SKKN Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả
- Mã tài liệu: BM8067 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 574 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Dương Nội |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Dương Nội |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp chung:
– Kỹ năng quan sát, nhận xét.
– Kỹ năng mô tả.
– Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
2. Vận dụng vào bài dạy cụ thể
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình học của học sinh THCS được Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô và các em học sinh quan tâm, có nhiều em học sinh rất coi trọng môn Lịch sử và xem đây là một trong những môn học mà các em ưu thích nhất. Bởi vì các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn này là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nói cách khác nhờ học môn Lịch sử sẽ hoàn thiện cho các em nhân cách sống, có mục đích sống cao đẹp, sống vị tha nhân ái, sống vì mọi người có trách nhiệm với bản thân, với quê hương đất nước mà nơi các em sinh ra. Đây chính là mục đích của Bộ giáo dục thông qua môn Lịch sử để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức và tài.
Tuy nhiên những trong năm gần đây nhiều em học sinh không quan tâm nhiều đến môn học này. Các em chỉ coi đó là môn phụ, không quan tâm đến việc học của mình và thường giành hết thời gian của mình cho các môn học tự nhiên, thậm chí cha mẹ các em cũng hướng con mình không học môn Lịch sử. Một phần quan trọng nữa là tiết học rất khô khan, nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian thường rất dài và khó nhớ, quá nặng về lý thuyết không gây được hứng thú cho học sinh, tình trạng này xảy ra ở nhiều năm ở nhiều lớp và ở nhiều đối tượng học sinh kể cả học sinh khá, giỏi. Các em học trước rồi lại quên khi hỏi lại không nhớ điều gì, kể cả những kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm mà học sinh cần phải nắm được khi học môn Lịch sử.
Cũng phải nhận thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó việc sử dụng tranh ảnh sưu tầm kết hợp với video sẽ góp phần tích cực cách dạy học môn Lịch sử hiện nay, bởi vì tranh ảnh sưu tầm và video không những là hình ảnh minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh sưu tầm kết hợp với video để tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học. Ngoài ra sẽ tạo nên một tiết học Lịch sử sôi nổi, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu sâu sắc nội dung bài học hơn. Bên cạnh đó còn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh.
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác và sử dụng tranh ảnh sưu tầm kết hợp với video có hiệu quả? Tôi mạnh dạn đưa ra đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình như sau: “Biện pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử 8 có hiệu quả tại trường THCS Đông Cương”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh thông qua tranh ảnh sưu tầm và video về những nhân vật lịch sử cũng như những sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế gới, giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ nội dung bài học. Từ đó giúp các em có những hiểu biết nhất định về lịch sử nhân loại, thêm yêu quý và tự hào về những tranh sử hào hùng của dân tộc và ngày càng yêu thích môn Lịch sử hơn.
- 3. Đối tượng nghiên cứu:
– Nội dung chương trình sách giáo khoa, sách bài tập Lịch sử Trung học cơ sở.
– Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình Lịch sử Trung học cơ sở, thuật ngữ lịch sử và các tài liệu có liên quan.
– Đối tượng học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh lớp 8.
– Giáo viên dạy bộ môn và thực trạng việc sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học Lịch sử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Điều tra, phán đoán.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp khảo sát đánh giá.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
– Rèn cho học sinh kĩ năng tường thuật, miêu tả, quan sát, nhận biết, đánh giá, nhận định, so sánh rút ra quy luật, bài học lịch sử.
– Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.
– Học sinh hứng thú tiếp thu bài giảng, hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu.
– Học sinh hiểu biết sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử đã học, thông qua đó khơi dậy những xúc cảm lịch sử.
- NỘI DUNG
- 1. Cơ sở lý luận:
Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập với những cơ hội và thách thức trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để khắc phục nguy cơ tụt hậu cần quan tâm đến đổi mới giáo dục, coi đó là “quốc sách” hàng đầu. Trong đó, tri thức lịch sử không chỉ giúp chúng ta xác định rõ vị trí, điều kiện và khả năng của mình trên bước đường hội nhập quốc tế, mà còn trang bị những hiểu biết cặn kẽ về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới trong tiến trình phát triển.
Tại Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn kinh tế – xã hội của đất nước thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xây dựng những con người mới năng động sáng tạo”, về mục tiêu đào tạo là hình thành thế hệ trẻ phát triển toàn diện: “Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có tri thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tê nhiều thành phần” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII).
Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW 2, khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo là nhằm: “Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học”.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật Giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Tồn tại ở trường phổ thông với tính cách là một khoa học, bộ môn Lịch sử có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động … cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học Lịch sử là vô cùng cần thiết.
Trong những năm trở lại đây, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ… Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học các môn nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học.
- 2. Thực trạng:
2.2.1. Thuận lợi:
– Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình và có tâm huyết với học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]