SKKN Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Công Đoàn
Lớp: THPT
Bộ sách:
Lượt xem: 893
Lượt tải: 35
Số trang: 60
Tác giả: Đặng Thị Diệu
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Cửa Lò
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 60
Tác giả: Đặng Thị Diệu
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Cửa Lò
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL – CBCĐ về công tác phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học
Biện pháp 2: Ban chấp hành Công đoàn tích cực, chủ động tham gia với Chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học để thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong Nhà trường.
Biện pháp 3: Cán bộ công đoàn phải là cầu nối giữa công đoàn viên và lãnh đạo Nhà trường. Công đoàn phải có những hoạt động thiết thực, hướng về nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho CBNGNLĐ hiệu quả
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào thi đua, các cuộc vận động, công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường
Biện pháp 5: Chi bộ và các ban trong Nhà trường tạo điều kiện để Công đoàn trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học

Mô tả sản phẩm

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

1. Lý do chọn đề tài 

Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho công chức, viên chức, lao động, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển Công đoàn Giáo dục Việt Nam, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong mọi hoàn cảnh lịch sử của đất nước, tạo được niềm tin yêu của công nhân, viên chức, lao động, được sự tin tưởng của Đảng và sự yêu mến của nhân dân. Trong Nhà trường, Công đoàn cơ sở là nền tảng của Công đoàn ngành Giáo dục; là cầu nối giữa cán bộ đoàn viên với các đoàn thể trong trường và ngoài xã hội, với Chi bộ trường; là tổ chức chính trị trong Nhà trường, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên. Mối quan hệ giữa các cấp quản lí nhà trường và tổ chức Công đoàn trong trường là quan hệ phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau nhằm ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. 

Trên thế giới, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, lĩnh vực giáo dục cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ khi bước sang thế kỷ 21 đến nay, tư tưởng giáo dục của UNESCO “Học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để chung sống với nhau, hướng tới một xã hội học tập” được nhiều nước hưởng ứng, trên cơ sở đó mỗi quốc gia đã có những cải cách phù hợp với điều kiện từng nước, xu thế giảng dạy đa phương tiện, áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào giáo dục được các nước chú trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư và sự phát triển của giáo dục xuyên biên giới, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện những mô hình giáo dục tiên tiến với những thay đổi lớn trong việc áp dụng phương pháp quản lý mới, tăng cường đầu tư trang thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ mới, đề cao tính chủ động của người học, tất cả những vấn đề trên đã tạo ra bối cảnh giáo dục mới trên thế giới, cũng đặt ra cho nền giáo dục nước ta nhiều thách thức, trước những thách thức đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI cũng đề ra mục tiêu tổng quát trong đổi mới giáo dục và đào tạo “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. 

Các tổ chức đoàn thể trường học nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nhiệm vụ cụ thể của Nhà trường. Mọi chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự năng động linh hoạt và phối hợp của các cơ quan đoàn thể. Nếu giữa Công đoàn và Nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất, đồng bộ và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện các nhiệm vụ năm học và phát động các phong trào thi đua. 

Trong thực tế do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, việc phối hợp trong công tác chỉ đạo dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh còn một số hạn chế, ví dụ do tình hình dịch bệnh COVID 19, một số trường Ban chấp hành Công đoàn làm việc chưa thể hiện rõ tính khoa học, một số hoạt động đưa ra chưa nhận được sự hưởng ứng cao của các công đoàn viên, việc đổi mới phương pháp dạy học còn mang tính hàn lâm ở một bộ phận không nhỏ ở giáo viên, cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng nhu cầu đổi mới để phục vụ cho công tác dạy học, dẫn đến việc chưa hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI. 

Trường THPT Cửa Lò là ngôi trường đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn một, là một ngôi trường có bề dạy thành tích trong giáo dục tỉnh nhà. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đây là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó rất cần sự chung sức, đồng lòng của các tổ chức trong Nhà trường, đặc biệt là sự tham gia tích cực của Công đoàn nhà trường.  

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò”, với mong muốn khảo sát, đánh giá thực trạng, từ đó xác định các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo một cách có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng. 

2. Mục đích nghiên cứu 

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng vai trò phối hợp của tổ chức Công đoàn trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học ở trường THPT Cửa Lò trong những năm gần đây, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp để phát huy vai trò của Công đoàn trong phối hợp quản lý và chỉ đạo dạy học, đặc biệt là triển khai chương trình giáo dục 2018 nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, góp phần xây dựng phát triển nền Giáo dục ở Nghệ An. 

