SKKN Biện pháp xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm (W+PPT)

Giá:
200.000
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: Lớp 1
Bộ sách:
Lượt xem: 389
Lượt tải: 2
Số trang: 14
Tác giả: Lê Thị Thu Mai
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lương Thế Vinh
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 14
Tác giả: Lê Thị Thu Mai
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lương Thế Vinh
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là biện pháp
2.1. Ổn định nề nếp, tạo môi trường thân thiện
2.2. Xây dựng nề nếp học tập trên lớp, trường
2.3. Xây dựng nề nếp học tập ở nhà
2.4. Thường xuyên phối hợp với Phụ huynh học sinh

Mô tả sản phẩm

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP

  1. Tên biện pháp: Biện pháp xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm
  2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Công tác chủ nhiệm
  3. Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 1… Trường Tiểu học…
  4. Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
  5. Tác giả:…

II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP

1. Tình trạng giải pháp đã biết

 Tương lai, sự tường tồn và phát triển của mỗi đất nước, mỗi dân tộc luôn phụ thuộc vào thế hệ trẻ: “Con trẻ là cái mầm, cái búp của dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập” (Trích “Trẻ em Việt Nam”- Hồ Chí Minh 1942).

Ở bất kì giai đoạn cách mạng nào, Trẻ em luôn được sự quan tâm chu đáo. Bác Hồ, người cha kính yêu của dân tộc đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói ấy cho thấy đã từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo dục. Trẻ em là tương lai của đất nước, việc đầu tư cho giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu.

Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm giảng dạy lớp Một. Việc rèn nề nếp cho Học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp Một là một nhiệm vụ rất cần thiết. Bởi mọi thói quen sinh hoạt, học tập cũng như nhận thức khác biệt, thay đổi hoàn toàn khi trẻ từ lớp mẫu giáo lên lớp Một. Đòi hỏi người giáo viên phải luôn có tâm huyết yêu nghề, mến trẻ, luôn có tình yêu thương như trái tim người mẹ và đặc biệt phải có tính chịu khó, kiên trì để rèn luyện tốt các em học sinh.

Là một giáo viên chủ nhiệm công tác tại trường nhiều năm tôi nhận thấy Ban giám hiệu nhà trường cũng như các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và phụ huynh đã tạo điều kiện cho tôi rất nhiều như: cơ sở vật chất, lớp học, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, trang thiết bị dạy học… để phục vụ cho giảng dạy. 

Thực hiện giảng dạy chương trình lớp Một, theo quy định những tuần học đầu tiên một số môn học có những tiết làm quen với học sinh, ổn định nề nếp lớp… Đó chính là thời gian giúp giáo viên xây dựng nền nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức tiếp thu những kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học. 

Sĩ số lớp học không quá đông (25 học sinh), phần lớn các em đều ngoan, hiền, luôn nghe lời giáo viên. Một số phụ huynh cũng đã hiểu hơn, quan tâm hơn việc học của con em so với trước đây. Vậy nên giáo viên cũng có cơ hội nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những ưu điểm và khuyết điểm của các em để từ đó có kế hoạch rèn nề nếp cho các em.

Bên cạnh đó, công tác giảng dạy và quản lý của giáo viên chủ nhiệm vẫn gặp một số khó khăn nhất định. Học sinh lớp Một là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, học sinh vào lớp Một là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc sống và phát triển tâm lí. Sự hiểu biết của các em không đồng đều, có em hết sức nhanh nhẹn nhưng lại có em còn quá nhút nhát. Mặt khác thói quen và nền nếp ở trường Mầm non không giống với trường tiểu học. Học sinh chưa có ý thức tự giác cao, bên cạnh đó nhiều gia đình ít quan tâm dẫn đến các em chưa có ý thức, trách nhiệm trong học tập và kỉ luật còn rất tự do chưa đi vào nề nếp.

Những năm đầu làm công tác chủ nhiệm lớp Một, tôi đã rất vất vả với việc xây dựng và ổn định nề nếp lớp. Hầu hết các em còn lúng túng trong việc sử dụng sách vở, đồ dùng học tập của từng môn học, cách giơ tay giơ bảng, xếp hàng ra vào lớp, tập trung kém, thích nói chuyện riêng….. nên lớp học thường mất trật tự làm cho tiết học bị gián đoạn. Tiết dạy không đảm bảo thời gian do phải ổn định lớp.

Rèn nề nếp cho học sinh là mục tiêu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải được xuyên suốt trong quá trình dạy học của trường phổ thông. Việc rèn nề nếp phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. 

