SKKN Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11 hiểu đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20 (SGK Lịch sử lớp 11 – Cơ bản)
- Mã tài liệu: MP0882 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1001 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Lai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11 hiểu đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20 (SGK Lịch sử lớp 11 – Cơ bản)“ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.2. Con đường dẫn đến mất chủ quyền dân tộc.
2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tư duy phân tích, đánh giá tích cực cho học sinh
2.3.4. Sử dụng phương tiện trực quan sinh động
2.3.5. Biểu đồ hóa tinh thần chiến đấu của nhân dân và triều đình
2.3.6. Bài tập nhận thức
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta, dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào, như Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử Việt Nam, đó là đạo lý muôn đời của dân tộc “ uống nước nhớ nguồn”.
Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế mà môn lịch sử đã được đưa vào giảng dạy ở các bậc học nhưng đối với học sinh hiện nay đều xem môn học lịch sử chỉ là môn học phụ, rất nhàm chán không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh phổ thông đều có một câu hỏi là “ Học lịch sử để làm gì”? Và tại sao phải học lịch sử”? Lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng. Học lịch sử là không cần thiết và học chỉ lấy điểm điều kiện cho qua thôi”.
Việc dạy học lịch sử ở trường THPT Lê Lai cũng vậy, tôi nhận thấy thái độ của các em đối với môn học khá hời hợt, coi thường và đôi khi nhiều em còn bỏ qua không thèm đụng đến vì các em cho rằng ngoài là môn học khô khan với những con số thì còn nhiều sự kiện hiện tượng khó hiểu, khó mường tượng khi chỉ được miêu tả bằng những dòng chữ loằng ngoằng. Nhất là khi giảng dạy cho các em về nội dung bài 19 và 20(SGK lịch sử lớp 11- cơ bản), cả một chặng đường dài của lịch sử với những biến cố lớn lao cho đến ngày nay còn nhiều nội dung phải tranh cãi nhưng chỉ phân phối vẻn vẹn 4 tiết học khiến giáo viên rất khó có thể truyền thụ một cách sâu sắc đặc biệt là trong việc tìm hiểu nguyên nhân mất nước ta dưới thời nhà Nguyễn.
Tôi đồng tình với quan điểm của PGS.TS Vũ Quang Hiển về nhận định: “Không có học trò dốt sử, mà chỉ có những người thầy chưa giỏi về dạy sử” [6] . Song làm thế nào để các em cảm thấy dễ dàng đón nhận những kiến thức thầy cô truyền đạt một cách chủ động, biết đánh giá vấn đề một cách khách quan, đúng với thực tế lại là một điều còn khó hơn .
Mặt khác, giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc, yêu thích say mê hơn đồng thời phát huy tính tích cực và năng lực phân tích các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử…nhằm bồi dưỡng kĩ năng và hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho các em, bản thân tôi rất tâm huyết với bộ môn cùng nhiều năm giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, qua dự giờ thao giảng… tôi cũng xin mạnh dạn trình bày một kinh nghiệm nhỏ về: Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11 hiểu đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20 (SGK lịch sử lớp 11- cơ bản) ở Trường THPT Lê Lai.
Với sáng kiến này tôi hy vọng sẽ góp phần giúp đồng nghiệp tiến hành giảng dạy bài học 19, 20 lịch sử lớp 11 một cách đơn giản mà hiệu quả cao. Giúp các em chủ động trong việc nhận thức đánh giá khách quan các sự kiện hiện tượng lịch sử một cách thấu đáo hòng nâng cao lòng tự hào truyền thống dân tộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đối với giáo viên: Với mong muốn mang kiến thức lịch sử đến gần với các em, hiện thực hóa các sự kiện lịch sử vốn mông lung trong quá khứ để giúp thế hệ trẻ có cái nhìn nhận đúng đắn về quá khứ. Trong phạm vi nhỏ của đề tài, tôi muốn giúp các em học sinh khối 11 trường THPT Lê Lai có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về lịch sử dân tộc thời kì Pháp đặt chân đến xâm lược và lý do đi đến việc mất nước trách nhiệm đó thuộc về ai. Để các em đánh giá đúng về công tội của triều đình vua chúa Nguyễn cũng như giúp các em rút ra được bài học trong thời kì hiện tại cần phải làm gì để giữ nước và bảo vệ vững bền chủ quyền biển đảo dân tộc. Vì vậy, đề tài tôi chọn không nằm ngoài mục đích đó.
