SKKN Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 – Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người – môn Sinh học lớp 9
- Mã tài liệu: BM9201 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 908 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thăng Long |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thăng Long |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 – Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người – môn Sinh học lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Sưu tầm tranh ảnh, băng hình, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học
2.3.2. Xác định rõ mục tiêu của bài và các năng lực phẩm chất cần hình thành và phát triển cho HS qua bài học
2.3.3. Xác định kiến thức tích hợp
2.3.4. Xác định phương pháp, kỹ thuật dạy học; Câu hỏi/mức độ; Năng lực, phẩm chất cần đạt; Nội dung tích hợp; ở các hoạt động/nội dung của bài học
2.3.5. Hướng khai thác kiến thức của bài
2.3.6. Xây dựng đề kiểm tra sau tiết học theo kiểm tra đánh giá định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21 do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng với những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vức công nghệ truyền thông , công nghệ vật liệu, điện / điện tử, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục trên thế giới.
Hơn thế nữa mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội…Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy để phát triển năng lực cho học sinh cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực chất là tổ chức dạy học tích hợp, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh phát triển năng lực hội nhập Quốc tế.
Môn sinh học là bộ môn lý thuyết dạng thực hành, có nhiều kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống nên thuận lợi cho việc dạy học phát triển năng lực học sinh. Ở bộ môn sinh học 9 bài Bệnh và tật di truyền ở người, để học sinh hiểu sâu hơn hậu quả nghiêm trọng của một số bệnh, tật di truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền từ đó chính bản thân các em sẽ đề ra được các biện pháp thiết thực nhất để hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và phẩm chất yêu đất nước, yêu con người, sống có trách nhiệm. Để đạt được điều này thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu ở đây GV nhất thiết cần sử dụng công nghệ thông tin để học sinh quan sát tranh ảnh trực quan thực tế, vận dụng kiến thức các môn học: Vật lý, Hóa học, Địa lý, GDCD và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS làm việc nhóm tốt hơn linh hoạt trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao, phát triển các năng lực và phẩm chất cho bản thân, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự hứng thú say mê trong học tập. Nhận thức được điều đó nên tôi đã dạy học hiệu quả bài học này qua sáng kiến kinh nghiệm.“ Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 – Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người – môn Sinh học lớp 9 trường TH&THCS Hoằng Minh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một nền tảng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay, làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác, tiếp cận và sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, bắt kịp phương pháp giáo dục hiện đại hiện nay và xu hướng giáo dục trong nước và trên thế giới. Thích ứng với chương trình thay sách của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Học sinh hứng thú với tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình học và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Với bài Bệnh và tật di truyền ở người, việc tích hợp môn Hóa học, Vật lý , Địa lý, GDCD sẽ giúp các em hiểu được mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường với các bệnh và tật di truyền ở người. Hiểu được những tác động tiêu cực trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người làm ô nhiễm môi trường gây nên các bệnh tật di truyền, từ đó biết đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống – ngôi nhà chung của con người. Mặt khác các em sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập với tinh thần phấn khởi, hào hứng hiểu bài một cách hiệu quả hơn. Thông qua đó, các em được phát triển các năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ; các năng lực chuyên biệt: Năng lực định nghĩa, năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. Phát triển các phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước , tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên, thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
– Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
+ Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Các năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
+ Các phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
– Đối tượng tác động: HS lớp 9 – 35 em trường TH&THCS Hoằng Minh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu khảo sát chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng SKKN
– Phương pháp thống kê các số liệu thu đươc để đánh giá mức độ đạt được của
học sinh về các mục tiêu của bài. Đánh giá hiệu quả giảng dạy của học sinh.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan tới vấn đề dạy học dạy học theo định hướng phát triển năng
– Phương pháp thực nghiệm triển khai các giải pháp của SKKN trong bài Bệnh
và tật di truyền ở người trên nhóm thực nghiệm.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Những phẩm chất chủ yếu là yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực,trách nhiệm.
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu GV cần chú trọng sử dụng kết hợp các kỹ thuật và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức tạp (đòi hỏi sự vận dụng phối hợp kiến thức hành động trong bối cảnh tình huống) , tìm tòi khám
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]