SKKN Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9041 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1597 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Phú |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Phú |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Xác định được mục tiêu bài học
2.3.2. Xác định được kiến thức liên môn sẽ tích hợp để giải quyết các vấn đề của bài học
2.3.3. Xác định đối tượng dạy học của bài học
2.3.4. Dự kiến thiết bị dạy học, học liệu
2.3.5. Định hướng tích hợp
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn Giáo dục Công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh những chuẩn mực đạo đức và pháp luật gắn liền với thực tiễn, giúp các em hình thành ý thức và hành vi người công dân có tri thức và phẩm chất đạo đức; có bản lĩnh chính trị và kĩ năng sống… để các em trở thành những con người toàn diện, có ích cho cộng đồng, xã hội.
Song do đặc thù của môn học này, những bài học về chuẩn mực đạo đức và pháp luật thường khô khan, khó hiểu. Nếu như người giáo viên không tích cực đổi mới phương pháp dạy học để mỗi giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động thì những bài học ấy dễ gây nhàm chán, gây tư tưởng ngại học, ngại tiếp thu ở các em. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nhân cách học sinh hiện nay. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để trong mỗi giờ học GDCD, học sinh chủ động, tích cực, tự giác, say mê và hứng thú học tập? Làm thế nào để những bài học đạo đức, pháp luật ấy đến với các em một cách tự nhiên, sâu sắc nhất? Làm thế nào để việc giáo dục nhân cách các em đạt hiệu quả cao nhất? Để làm được những điều đó, người giáo viên trong từng bài giảng cần vận dụng nhiều biện pháp linh hoạt. Một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả là tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài học. Đối với môn GDCD, biện pháp này không những giúp học sinh hứng thú, say mê học tập và thấm nhuần những chuẩn mực đạo đức, pháp luật một cách tự nhiên, sâu sắc nhất mà còn giúp cho việc giáo dục nhân cách học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Vậy làm thế nào để phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc môn học khác vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn GDCD? Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết vấn đề đặt ra trong môn học một cách hứng thú, say mê nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nên trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: “Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu này, hi vọng giúp được bản thân, đồng nghiệp tìm ra giải pháp tối ưu khi tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn GDCD. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình ở nhiều môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc và Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với nội dung bài học. Điều này giúp HS dễ dàng chiếm lĩnh và ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, bài học đạo đức được các em thấm nhuần một cách tự nhiên nhất. Qua đó, việc giáo dục nhân cách học sinh cũng đạt hiệu quả cao nhất : các em biết hình thành và rèn luyện cho mình lối sống có lí tưởng cao đẹp, tránh xa lối sống thực dụng tầm thường hoặc sống thiếu lí tưởng ở một bộ phận thanh niên học sinh hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, tổng kết những biện pháp, cách thức khi vận dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong môn GDCD và cụ thể hơn khi soạn dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” trong chương trình GDCD 9 theo hướng tích hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc và Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
– Phương pháp thu thập thông tin;
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học:
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
(Từ điển giáo dục học– Hiền Bùi- 2001)
Dạy học liên môn là một trong những biện pháp quan trọng trong dạy học theo quan điểm tích hợp. Đây được coi là một trong những quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, những tư tưởng chung giữa các môn học. Tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên quan với nhau.
Thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, để tăng cường việc dạy học trong nhà trường gắn với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học, Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho HS trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học” trong những năm gần đây.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Sở GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn, triển khai
đồng bộ và có hiệu quả các cuộc thi này. Có thể nói, cuộc thi đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng trong toàn ngành và thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Trong cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” năm học ………., đề tài này của tôi cũng đã đạt giải nhì cấp huyện, cấp tỉnh.
2.1.2. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế giáo án và tổ chức giờ học môn GDCD theo hướng tích hợp liên môn :
Thiết kế bài dạy GDCD vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan nhưng phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù của môn học, không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Giờ học GDCD theo hướng tích hợp liên môn phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng lẻ lên một nội dung riêng lẻ thuộc “nội bộ môn học”. Để dạy và học tốt môn học này theo hướng tích hợp liên môn, đòi hỏi người dạy và người học nắm vững kiến thức môn học; biết khai thác, vận dụng kiến thức có liên quan ở các môn học khác để làm rõ nội dung bài học. Tuy nhiên, khi tổ chức giờ học tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan.
2.1.3. Mục đích dạy – học môn GDCD theo hướng tích hợp liên môn.
Việc vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc… trong dạy học môn GDCD, không những góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho các em thói quen tư duy lập luận – tức là khi xem xét một
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]