SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo – tỉnh Ninh Bình
- Mã tài liệu: MP0148 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 549 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo – tỉnh Ninh Bình”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Giải pháp 1: Tuyển chọn học sinh vào đội tuyển
b. Giải pháp 2: Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho đội tuyển
c. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng quản lý; tạo môi trường giúp học sinh tự tin và hứng thú trong tập luyện
d. Giải pháp 4: Nâng cao thể lực và kỹ thuật
e. Giải pháp 5: Trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh
Mô tả sản phẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình
- Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo – tỉnh Ninh Bình”
Lĩnh vực áp dụng: Đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo
- Nội dung
Trong những năm gần đây, các cấp bộ ngành đã giành nhiều quan tâm đến phong trào bơi học đường. Liên tiếp có nhiêu công văn chỉ đạo về việc tăng cường dạy bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh. Thực hiện theo các công văn chỉ đạo, đoàn tuyển Bơi của nhà trường được thành lập và tham gia thi đấu tại các Giải Bơi do Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình tổ chức. Đội tuyển đã nhiều lần đạt thành tích cao trong các Giải Bơi. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện và thi đấu chúng tôi nhận thấy; Phương pháp quản lý học sinh của giáo viên phụ trách chưa tốt. Chưa có sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường như Đoàn thanh niên, BGH, giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. Chưa lông ghép trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh….
Để góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển và thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng chống đuối nước cho học sinh. Chúng tôi thực hiện; “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo – tỉnh Ninh Bình”
- Giải pháp cũ thường làm
Chi tiết giải pháp cũ
– Sau khi được phân công nhiệm giáo viên phụ trách thực hiện qua các bước sau:
* Tuyển chọn VĐV
– Bước1: Khảo sát học sinh ở một số lớp. Chọn ra học sinh biết bơi từ 50m trở lên.
– Bước 2: Kiểm tra năng lực bơi tại bể đối với những học sinh đã được chọn.
– Bước 3: Chọn những học sinh có thành tích tốt nhất vào đội tuyển.
* Huấn luyện
– Bước 1: Lên kế hoạch tập luyện về kỹ thuật, thể lực cho học sinh
– Bước 2: Huấn luyện theo kế hoạch tại bể bơi.
Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục.
* Ưu điểm
– Đội tuyển đã đạt thành tích tốt tại Giải Bơi học sinh THPT năm 2018-2019 với 7 huy chương ở các nội dung. Toàn đoàn xếp thứ 2/24 trường THPT tham dự.
* Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
– Một vài em có thể hình, năng khiếu không phù hợp với môn bơi.
– Phương pháp quản lý học sinh trong đội tuyển còn chưa tốt khiến một số học sinh ngại ngùng, không hứng thú tham gia tập luyện, còn nghỉ tập nhiều.
– Học sinh chưa hiểu biết về kỹ năng phòng chống đuối nước.
- Giải pháp mới cải tiến
2.1. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp mới.
- Giải pháp 1: Tuyển chọn học sinh vào đội tuyển
Giáo viên thực hiện công tác tuyển học sinh thông qua 4 bước.
– Bước 1: Phát phiếu rà soát đối tượng học sinh trong từng lớp học với các nội dung
Họ và tên | Giới tính | Lớp học | Không biết bơi | Biết bơi < 50m | Biết bơi > 50m | Đã đithi Bơi | Biết về cứu đuối |
– Bước 2: Phỏng vấn, kiểm tra về thể hình đối với những học sinh biết bơi từ 50m trở lên. Chọn ra những học sinh nổi bật về thể hình và khả năng bơi tốt thông qua phỏng vấn.
Thông qua kênh học sinh để tiếp tục tìm hiểu, nắm bắt về khả năng của các em khác.
– Bước 3: Kiểm tra năng lực bơi tại bể đối với những học sinh đã được chọn thông qua bước 2 và những học sinh đã từng tham gia thi đấu.
Nội dung bài kiểm tra: Bơi cự ly 50m với kỹ thuật bơi tốt nhất của bản thân
– Bước 4: Chọn những học sinh có năng lực bơi và thể hình tốt nhất vào đội tuyển.
Kết quả đã chọn được những học sinh tốt nhất tham gia tập luyện. Không còn hiện tượng tuyển học sinh có thể hình và năng khiếu không phù hợp như các năm trước.
- Giải pháp 2: Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho đội tuyển
Cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, BGH gặp gỡ với Ban quản lý bể bơi đăng ký khung thời gian tập luyện và xin giảm giá vé vào bể cho học sinh. Nhờ đó mà học sinh được giảm giá vé từ 30.000đ xuống 15.000đ và được ưu tiên trong thời gian tập luyện. Tiết kiệm cho nhà trường số tiền khoảng 4.500.000đ.
- Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng quản lý; tạo môi trường giúp học sinh tự tin và hứng thú trong tập luyện
– Kết hợp với Giám Hiệu phụ trách và giáo chủ nhiệm để trao đổi với phụ huynh học sinh về nhiệm vụ tham gia đội tuyển. Phối hợp cùng phụ huynh tạo mọi điều kiện cho các em hoàn thành nhiệm vụ nhà trường giao.
– Gửi danh sách học sinh về các lớp, về BCH Đoàn Trường để các thầy cô nắm bắt, động viên và tạo điều kiện cho các em đội tuyển trong qua trình tập luyện.
– Trao đổi với các em về thể thao và cơ hội để khẳng định mình, cơ hội được cống hiến công sức cho nhà trường. Giúp các em có góc nhìn tích cực về hoạt động thể thao.
– Các buổi đầu tập luyện áp dụng lượng vận động thấp, kết hợp với trò chơi vận động trang bị kiến thức về hồi sinh tim phổi để tạo hứng thú và không gây áp lực cho các em
- Giải pháp 4: Nâng cao thể lực và kỹ thuật
– Xây dựng kế hoạch huấn luyện, hệ thống bài tập phù hợp với từng nhóm học sinh. Kế hoạch giảng dạy phù hợp từng học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, trên tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng kế hoạch huấn luyện, hệ thống bài tập phù hợp với từng nhóm học sinh. Kế hoạch giảng dạy phù hợp từng học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, trên tinh thần đổi mới của Bộ G iáo dục và Đào tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]