SKKN Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0142 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1265 |
Lượt tải: | 35 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Bùi Thị Giang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Bùi Thị Giang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng
1.1 Tổ chức diễn đàn
1.2. Tổ chức tham quan
1.3. Tổ chức hoạt động đọc sách, trò chuyện với nhân chứng lịch sử
2. Tổ chức phong trào “xung kích – đồng hành”
2.1 Thành lập các đội xung kích, tuyên truyền
2.2. Thành lập các Câu lạc bộ
2.3 Tổ chức các cuộc thi, hội thi
3 Thực hiện công tác xây dựng Đoàn – Đoàn tham gia xây dựng Đảng
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mang đến cho nhân loại nguồn tri thức khổng lồ, sự kết nối rộng lớn và một thế giới luôn thay đổi. Để thích ứng với sự thay đổi ấy, con người hướng đến xây dựng “xã hội học tập” và phát triển nền “giáo dục suốt đời”. Học tập suốt đời giúp người học luôn cập nhật những kiến thức và hiểu biết mới có ý nghĩa về mặt xã hội, chính trị, văn hóa; góp phần tích cực xây dựng một xã hội bền vững.Trong đó, tự học là cốt lõi để giải quyết vấn đề học tập suốt đời.
Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, vấn đề giáo dục học sinh tự học cũng được đề cập nhiều lần.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là trong thanh niên”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học….Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực…”
Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT được quan tâm đáng kể. Việc thực hiện chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hướng đến Chương trình Phổ thông 2018 đã thúc đẩy giáo viên các bộ môn luôn trăn trở với yêu cầu cần nâng cao hơn nữa năng lực tự chủ, tự học cho học sinh.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp, các nhà trường phải linh hoạt thích ứng với tình hình, diễn biến của dịch bệnh. Việc kết hợp hình thức dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến được các nhà trường sử dụng thường xuyên nên vai trò của năng lực tự chủ, tự học của học sinh càng trở nên quan trọng hơn.
Tuy vấn đề bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh được chú trọng ở nhiều môn học, qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên nhưng vai trò to lớn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở vấn đề này chưa được đánh giá đúng mức.
Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần giáo dục toàn diện học sinh THPT.
Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái”
- Mục đích nghiên cứu Xây dựng được hệ thống các phương pháp, mô hình để bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái.
- Đối tượng nghiên cứu
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái
4. Phạm vi nghiên cứu
Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá được vai trò của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái.
Đưa ra một số hình thức triển khai, tổ chức công tác đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái.
- Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; quán triệt những tư tưởng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục. Đề tài còn được thực hiện dựa trên các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp liên ngành… để đảm bảo tính hiệu quả của vấn đề mà đề tài đặt ra.- Phương pháp thực nghiệm
7. Giả thiết khoa học
Hiện nay, việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh được chú trọng ở nhiều môn học nhưng vai trò to lớn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà trường chưa đánh giá đúng vai trò của công tác đoàn và phong trào thanh niên đối với việc bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh, tổ chức các hoạt động đoàn chưa có chiều sâu, hình thức còn nghèo nàn, nhàm chán. Vì vây, việc đa dạng hóa hình thức tổ chức đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực tự chủ, tự học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện học sinh
8. Dự báo đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra một số hình thức, biện pháp tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái. Qua đó, góp phần to lớn vào việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tạo điều kiện tiếp cận Chương trình phổ thông 2018. Đề tài có thể áp dụng cho việc phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở các trường THPT có đặc điểm tương đồng với trường THPT Phạm Hồng Thái.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh, công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, …thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
- Năng lực tự chủ: là khả năng tự đưa ra các quyết định sáng suốt, xuất phát từ chính bản thân mình mà không chịu sự tác động, ép buộc bởi bất cứ ai.
- Năng lực tự học: là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Công tác đoàn và phong trào thanh niên: là những công việc, phong trào, hoạt động mà tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đảm nhận, tổ chức thực hiện.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một công việc có vị trí rất quan trọng. Chỉ có tự học, tự bồi dưỡng và rèn luyện bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau học sinh mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức, kĩ năng để có được sự tự tin trong cuộc sống và công việc.
Trong quá trình tự học, HS cần vận dụng các năng lực trí tuệ để giải quyết vấn đề. Điều này đòi hỏi HS phải là chủ thể của quá trình nhận thức, biết cách tự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, phê phán,… để hiểu kiến thức sâu sắc hơn. Vì thế, tự học giúp học sinh có thể nâng cao kiến thức và hiệu quả học tập.
Trong hoạt động tự học, kiến thức mà người học chiếm lĩnh được thông qua các hoạt động tư duy của bản thân. Người có khả năng tự học có thể thu thập và xử lí thông tin, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của mình. Do đó, tự học giúp người học có khả năng tự giải quyết các vấn đề học tập, biết vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Tự học cũng góp phần hình thành các kĩ năng, phương pháp học tập khoa học. Khi tự học, các thao tác tư duy lặp đi lặp lại nhiều lần, góp phần hình thành cho người học các kĩ năng, phương pháp học tập cho người học. Do vậy, tự học là cốt lõi của cách học, như Bác Hồ đã từng nói: “về cách học phải lấy tự học làm cốt”.
Khi tự học, người học phải sử dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, khái quát, trừu tượng hóa,… để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, do đó tư duy cũng được rèn luyện thường xuyên. Trong quá trình học tập, với cùng một lượng kiến thức nhưng các nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, điều này giúp người học rèn luyện được các kĩ năng và năng lực giải quyết vấn đề, từ đó tư duy của người học cũng dần được phát triển.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các nguồn thông tin được cung cấp đa dạng dưới nhiều phương thức và hình thức khác nhau. Do vậy, nếu người học có kĩ năng tự học tốt sẽ vận dụng được nguồn thông tin phong phú, đa dạng trong việc thu nhận kiến thức cho mình. Ngày nay, tự học có vai trò quan trọng, là điều kiện quyết định thành công và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của con người.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lực tự chủ, tự học, Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Bộ GD-ĐT đã đặt ra yêu cầu cần đạt về năng lực tự chủ, tự học, tự hoàn thiện đối với học sinh Trung học phổ thông như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]