* Kết quả khảo sát nề nếp đầu năm học: 

Năm học 2022 – 2023, Lớp tôi chủ nhiệm có 25 học sinh trong đó có 12 học sinh nữ, 13 học sinh nam và 1 học sinh học hòa nhập.

        Tổng số học sinh tham gia khảo sát là 25 học sinh.

      * Kết quả khảo sát nền nếp đầu năm học: 

Nội dung điều tra khảo sát  Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL % SL %
1. Em lễ phép, vâng lời thầy cô.  13 52 7 28 4 16 1 4
2. Tự giác xếp hàng khi nghe hiệu lệnh. 0 0 0 0 3 12 22 88
3. Mặc trang phục đúng quy định  10 40 6 24 6 24 3 12
4. Em giúp đỡ bạn bè. 8 32 10 40 5 20 2 8
5. Giữ trật tự khi GV chuyển tiết. 5 20 5 20 10 40 5 20
6. Em tập trung nghe cô hướng dẫn bài. 5 20 5 20 10 40 5 20
7. Em đi học trễ. 4 16 4 16 5 20 12 48
8. Em quên đồ dùng học tập ở nhà. 6 24 3 12 4 16 12 48

 

       Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy tỉ lệ phần trăm học sinh chưa hình thành được nề nếp, ý thức chưa tự quản còn khá cao. Nhiều em còn thích chơi hơn là học và chưa đi vào nền nếp khuôn khổ của lớp học.

Xuất phát từ những yếu tố trên bản thân tôi đã chọn biện pháp: “Biện pháp xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm”.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là biện pháp

2.1. Ổn định nề nếp, tạo môi trường thân thiện

Với học sinh đầu cấp – học sinh lớp 1, những ngày đầu tiên đến trường luôn gặp những khó khăn về tâm lý. Bước vào một môi trường mới với nhiều điều mới lạ, đa phần các em cảm thấy lạc lõng và ngại tiếp xúc. Chính vì lẽ đó, giáo viên chủ nhiệm mang trên mình như một chiếc cầu nối, nối lại tất cả các yếu tố mới với học sinh của mình, tạo được sự gần gũi, mang đến cảm giác an toàn để từ đó các em có thể mở lòng hơn, tích cực giao lưu với thầy cô và bạn bè. Để thực hiện được điều này, ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, trước hết tôi tiến hành: 

* Tìm hiểu, nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh gia đình, tính cách tâm tư nguyện vọng cũng như năng lực của từng em thông qua các giáo viên Mầm non.

* Dành thời gian 1 tuần tổ chức cho học sinh giao lưu làm quen với trường học, với các bạn trong lớp bằng các hoạt động: chào hỏi thầy cô – bạn bè, giới thiệu bản thân, giao lưu văn nghệ giúp các em tự tin, mạnh dạn thể hiện mình hơn, tạo được tinh thần đoàn kết. Tham quan trường học ( giáo viên dẫn học sinh đi quan sát và giới thiệu các phòng chức năng , phòng truyền thống,  phòng học, khu vui chơi, phòng vệ sinh…) để các em làm quen, hiểu được tác dụng, nắm được cách sử dụng và sẽ tự mình thực hiện đúng.

* Giáo viên đọc cho học sinh nghe nội quy trường học, nội quy lớp học để học sinh nắm và từ đó thực hiện tốt theo nội quy.

* Bầu ban cán sự lớp: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia bầu chọn ban cán sự lớp dưới hình thức tự nguyện. Giáo viên có thể tìm hiểu các em từng làm ban cán sự lớp ở lớp mầm non hoặc cho các em xung phong tự nguyện tham gia, điều này sẽ giúp cho các em cảm thấy thoải mái, tự tin và phát huy được năng khiếu của mình.

Ban cán sự lớp bao gồm: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó và 3 tổ trưởng. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các em để các em biết vai trò của mình trong các hoạt động. Ví dụ: Hàng ngày, hàng tuần sẽ tiến hành công việc của mình như: Đầu giờ Tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn: Soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ dùng học tập, trang phục, đi học đúng giờ. Các tổ trưởng tập hợp kết quả tổ của mình báo cáo với lớp trưởng và đầu mỗi giờ học, lớp trưởng sẽ báo cáo cô giáo chủ nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức giáo viên trực tiếp nhắc nhở từng học sinh vi phạm hay khen ngợi nếu lớp đầy đủ.

Khi các em đã ổn định nề nếp, đã thấy được sự thân thiện của môi trường học tập mới, chúng ta sẽ lấy đó làm bước đà cho việc hình thành, rèn luyện nề nếp học tập ban đầu, đó cũng chính là yếu tố góp phần thành công cho quá trình học tập, rèn luyện sau này.

