SKKN Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 9
- Mã tài liệu: BM9031 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 972 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoàn Kiếm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoàn Kiếm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 9”:
Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ nêu ra cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9.
Các dạng câu hỏi lí thuyết thường gặp trong ôn thi học sinh giỏi địa lí 9 như: Dạng trình bày, dạng giải thích, dạng so sánh và dạng chứng minh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU.
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Để xã hội phát triển tốt đẹp, giáo dục luôn là lĩnh vực phải đi trước một bước, vì vậy chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Giáo dục là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta. Để thực hiện tốt sứ mệnh cao cả đó những người làm công tác giáo dục nói chung và người giáo viên nói riêng ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và đầy thử thách đối với những người làm nghề dạy học, nó không chỉ đòi hỏi người giáo viên tâm huyết, sự say mê, khám phá tìm tòi đổi mới phương pháp ôn luyện sao cho thật đơn giản, nhẹ nhàng mà phải hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn địa lí 9, phần lí thuyết chiếm khoảng 50% tổng số điểm toàn bài thi. Vì vậy, trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức mà còn phải tìm ra được cách giải khoa học, hiệu quả các dạng câu hỏi này. Thông thường trong quá trình ôn luyện, tôi nhận thấy học sinh rất khó tìm ra cách giải cho các dạng câu hỏi lí thuyết, chủ yếu các em làm theo thói quen, cảm tính, hiểu như thế nào thì làm như thế ấy, chưa nắm rõ bản chất và chưa tìm ra được cách giải phù hợp cho từng dạng. Thực tế cho thấy nhiều em thuộc nhiều kiến thức cơ bản nhưng khả năng nhận dạng câu hỏi, phân tích đề không tốt dẫn đến hiệu quả làm bài không cao. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ôn thi học sinh giỏi nói chung và môn địa lí nói riêng phải ngoài giúp các em có kiến thức cơ bản còn phải trang bị cho các em kĩ năng nhận dạng, phân tích đề, cách giải các dạng câu hỏi một cách khoa học, chính xác.
Hiện nay bộ môn địa lí tài liệu tham khảo rất ít, chưa có tài liệu, chuyên đề nào bàn sâu về vấn đề ôn luyện học sinh giỏi. Qua quá trình ôn luyện, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp đã từng nhiều năm ôn thi học sinh giỏi, đa số các giáo viên cho rằng chủ yếu là dạy theo cảm tính, chưa có phương pháp, dàn bài chung nào cho để giải các dạng câu hỏi, bài tập đặc biệt là các dạng câu hỏi lí thuyết một cách triệt để, có hệ thống, để học sinh có sườn chung nhất, dễ dàng hơn trong quá trình làm bài, vì vậy mà các em dễ bị sót ý, quên ý, thậm chí là lạc đề. Trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi, tôi đã trăn trở trong cách dạy, cách ôn luyện, cách biên soạn tài liệu làm thế nào để tìm ra cách giải, cách làm bài tốt nhất khoa học nhất, phù hợp với đối tượng học sinh của mình .
Từ những năm trước khi còn đang công tác tại trường trung học cơ sở Yên Lễ, nhận được sự tin tưởng của ban giám hiệu nhà trường tôi được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý của trường, mặc dù giải chưa cao nhưng năm nào tôi cũng đạt giải, nhà trường đã xem đây là bộ môn truyền thống, là bộ môn thế mạnh của mình . Năm học ……….bản thân được lãnh đạo huyện và phòng Giáo Dục tin tưởng và lựa chọn về giảng dạy các lớp mũi nhọn của huyện tại trường trung học cơ sở thị trấn Yên Cát. Bằng những kinh nghiệm của bản thân mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9” để các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô tham khảo, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm đưa ra một số cách phân loại, quy trình, cách nhận dạng, cách giải các dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn luyện học sinh giỏi môn Địa Lí, nhằm khắc phục nhược điểm phổ biến trong học sinh là học thuộc vẹt, không có kĩ năng trình bày bài thi viết, đồng thời giúp các em có phương pháp học tập, nhận dạng, xử lí câu hỏi và làm bài tốt hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Các kiến thức về cách giải các dạng câu hỏi lí thuyết cho ôn thi học sinh giỏi môn địa lí trường trung học cơ sở Yên Cát, huyện Như Xuân.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp 1: Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn. Việc điều tra phát hiện học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn là rất quan trọng. Đây là một bước rất quan trọng vì có lựa chọn đúng học sinh thì hiệu quả ôn luyện mới có kết quả tốt. Để làm được điều này, trong quá trình giảng dạy trên lớp giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, đồng thời có những hệ thống câu hỏi nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn.
Phương pháp 2: Chọn đối tượng học sinh giỏi. Sau khi đã điều tra được đối tượng, tiến hành lựa chọn học sinh, đây là một công việc rất khó khăn vì như tôi đã trình bày ở trên các em học sinh giỏi toàn diện hầu như các em không lựa chọn bộ môn địa lí, vì vậy người giáo viên còn phải làm công tác tư tưởng học sinh và phụ huynh để các em hiểu và lựa chọn đúng với năng lực của mình.
Phương pháp 3: Nghiên cứu tài liệu: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc hết sức khó khăn, vì vậy người giáo viên phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên để cập nhật bổ sung và phát triển chuyên đề mà mình phụ trách từ đó đưa ra cách giải phù hợp nhất, bao quát nhất, học sinh dễ dàng tiếp thu nhất.
Phương pháp 4: Biên soạn tài liệu ôn thi. Nguồn tài liệu tối quan trọng và xuyên suốt quá trình ôn thi là: Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lý lớp 6, 8, 9, chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa Lí trung học cơ sở. Đây là những tài liệu cơ bản nhất mà giáo viên và học sinh cần bám sát trong quá trình ôn thi mà không có một tài liệu nào có thể thay thế được. Ngoài ra trong quá trình ôn luyện giáo viên cần có thêm các tài liệu tham khảo như: Sách giáo khoa Địa lý của chương trình phổ thông trung học đặc biệt là sách Địa lý lớp 12, các loại tài liệu về các phương pháp ôn luyện học sinh giỏi khác. Từ những nguồn tài liệu này giáo viên phải biên soạn thành bài giảng riêng phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN.
Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới, vấn đề giáo dục và chất lượng giáo dục ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã kết luận “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn”. Như vậy, có thể khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ giáo dục là lực lượng nòng cốt. Hiện nay cùng với các nhà trường trong huyện bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn. Vì giáo dục mũi nhọn, giúp tạo ra những nhân tài, những con người có ý thức và đạo đức xã hội, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kỹ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò. Trước hết đòi hỏi người thầy phải có năng lực sư phạm vững vàng, vì công việc dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, và dạy
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]