SKKN Dạy học giải toán có lời văn lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- Mã tài liệu: BM4193 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 725 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường tiểu học Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học giải toán có lời văn lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Trong quá trình dạy kiến thức mới
3.2. Trong quá trình dạy các bài vận dụng thực hành
3.2.1. Quy trình chung cách giải bài toán có lời văn
3.2.2. Giải pháp cụ thể cho từng đơn vị kiến thức
3.2.2.1. Dạng toán “Tìm số trung bình cộng”
3.2.2.2 . Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
3.2.2.3. Dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”
3.2.2.4. Dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó”
3.2.2.5. Dạng toán liên quan đến yếu tố hình học
3.2.2.6. Dạng toán “Tìm phân số của một số”
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người và đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường tiểu học đã dạy học các môn học, trong đó có môn Toán. Hoạt động toán học đối với học sinh là làm toán; hoạt động cơ bản nhất của người làm toán là giải toán. Cho nên, giải toán rất quan trọng trong dạy học toán. Trong giải toán ở Tiểu học phải kể đến giải toán có lời văn, nó chiếm một lượng lớn và được đan xen xuyên suốt trong từng mảng kiến thức, từng lớp học, từ lớp 1 đến lớp 5.
Tuy nhiên, đối với nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tôi chủ nhiệm nói riêng, các em đa số giải toán có lời văn yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các em thường vội vàng hấp tấp, ngại đọc, ngại suy nghĩ, đọc lướt, đọc vẹt, đôi khi chưa hiểu rõ đề bài đã làm dẫn đến kết quả nhiều lúc bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đầy đủ; do đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học, các em thường gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng, thích làm bài dạng tính toán, ngại suy nghĩ logic và lí luận; do các em không nắm vững bản chất của vấn đề, thiếu tự tin vào bản thân, thích giống bài của bạn hoặc mang máng bài đã làm trước đó dẫn đến làm bài sai. Vì vậy, cùng một vấn đề do giáo viên đưa ra, có em nắm bắt rất nhanh, say sưa hứng thú bắt tay ngay vào việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề nhưng cũng có em thì ngồi đó với tâm trạng hờ hững, thờ ơ do không nắm được bản chất của bài toán hoặc làm bài qua loa đại khái cho xong chuyện, rồi sinh ra chán nản, kết quả học tập giảm sút rất nhiều. Đó là một thực tế mà người giáo viên đứng lớp ai cũng gặp phải, nhất là trong quá trình dạy giải toán có lời văn.
Chính vì, dạy học giải toán có lời văn cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng có tác động tích cực trong bổ sung kiến thức về giải toán, nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán cho học sinh, để góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc này tôi đã chọn và thực hiện đề tài “ Dạy học giải toán có lời văn lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”.
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng giải toán có lời văn của học sinh, từ đó làm cơ sở để định hướng các giải pháp dạy học giải toán có lời văn cho các em.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 nhằm phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh để khuyến khích và phát huy được tối đa năng lực của người học.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, rút ra vấn đề cấp thiết phải điều chỉnh.
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để thu thập tài liệu có liên quan nhằm làm cơ sở lí luận cho việc rút ra kinh nghiệm dạy học.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để tổng kết, đánh giá. Từ đó đề ra những giải pháp có tính khả quan.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
– Về bản chất, quá trình giải một bài toán là dãy suy luận và củng cố, nghĩa là rèn luyện tư duy. Vì vậy, với từng đối tượng học sinh khác nhau, khả năng tư duy khác nhau, cần được học giải toán theo đúng năng lực của mình để phát huy hết khả năng của các em.
– Tích cực trong hoạt động học tập biểu hiện ở sự cố gắng cao nhiều mặt trong hoạt động nhận thức. Tích cực lĩnh hội tri thức đồng thời tìm kiếm, khám phá ra những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nhận thức thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
Tích cực biểu hiện ở các cấp độ:
– Bắt chước: Cố gắng thực hiện theo mẫu.
– Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề, tìm các cách giải quyết khác nhau.
– Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới hữu hiệu.
- Thực trạng
Ngay đầu năm học, tôi tiến hành điều tra, khảo sát, đàm thoại với các em. Tôi đã nhận thấy ngoài một số em làm bài tốt vẫn còn nhiều em hay sai sót khi làm bài. Tồn tại và nguyên nhân như sau:
– Một số học sinh không xác định được dạng bài điển hình nên không có hướng giải quyết yêu cầu bài toán.
– Học sinh đọc lướt, đọc vẹt không suy nghĩ kĩ dẫn đến xác định sai dạng bài hoặc nhầm lẫn các đại lượng dẫn đến bài làm sai.
– Học sinh xác định được dạng bài nhưng không nhớ cách giải do nắm không vững kiến thức đã học.
-Không sinh không kiểm tra lại bài sau khi làm để những sai sót nhỏ dẫn đến bài làm sai hoặc chưa hoàn chỉnh.
– Một số em chỉ giải được bài toán ở mức độ áp dụng công thức chứ chưa linh hoạt trong vận dụng kiến thức vào làm bài.
Sau đây là kết quả khảo sát 36 học sinh trong lớp 4D tôi giảng dạy về giải toán có lời văn:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]