 2.2.  Xây dựng nề nếp học tập trên lớp, trường

* Nề nếp Ra vào lớp: 

Giáo viên thông báo thời gian vào học để học sinh ghi nhớ, hướng dẫn học sinh xếp hàng ngăn ngắn, thẳng hàng khi nghe lệnh trống để vào lớp học hoặc ra sân tham gia hoạt động ngoài trời. Ngoài ra hướng dẫn các em cách xin phép khi ra ngoài hoặc vào lớp khi cần thiết thể hiện sự lễ phép không làm ảnh hưởng tới bạn khác.

Hướng dẫn học sinh biết chào hỏi lễ phép khi gặp các thầy cô giáo và bạn bè.

* Sử dụng đồ dùng học tập: 

Ban đầu học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng của từng môn học, cách giơ bảng hoặc khi lấy được đồ dùng học tập rồi lại loay hoay với việc tìm bài học… Nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách mở sách giáo khoa, sắp xếp đồ dùng và sử dụng  sách vở cho các em. Cụ thể khi có hiệu lệnh lấy bảng, lấy sách vở, học sinh chỉ cần nhìn kí hiệu cô đã quy định là các con sẽ hiểu.Ví dụ: Khi đọc học sinh, dùng que chỉ đúng chân chữ, khi đọc xong học sinh kẹp que chỉ vào trang bài vừa đọc rồi gập lại, khi giáo viên yêu cầu mở lại trang đó sẽ không bị mất nhiều thời gian.

Hướng dẫn học sinh cách tự giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập ( giữ sách vở luôn sạch sẽ, không nhàu nát, quăn góc, không vẽ bậy lên sách…). Học sinh tham gia thi đua “giữ vở sạch – chữ đẹp’’

* Tham gia học tập: 

Ngay từ đầu tôi hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cách giơ tay, cách ngồi viết, cách cầm và viết bảng, vị trí để bảng con, bảng cài, sách, cách dò bài trong 15 phút đầu giờ.

Trong giờ học, giữa giáo viên và học sinh thống nhất một số quy ước thay cho việc dùng lời nói như: V thì học sinh lấy vở tập viết, b lấy bảng, S lấy sách,  N2 thảo luận nhóm đôi, N4 thảo luận nhóm bốn. Em nào lấy và cất các dụng cụ học tập nhanh và không gây ra âm thanh lớn thì tôi biểu dương trước lớp. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhẹ nhàng nên đảm bảo đủ thời gian cho từng hoạt động học tập.

Trong giờ học vần thì tôi sử dụng cách đặt thước để làm kí hiệu khi phát âm, khi phân tích tiếng, khi đánh vần, khi đọc trơn. Thống nhất cách đánh vần theo dãy, cá nhân, cả lớp. Lúc đầu các em chưa quen và không nhớ các kí hiệu nhưng mỗi ngày đều thực hiện và làm thường xuyên chỉ thời gian ngắn là các em làm rất nhịp nhàng và nhanh.

Hướng dẫn học sinh khi nói hay khi đứng dậy trả lời bài thì luôn phải dạ, thưa tránh trả lời cộc lốc.

 * Trang trí và vệ sinh lớp học:

Việc trang trí, vệ sinh lớp học sạch sẽ là tạo môi trường thân thiện, thu hút các học sinh thêm gắn bó, yêu thương trường lớp.

Tôi hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học hằng ngày , quét dọn, lau chùi bàn ghế, đổ rác đúng quy định, không vứt rác bừa bãi, thấy rác ở bất cứ đâu là phải tự giác nhặt bỏ vào thùng rác ngay. Những tuần đầu giáo viên cùng làm với học sinh sau đó học sinh sẽ quen dần và có thể tự cùng nhau thực hiện mỗi ngày. Luôn giữ lớp học sạch sẽ khi đầu buổi học cũng như khi cuối giờ học ( giữ chỗ ngồi luôn sạch sẽ )

Giáo viên cùng học sinh trang trí lớp học gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục học sinh ví dụ:  tạo góc thiên nhiên với những chậu cây, chậu hoa nhỏ nhắn và hướng dẫn các em chăm sóc tưới nước hàng ngày nhằm hình thành ý thức yêu thiên nhiên ở mỗi học sinh.

* Trang phục hàng ngày:

Giáo viên nêu quy  định cho học sinh ghi nhớ mang áo quần đồng phục đúng ngày ( thứ hai: đồng phục áo trắng, thứ 5: đồng phục áo đỏ sao vàng). Tuy nhiên giáo viên cũng luôn nhắc nhở học sinh mang trang phục phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khỏe.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)