Đối với học sinh: Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã góp phần quan trọng trong việc tuyển chọn và phân loại đúng năng lực, trình độ của học sinh; thúc đẩy học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời giải toả gánh nặng tâm lí bộ môn và xây dựng cho các em tình yêu với môn học nhiều giá trị này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của tôi tập trung vào đối tượng học sinh khối 11 Trường THPT Lê Lai năm học 2017 – 2018 nhằm đánh giá tổng kết lại quá trình thực nghiệm phương pháp mới để thay đổi nhận thức của học sinh khi học xong hai bài 19 và 20 (SGK lịch sử lớp 11- cơ bản). Từ đó rút ra những kinh nghiệm mới cho bài học tiếp theo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi đã kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Để có được nguồn tài liệu chính thống đảm bảo nội dung cần nghiên cứu, việc phân tích tổng hợp tài liệu sẽ giúp tôi thu thập thông tin chính xác khi đưa ra vấn đề cần luận giải cho học sinh.
- Phương pháp lịch sử và lôgic
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản trên nhằm liên kết nội dung mang tính hệ thống chặt chẽ , phối hợp với kiến thức các nghành khoa học liên quan như triết học, quân sự, kinh tế…nhằm xâu chuỗi các vấn đề, các sự kiện để làm nổi bật bối cảnh lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Tôi đặt nhà Nguyễn vào bối cảnh cụ thể của thế giới và khu vực để thấy được những biến động phức tạp mà đất nước ta phải đối mặt. Đồng thời đưa các em đến với những con số, những dẫn chứng cụ thể và phân tích quy luật phát triển để tìm ra sự thật
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận
Thi hào Wiliam.A Ward đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói , người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, còn người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”[2].
Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân.
Chính vì thế ta phải giúp học sinh hiểu vì sao phải học lịch sử. Càng quan trọng hơn là chúng ta phải giúp học sinh hiểu tường tận về nguồn gốc lịch sử dân tộc, hiểu sâu sắc về từng bước chuyển mình của mỗi một thời kì để các em có thể chủ động nhìn về quá khứ một cách khách quan. Đó không chỉ là sự hiểu biết đúng đắn quá khứ mà còn giúp ta hành động tốt hơn về hiện tại và tương lai. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức khách quan để đánh giá những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử nói chung và việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp trong thời kì cầm quyền của vương triều phong kiến Nguyễn nói riêng là một điều vô cùng quan trọng.
Trên cơ sở vận dụng lý luận vào quá trình thực nghiệm xin được nêu lên kinh nghiệm giải quyết khó khăn vừa nêu trên qua đề tài: Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 11 hiểu đúng về nguyên nhân mất nước ta cuối thế kỉ XIX trong bài 19, 20 (SGK lịch sử lớp 11- cơ bản) ở Trường THPT Lê Lai
2.2. Thực trạng dạy học môn lịch sử tại trường THPT Lê Lai
2.2.1. Thực trạng chung
Qua những năm giảng dạy lịch sử ở trường THPT Lê Lai tôi thấy lịch sử là một môn học khô khan, ít sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh rất thụ động và hầu như không yêu thích bộ môn lịch sử.
Bên cạnh đó, một số giáo viên có thâm niên chủ yếu dạy chay theo lối truyền thống hoặc ngại sử dụng công nghệ thông tin khiến tiết học trở nên nhàm chán. Còn học sinh lại coi môn học là phụ không cần thiết nen lơ là không chú ý khiến chất lượng môn học không cao.
2.2.2. Thực trạng dạy bài 19, 20 – lịch sử lớp 11 tại trường THPT Lê Lai
* Về phía giáo viên.
Khi giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 11 bài 19 và 20 Việt Nam thời cận đại , các em sẽ tìm hiểu về một giai đoạn có thể nói là hết sức cam go với những diễn biến phức tạp mà cho đến nay vẫn còn nhiều công trình nghiên cứu đang tranh cãi thảo luận sôi nổi. Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa đầy đủ, đã từng có những đánh giá khá nặng nề về triều Nguyễn, như cho là “ phản động toàn diện”, là “ cõng rắn cắn gà nhà” là “ rước voi về dày mã tổ”, để rồi cam tâm bán nước cho giặc. Vì vậy để đánh giá nhìn nhận lại một cách khách quan đúng đắn về vấn đề nước ta rơi vào tay thực dân Pháp – trách nhiệm có phải hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn hay không đòi hỏi một thời lượng rất dài để trình bày.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]