SKKN Biện pháp tổ chức dạy học trải nghiệm về đo diện tích trong giờ học Toán lớp 5 (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT5007 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 332 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 9 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 9 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp tổ chức dạy học trải nghiệm về đo diện tích trong giờ học Toán lớp 5 (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Hình thành khái niệm về diện tích thông qua trực quan
Bước 1. Giáo viên nghiên cứu nội dung và xây dựng phương án thực hành, trải nghiệm ở mỗi bài học.
Bước 2. Tổ chức thực hành, trải nghiệm.
Bước 3: Đánh giá sau thực hành, trải nghiệm
3.2. Thực hành, vận dụng
Bước 1. Cho học sinh ôn lại bảng đơn vị đo đại lượng.
Bước 2. Ra bài tập tình huống để học sinh tính toán.
Bước 3. Vận dụng giải quyết các vấn đề ngoài thực tế.
Mô tả sản phẩm
I. THÔNG TIN CHUNG
- Tên biện pháp
Biện pháp tổ chức dạy học trải nghiệm về đo diện tích trong giờ học Toán.
- Tác giả
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp
Môn Toán tại lớp 5A2, năm học 2022 – 2023
II. NỘI DUNG
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện biện pháp:
Qua nhiều năm giảng dạy đối với học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học xã Mường Mít. Bản thân tôi đã gặt hái được nhiều thành công về chất lượng giáo dục. Hằng năm, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đều đạt 100% kế hoạch, không có học sinh lưu ban. Cá nhân tôi cũng đã nỗ lực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về chất lượng nói chung thì các em vẫn còn hạn chế về kiến thức, kĩ năng ở mỗi môn học. Một trong những hạn chế đó là kiến thức, kĩ năng đo diện tích trong môn Toán. Ở nội dung này tôi thấy nhiều em học sinh còn gặp khó khăn như sau:
– Chưa xác định được đơn vị đo nào lớn hơn, đơn vị đo nào bé hơn.
– Khả năng ước lượng trước khi đo và sau khi đo sai số nhiều.
– Việc đổi các đơn vị đo diện tích trong bảng chưa thành thạo.
Ở dạng bài bảng đơn vị đo diện tích, các em đã được học về một số đơn vị đo diện tích từ các lớp dưới. Đến đầu năm học lớp 5, tôi đã khảo sát thực tế học sinh về những nội dung mà các em đã được học như: nêu các đơn vị đo diện tích đã học; đổi đơn vị đo diện tích; nêu cách đo diện tích bề mặt phẳng… Sau khi khảo sát đầu năm, tôi thu được kết quả như sau:
Số HS
tham gia |
Kết quả khảo sát | Ghi chú | |||
Điểm
dưới 5 |
Điểm
5- 6 |
Điểm
7-8 |
Điểm
9-10 |
||
22 | 6/22
= 27,3% |
5/22
= 22,7% |
9/22
= 40,9 % |
2/22
= 9,1% |
Với kết quả khảo sát nội dung về diện tích, tôi thấy chất lượng học sinh còn thấp (còn 6 học sinh chưa đạt 5 điểm, số học sinh có điểm trung bình và chưa đạt chiếm 50%). Nếu trong năm học 2020-2021 này học sinh không được củng cố về kiến thức và học tập nội dung này một cách bài bản thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môn Toán nói chung và nội dung về diện tích hình nói riêng.
Với mong muốn ở chương trình lớp 5 trong năm học 2022-2023, các em học tốt hơn về đơn vị đo diện tích, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp dạy học trải nghiệm về đo diện tích trong giờ học Toán đối với học sinh lớp 5A2 của tôi.
2. Phạm vi triển khai thực hiện biện pháp
– Biện pháp thực hiện tại lớp 5A2, năm học 2022-2023 với 22 học sinh.
– Thời gian thực hiện từ đầu năm học đến ngày 20/10/2022.
3. Mô tả biện pháp dạy học trải nghiệm về đo diện tích trong giờ học Toán.
3.1. Hình thành khái niệm về diện tích thông qua trực quan
- a) Nội dung biện pháp
– Dạy về đơn vị đo diện tích nào thì cho học sinh quan sát bề mặt của một đơn vị đo diện tích đó và so sánh với các đơn vị đo diện tích đã học (mối liên hệ với các đơn vị trong bảng đơn vi đo). Qua đó học sinh có thể ước lượng được một bề mặt có thể có diện tích ở khoảng nào và với đơn vị đo phù hợp thông qua trực quan.
– Sử dụng trực quan là cho HS quan sát, ước lượng về diện tích của bề mặt để nắm vững hơn về mối quan hệ của các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo diện tích (xác định được một đơn vị đo diện tích nào lớn hơn, nhỏ hơn)
– Biện pháp này hướng dẫn học sinh trong suốt quá trình học.
- b) Các bước thực hiện
Bước 1. Giáo viên nghiên cứu nội dung và xây dựng phương án thực hành, trải nghiệm ở mỗi bài học.
– Trước khi dạy bất cứ bài học nào, giáo viên cần phải nắm được nội dung năng lực, phẩm chất cần đạt của bài đó; đánh giá khả năng học tập, tiếp thu của học sinh; chuẩn bị các phương án, hình thức dạy học; phương tiện dạy học … qua đó đưa ra phương pháp dạy học, hình thức tổ chức thực hành, trải nghiệm của bài cho phù hợp với học sinh.
– Mỗi bài dạy, đều có các nội dung kiến thức bài học mới, thực hành và liên hệ mở rộng. Chính vì vậy, giáo viên nghiên cứu kĩ bài học, lựa chọn nội dung nào cần được thực hành, trải nghiệm trong bài để qua đó giúp các em chiếm lĩnh năng lực, phẩm chất mới hoặc củng cố những năng lực đã học. Mỗi bài, mỗi nội dung đều có các phương án thực hành, trải nghiệm khác nhau. Đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương án phù hợp nhất để đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Dạy về đơn vị đo diện tích “Mi-li-met vuông (mm2); Đề-ca-met vuông (dam2); giáo viên có thể có kế hoạch cho học sinh tự đo diện tích của bề mặt có đơn vị là 1mm2 hoặc 1dam2 và rút ra mối quan hệ với các đơn vị đo liền kề tuy nhiên cách làm này không thể áp dụng với đơn vị héc-ta. Đối với đơn vị héc-ta, ta có thể cho học sinh thực hành đo theo nhóm với đơn vị 1dam2, sau đó cho học sinh ước lượng gấp số đo diện tích đó lên 100 lần thì sẽ được 1ha, từ đó các em có thể lấy được ví dụ về các bề mặt có diện tích dùng với đơn vị ha phù hợp.
Học sinh vẽ bề mặt có diện tích 1mm2
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]