SKKN Các giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc
- Mã tài liệu: BM4120 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 288 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Các giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Thứ nhất, trong quá trình dạy học người giáo viên không những chỉ cung cấp cho học sinh những nội dung đơn thuần mà phải tìm tòi những phương pháp để giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Nhất là phân môn Tập đọc nếu giáo viên không biết tổ chức lớp học theo hướng tích cực thì tiết học sẽ diễn ra đều đều dễ gây nhàm chán cho học sinh. Do đó giáo viên cần tạo được môi trường thoải mái, thân thiện để học sinh thực sự chủ động trong học tập, phát huy hết mọi khả năng của bản thân để lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất. Người giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, vận dụng tốt các phương pháp dạy học, như phương pháp gợi mở – vấn đáp; phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ;…
Mô tả sản phẩm
1/ MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển do đó ngành giáo dục không thể không thay đổi, không thể không đổi mới. Vì vậy, năm 2013, Hội nghị Trung ương khóa 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Nghị quyết Số 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết định hướng: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện theo nghị quyết số 29, Bộ Giáo dục đã có nhiều giải pháp lớn trong nền giáo dục để đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học rất quan trọng, nó là con đường để cung cấp kiến thức cho học sinh. Dù ở cấp nào, trình độ lứa tuổi nào cũng rất cần một phương pháp truyền thụ dễ hiểu nhất. Đặc biệt là ở bậc Tiểu học bởi vì ở lứa tuổi các em nhận thức còn thấp, để nắm bắt và tiếp nhận được các kiến thức khó, trừu tượng thì đòi hỏi ở người giáo viên phải có một phương pháp phù hợp để giúp các em tiếp nhận nội dung một cách dễ dàng hơn.
Xuất phát từ mục đích đó mà trong từng môn học, tiết học, từng hoạt động dạy học, từng câu hỏi giáo viên cần phải biết vận dụng, kết hợp đưa vào những phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Đấy là vấn đề thiết thực để hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới,
Trong bậc tiểu học, phân môn Tập đọc có một vị trí rất quan trọng. Đây là một phân môn giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp đồng thời là thước đo để đánh giá kết quả học tập của các em. Học tập đọc giúp học sinh phát huy vốn kiến thức văn học.Thông qua các bài tập đọc, học sinh phát huy được vốn ngôn ngữ, vận dụng những kiến thức từ ngữ, ngữ pháp đã học để trình bày, diễn đạt một vấn đề thông qua một bài học cụ thể. Song trên thực tế, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh trường tôi thực nghiệm nói riêng đa phần còn gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài đọc. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các em chưa tích cực khi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Một số em chưa chịu khó tư duy tìm câu trả lời, đặc biệt là những câu hỏi mang tính suy luận.Một số em có tư duy linh hoạt thì các em còn hứng thú trong giờ học còn những học sinh còn hạn chế thì thường biểu hiện sự chán nản, không thích tìm tòi mà chỉ ỷ lại, không mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Vì vậy trong giờ tập đọc nếu gặp những câu hỏi khó phần lớn chỉ có giáo viên làm việc còn học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức.
Với lý do đó tôi quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc” để góp phần giúp các em có hứng thú trong quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn nhằm ngày càng phát triển toàn diện về nhân cách của bản thân trở thành con người có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích nắm rõ thực trạng việc dạy học tập đọc ở lớp 4, để từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp, các cách hữu hiệu giúp học sinh học tốt phần tìm hiểu bài, trả lời tốt các câu hỏi đặc biệt là các câu hỏi khó nhằm nâng cao chất lượng dạy học tập đọc ở lớp 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Là những biện pháp, cách thức nhằm giúp học sinh lớp 4 học tốt phần tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc.
– Học sinh lớp 4 – Trường Tiểu học Định Long– Năm học ……..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện sáng kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
a/ Phương pháp điều tra quan sát.
b/ Phương pháp đối chiếu so sánh.
c/ Phương pháp thực nghiệm.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học tập đọc:
Luật giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu giáo dục Tiểu học nước ta hiện nay là “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành bước đầu xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên THCS”. Như vậy giáo dục trong nhà trường hiện nay nhấn mạnh mục đích đào tạo phát triển con người toàn diện.
Từ việc xác định mục tiêu tổng quát của toàn bậc tiểu học, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành một chương trình mới nhằm đáp ứng được mục tiêu đã đề ra: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc ngày càng thành thạo, rèn tốt cả hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học sinh. Đáp ứng mục tiêu đào tạo của bậc Tiểu học.
Trong chương trình tiểu học, môn học không thể thiếu đối với học sinh là môn Tiếng Việt vì tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp của trẻ. Trong môn Tiếng Việt nói chung và môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng thì phân môn Tập đọc có vai trò hết sức quan trọng. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 có 63 bài thuộc các loại văn bản nghệ thuật, báo chí khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ (có 2 bài thơ ngắn được dạy trong 1 tiết). Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí tự chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường.
Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch về năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học, có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu: Hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Học sinh học tập đọc chính là học các kĩ năng để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi như mục tiêu môn học đã xác định. Kiến thức hay tư tưởng, tình cảm, nhân cách của học sinh chỉ được hình thành và phát triển khi việc dạy học kĩ năng đọc có hiệu quả.
Phân môn Tập đọc ở lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành và phát triển từ các lớp dưới đồng thời rèn luyện một kỹ năng mới trong phần luyện đọc lại, đây là mức độ cao, muốn đạt được thì học sinh phải nắm được nội dung văn bản qua các câu hỏi của bài tập ở cuối mỗi bài tập đọc.
2.2. Thực trạng của việc dạy học tập đọc ở lớp 4 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a/ Về chương trình và sách giáo khoa:
– Chương trình gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm, phân bố các bài tập đọc theo các chủ điểm, có nhiều chủ điểm được thể hiện theo nguyên tắc đồng tâm, tích hợp. Nhìn chung các chủ điểm và nội dung các bài tập đọc cụ thể có tính giáo dục, giá trị nghệ thuật cao.
Trong phân môn Tập đọc, các bước được thực hiện phù hợp với đặc thù của phân môn: đọc thành tiếng – đọc thầm – tìm hiểu bài và luyện đọc lại.
– Phong cách của các văn bản có nội dung phong phú nhưng còn một số câu hỏi hướng dẫn nặng nề tái hiện văn bản, mang tính áp đặt, có các câu hỏi ở loại bài khoa học khó, trừu tượng… làm cho học sinh lúng túng trong quá trình tìm hiểu nội dung văn bản.
b/ Quy trình dạy Tập đọc lớp 4:
- Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên cho 2 -3 em học sinh đọc thành tiếng hoặc học thuộc lòng bài tập đọc trước đó. Đặt một số câu hỏi về nội dung để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu.
- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bằng câu hỏi gợi mở hoặc tranh ảnh… hay diễn giải bằng lời, giáo viên giới thiệu ngắn gọn, không làm mất nhiều thời gian.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]