huống tế nhị trong lớp.
- Suy nghĩ tích cực
Việc giữ cho mình những suy nghĩ tích cực giúp giáo viên luôn có tâm trạng tốt nhất khi lên lớp, đồng thời lan tỏa năng lượng tích cực đến học sinh. Để làm tốt việc này, giáo viên cần:
- Không để những vấn đề căng thẳng ở nhà làm ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng khi lên lớp.
- Không để ý quá nhiều đến nhược điểm của học sinh, cần tìm ra ưu điểm dù nhỏ nhất và khích lệ các em phát huy hơn nữa.
- Đặt mình vào hoàn cảnh học sinh để thấu hiểu các em hơn.
- Tăng cường khả năng hài hước của bản thân.
- Nhận diện được cảm xúc của học sinh
Trong công tác giáo dục, việc nhận diện tốt cảm xúc của học sinh giúp giáo viên đưa ra những biện pháp giáo giáo dục phù hợp với từng cá nhân học sinh. Giáo viên cần chú ý đến khuôn mặt, cử chỉ, hành vi để hiểu tâm trạng của các em, từ đó có những hỗ trợ về mặt tâm lý hay điều chỉnh hành vi tiêu cực, khích lệ cảm xúc tích cực một cách kịp thời.
3.2. Biện pháp 2: Giáo dục, phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh qua các tiết sinh hoạt theo chủ đề
3.2.1. Chủ đề: “Giảm căng thẳng trước kì thi”
- Mục tiêu:
+ Về kiến thức: Học sinh hiểu được cách ứng phó căng thẳng tâm lý và kiểm soát cảm xúc bản thân trước, trong và sau mỗi kì thi.
+ Về năng lực:
- Năng lực tự chủ: Học sinh làm chủ được các hành vi ứng xử của mình, biết cách ứng phó với những rối loạn tâm lý khi đối diện với các kì thi, giúp đạt kết quả cao hơn trong thi cử.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả với mọi người nhờ biết cách kiểm soát cảm xúc.
+ Về phẩm chất:
- Học sinh có trách nhiệm hơn với các hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh biết cách chia sẻ, yêu thương mọi người và quý trọng bản thân
mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]