SKKN Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ
- Mã tài liệu: BM8034 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 873 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Hậu Giang |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Hậu Giang |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nhận thức đầy đủ các mức độ phát triển năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” của chương trình Địa Lí THCS.
2. Xác định cụ thể các mức độ yêu cầu phát triển năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong chương trình Địa Lí 8
3. Dạy học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nâng cao năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng sử dụng sơ đồ
4. Ví dụ về cách sử dụng sơ đồ để nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh trong dạy học Địa lí 8 Địa lí phần tự nhiên.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu phương pháp dạy học hiện đại là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, “ tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kĩ năng và phát triển năng lực” [1] để người học “ có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống” [2].
Vì thế, định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là chương trình định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nhằm nâng cao năng lực và kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Theo đó, dạy học Địa lí có mục tiêu rõ ràng đối với phát triển năng lực cho người học. Ngoài các năng lực chung Địa lí còn phát triển các năng lực chuyên biệt (Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, học tập tại thực địa, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip . . .).
Các năng lực chuyên biệt, đặc biệt là năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học, đó chính là phát triển “ năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”[3] góp phần đào tạo nguồn nhân lực không chỉ có kiến thức mà giàu năng lực giải quyết vấn đề.
Ngoài ý nghĩa to lớn, năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong mục tiêu bộ môn Địa lí. Xong năng lực chuyên biệt môn Địa lí đa dạng, đòi hỏi sự khéo léo đồng bộ trong việc lựa chọn nội dung – phương pháp – phương tiện dạy học. Mỗi năng lực khác nhau cần phương pháp dạy học khác nhau. Lựa chọn cách phù hợp giúp giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt hiệu quả hơn.
Trong khi đó thực tiễn dạy học Địa lí 8 chưa thực hiện thành công giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt. Cũng chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách dạy học để nnâng cao năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong dạy Địa lí 8.
Từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ”.
I.2. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển năng lực chuyên biệt trong dạy học môn Địa Lí cho học sinh lớp 8 tại trường THCS Đa Lộc.
– Chỉ ra nguyên nhân, hạn chế và đề xuất một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong dạy học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
– Nghiên cứu cách giáo dục năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” bằng phương pháp dạy học theo sơ đồ.
– Tổng kết kinh nghiệm dạy học theo sơ đồ trong Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam ở trường THCS.
-Tìm ra các biện pháp khác nâng cao hiệu quả giáo dục năng lực chuyên biệt môn Địa lí cho học sinh THCS.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng hợp lí thuyết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn ngành giáo dục làm cơ sở lí luận, mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn: thu thập thông tin thực trạng việc giáo dục phát triển năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” tại khối 8. Nguyên nhân hạn chế, khảo sát thực nghiệm đối chứng, về hiệu quả áp dụng phương pháp dạy học theo sơ đồ đối với việc nnâng cao năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ”.
– Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của HS, phổ biến trong sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp đã áp dụng.
I.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm:
– Hoàn thiện cơ sở lí luận vững chắc, cơ sở thực tiễn sát với tình hình dạy học địa phương làm cơ sở xây dựng đổi mới phương pháp.
– Hoàn thiện hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong dạy học Địa lí nói chung, dạy Địa lí 8 nói riêng.
– Tìm ra cách dạy học hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lứa tuổi học sinh, phù hợp với tình hình nhà trường, địa phương(dạy học theo sơ đồ).
– Hoàn thiện các sơ đồ dạy học minh họa một các khoa học, sư phạm trực quan và thẫm mĩ.
– Xác định cụ thể các mức độ yêu cầu phát triển năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong chương trình Địa lí 8.
– Sử dụng các ví dụ thực tế giảng dạy minh họa cho phương pháp nghiên cứu một cách cụ thể, dễ hiểu thấy rõ hiệu quả việc áp dụng phương pháp nghiên cứu.
– Tổng kết được kết quả đối chứng và thực nghiệm đánh giá được kết quả định tính (khẳng định kết quả giả định), kết quả định lượng bằng số liệu thống kê làm rõ hiệu quả của phương phápđề tài đang nghiên cứu.
– Khắc phục các lỗi cơ bản về hình thức: lỗi chính tả, trình bày. Hoàn thiện bố cục SKKN khoa học theo hướng dẫn.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”[4]. Đây cũng là mong muốn sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục Việt Nam “Học đi đôi với hành”.
Trên cơ sở đó mục tiêu giáo dục cụ thể hiện nay nêu rõ: “ định hướng phát triển năng lực”. Giáo dục định hướng phát triển năng lực để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Nói theo lí luận dạy học thì người học là chủ thể của quá trình nhận thức. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, hợp tác để hoàn thiện các năng lực chung (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dung công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán), trên cơ sở đó phát triển năng lực chuyên biệt môn Địa Lí.
Hơn nữa dạy học phát triển năng lực cho học sinh lứa tuổi THCS sẽ có hiệu quả cao, tạo ra định hướng lâu dài cho sự phát triển năng lực cá nhân, thúc đẩy phát triển năng lực tối đa của người học.
Vì lứa tuổi THCS là lứa tuổi thích trải nghiệm, khám phá, thử ngiệm. Có học sinh thích học qua thực hành ứng dụng, có học sinh thích học qua quan sát, hiệu quả hơn hết là các em trực tiếp tham gia hoạt động học tập (làm việc nhóm). Các em thích đặt mình vào những tình huống, trực tiếp quan sát thảo luận, trao đổi làm thực nghiệm, tự đưa ra các giải pháp, tự trình bày quan điểm, kết quả mỗi cá nhân. Do đó, học sinh THCS không những chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mà còn phát triển ở người học năng lực tổ chức điều khiển, lãnh đạo, hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề . . . Tuy nhiên, đây là lứa tuổi còn thiếu kĩ năng “tư duy tổng hợp”. Kiến thức, kĩ năng Địa lí được ghi nhớ nhanh, nhưng các em lại chưa có khả năng sắp xếp tạo thành hệ thống, đặc biệt các em còn thiếu năng lực phát hiện các mối quan hệ biện chứng giữa hoặc quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với con người. Do đó còn thiếu các hành vi tích cực tác động tới thiên nhiên, môi trường. Chưa khai thác tốt lợi thế, hạn chế tác hại của thiên nhiên đối với con người, con người đối với môi trường tự nhiên đảm bảo sự sống bền vững cho bản thân và cồng đồng. Vì vậy, phải hành dạy học nâng cao năng lực cho học sinh lứa tuổi THCS. Năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” khi dạy học Địa lí.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]