SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
- Mã tài liệu: BM4156 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 216 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Lan Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Châu Trinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Lan Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Châu Trinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Biện pháp thứ nhất : Đổi mới cách dạy tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
2.3.2 Biện pháp thứ hai: Hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học
2.3.3 Biện pháp thứ ba: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn miêu tả .
2.3.4 Biện pháp thứ tư: Rèn kĩ năng viết bài văn cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có vị trí quan trọng trong việc hình thành và rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Tiểu học trong đó phân môn Tập làm văn có một vị trí đặc biệt quan trọng .
Đối với học sinh trường Tiểu học Lâm Xa, viết văn là một nội dung khó vì môn tập làm văn mang tính đặc thù của môn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Để viết được một bài văn miêu tả hay đòi hỏi các em phải có sự quan sát tinh tế, có vốn từ phong phú, biết cảm nhận sự vật hiện tượng, biết so sánh, nhân hoá, liên tưởng và diễn đạt bằng từ ngữ, hình ảnh trôi chảy, sáng tạo.
Văn miêu tả giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của chương trình sách giáo khoa hiện hành.
Viết được bài văn miêu tả đúng và hay là vấn đề khó đối với cả giáo viên và học sinh. Qua quá trình giảng dạy thực tiễn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cần khắc phục, sửa chữa.
Đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Là một nhà giáo, tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi giáo viên là phải tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng. Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4 tại trường Tiểu học Lâm Xa, tôi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn tập làm văn đồng thời giúp học sinh khối 4 của nhà trường viết được những bài văn hay, tích luỹ được những kinh nghiệm, những kĩ năng cần thiết khi làm bài văn viết mà cụ thể là thể loại văn miêu tả. Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 – Trường Tiểu học Lâm Xa”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Giúp học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lâm Xa có kỹ năng làm bài văn miêu tả hay, sinh động và sáng tạo.
– Giúp bản thân có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết bài văn miêu tả đồng thời qua quá trình nghiên cứu rút kinh nghiệm bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng : Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lâm Xa
– Tài liệu: Sách giáo khoa Tiếng Việt, sách hướng dẫn giáo viên, sách nâng cao Tiếng Việt, các bài văn mẫu …
- 1. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách báo tham khảo để tự nghiên cứu .
– Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung dạy văn miêu tả.
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập các thông tin, thống kê số liệu và xử lý số liệu.
– Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
– Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để KT tính khả thi của đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến:
- Dựa trên cơ sở thực tích lũy từ thực tiễn giảng dạy trong những năm học trước.
- Sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt mà các phân môn khác trong Tiếng Việt đã hình thành.
– Từ đó rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó Tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn và trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp và viết văn.
– Do vậy,việc thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 – Trường Tiểu học Lâm Xa”là dạy học sinh sử dụng được Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập để hoàn thành một “ Bức tranh” về sự vật bằng ngôn từ.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Ở Tiểu học, Tiếng việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại chiếm vị trí khá quan trọng .
Chương trình Tập làm văn lớp 4 có 3 thể loại được thiết kế tổng cộng 62 tiết/năm, được phân bố cụ thể như sau:
TT | Thể loại | Dạng bài cụ thể | Số tiết | Ghi chú |
1 | Văn Kể chuyện | 3 | 19 | |
1.1 | – Khái niệm văn kể chuyện | 1 | ||
1.2 | – Kể chuyện đã nghe, đã đọc | 16 | ||
1.3 | – Kể chuyện theo chủ đề,chủ điểm. | 2 | ||
2 | Văn miêu tả | 4 | 30 | |
2.1 | – Khái niệm văn miêu tả | 1 | ||
2.2 | – Tả đồ vật | 10 | ||
2.3 | – Tả cây cối | 11 | ||
2.4 | – Tả con vật | 8 | ||
3 | Thể loại khác | 5 | 13 | |
3.1 | – Viết thư | 3 | ||
3.2 | – Trao đổi ý kiến | 2 | ||
3.3 | – Giới thiệu hoạt động | 2 | ||
3.4 | – Tóm tắt tin tức | 3 | Giảm tải | |
3.5 | – Điền vào giấy từ in sẵn | 3 | ||
Tổng | 12 | 62 |
Từ bảng phân bố trên ta thấy phân môn tập làm văn lớp 4 gồm có 3 thể loại chủ yếu được thiết kế theo 12 dạng bài với tổng số tiết 60 tiết/năm, trong đó: Thể loại văn miêu tả chiếm 30 tiết trong tổng số 62 tiết – tương ứng gần 50%.
Như vậy văn miêu tả chiếm phần lớn trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4 Trong đó:
– Dạng bài văn tả cây cối thuộc thể loại văn miêu tả gồm 11 tiết chiếm 37%
tổng số tiết trong văn miêu tả và chiếm 18,6 % trong tổng số tiết TLV của
chương trình.
– Dạng bài tả đồ vật gồm 10 tiết chiếm 33,3% tổng số tiết trong văn miêu tả và chiếm 16,1 % trong tổng số tiết TLV của chương trình.
– Dạng bài tả con vật gồm 8 tiết chiếm 26,7% tổng số tiết trong văn miêu tả và chiếm 12,9 % trong tổng số tiết TLV của chương trình .
- 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 4, qua dự giờ thăm lớp, trao đổi, trò chuyện, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè động nghiệp và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy một số hạn chế trong việc dạy viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lâm Xa như sau:
2.2.1. Thực trạng của giáo viên:
Qua quá trình dự giờ, trao đổi, chia sẻ về dạy phân môn tập làm văn lớp 4 dạng bài văn miêu tả của giáo viên trường Tiểu học Lâm Xa trong những năm học gần đây kết quả cho thấy:
Phân môn Tập làm văn lớp 4 là phân môn khó dạy so với các môn học khác đặc biệt là dạng bài văn miêu tả. Đa số giáo viên khi giảng dạy hay thao giảng dạy về dạng văn miêu tả đều cảm thấy e ngại, thiếu tự tin về vốn từ cũng như cách thức tổ chức dạy học đối với dạng bài này vì phân môn tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra qui trình chung nhất cho mỗi loại bài chủ yếu là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Do vậy đôi khi dạy giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng các phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Việc cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết cho các em qua các phân môn của Tiếng Việt và các môn học khác chưa được chú trọng. Mặt khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển, nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như: thiếu vốn sống, vốn hiểu biết về đối tượng cần miêu tả, kể chuyện…hoặc không biết cách diễn đạt về đối tượng cần kể, cần tả.
Từ những kết quả trên ta thấy chất lượng giảng dạy phân môn tập làm văn nói chung và cụ thể là chất lượng giảng dạy giờ dạy tập làm văn ở dạng bài văn miêu tả của giáo viên còn có những hạn chế. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên mới dừng lại ở mức hoàn thành các yêu cầu cơ bản của tiết dạy tức là giúp học sinh biết liệt kê hình ảnh và bước đầu miêu tả hình ảnh theo yêu cầu của đề bài song việc miêu tả rất khô khan, đơn điệu, máy móc; học sinh tả thực thiếu sự liên tưởng . Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc khai thác vốn từ, rèn kỹ năng tư duy, khả năng diễn đạt sáng tạo cho học sinh. Giáo viên chưa chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học. Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn còn hạn chế.
Trong tiết dạy, giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ, câu cảm thán… khi miêu tả đối tượng.
Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn. Hình thức, phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đổi mới làm cho học sinh nhàm chán, chưa yêu thích môn học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]