  1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.   

 Đề tài được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các khách thể là CBNGNLĐ và học sinh tại trường THPT Cửa Lò.  

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 

Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vai trò phối hợp của tổ chức Công đoàn trong dạy học tại trường THPT. 

Phân tích làm rõ thực trạng, bản chất của đối tượng nghiên cứu. 

Đề xuất các biện pháp trong công tác phối hợp quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm. 

  1. Phương pháp nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về Công đoàn, Công đoàn Giáo dục, các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về đổi mới giáo dục phổ thông, và các chủ trương của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Nghệ An. 

Phương pháp thực nghiệm sư phạm, điều tra, quan sát, khảo sát qua các phiếu điều tra, bảng hỏi. 

6. Tính mới của đề tài 

Đề tài đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của Nhà trường và Công đoàn. 

Đề xuất một số biện pháp phối hợp với các ban trong Nhà trường trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò nhằm hỗ phát triển năng lực toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 

  1. Cấu trúc của đề tài. 

Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau:  

Phần I. Đặt vấn đề.  

Phần II. Nội dung nghiên cứu  

Phần III. Kết luận và kiến nghị  

Phần IV. Phụ lục  

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO DẠY HỌC  

I. Cơ sở lý luận  1. Công đoàn 

Kể từ khi phát hành cuốn Lịch sử Chủ nghĩa Công đoàn (Historyof TradeUnionism) (1984) của Sidney và Beatrice Webb, quan điểm lịch sử rằng công đoàn là “một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ”. Có một định nghĩa hiện đại khác của Cục Thống kê Úc Đại Lợi rằng công đoàn là “… một tổ chức hợp thành chủ yếu bởi những người làm thuê, hoạt động cơ bản là thương lượng về lương bổng và điều kiện thuê mướn cho các thành viên của nó”. Trong nghiên cứu lịch sử gần đây, Trade or Mystery (2001), Tiến sĩ Bob James trình bày rằng Công đoàn là một phần của một phong trào rộng lớn hơn của các cộng đồng chung lợi ích, nó bao gồm cả các phường hội trung cổ, các hội Tam điểm, hội ái hữu Oddfellow, các hiệp hội bạn thợ và các hội kín khác. 

Ở các nước trên thế giới, Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích của người lao động, Công đoàn cũng có thể tham gia vào các hoạt động chính trị hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên trong tổ chức, Công đoàn là hiệp hội tự nguyện được hình thành để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên về kinh tế, chính trị và xã hội nhằm duy trì, cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống của họ. Công đoàn có thể đại diện người lao động thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc; hoặc có thể tác động đến luật lệ có lợi cho toàn thể người lao động, họ có thể tiến hành tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính Đảng ứng cử vào các vị trí công quyền. Ở mỗi quốc gia, có thể có một tổ chức công đoàn thống nhất hoặc nhiều tổ chức công đoàn. Hiện nay trên thế giới có 3 tổ chức công đoàn quốc tế: 

+ Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) thành lập 3/10/1945 đây là tổ chức của lao động thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Hiện nay, tổ chức này có 102 tổ chức công đoàn thành viên ở 74 nước với tổng số đoàn viên khoảng 407 triệu người. 

+ Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do (CFTU), thành lập vào năm 1949 tại Luân Đôn. Hiện nay CFTU có khoảng 140 triệu thành đoàn viên thuộc 160 trung tâm Công đoàn ở 120 nước trên thế giới. 

+ Liên hiệp Công đoàn thế giới (WCL) thành lập năm 1920 tại Hà Lan có khoảng 25 triệu đoàn viên ở 60 quốc gia. Công đoàn Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU). 

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có duy nhất một tổ chức Công đoàn, luật pháp không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác đại diện người lao động trong quan hệ lao động ngoài tổ chức Công đoàn. 

Căn cứ vào Điều 1 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội quy đi ̣nh về đi ̣nh nghia công đõ àn: 

“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 

Tháng 9/1950, thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn và được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo Bộ Giáo dục, đặc biệt là Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn, Bí thư Đảng đoàn Bộ Giáo dục, Ban vận động thành lập Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam đã ra đời. Từ khi ra đời Công đoàn Giáo dục Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục. Xác định đối tượng vận động là cán bộ, nhà giáo, người lao động, từ đó có những giải pháp phù hợp để giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức vận động cán bộ, nhà giáo, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tại các trường học, các tổ chức công đoàn giáo dục cơ sở luôn xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, mối quan hệ hài hòa, ổn định góp

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Khu vực Đông Nam Á (Bộ sách Kết nối tri thức)
11
Địa Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)