SKKN Dạy học phân hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí 12 tại trườngTHPT Tương Dương 1
- Mã tài liệu: MP1050 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 494 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Nhàn |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Nhàn |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học phân hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí 12 tại trường THPT Tương Dương 1″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sử dụng thang đo nhận thức Bloom phân hóa
về mục tiêu học tập
2. Phân hóa nội dung, quá trình học tập (áp dụng
lớp học đảo ngược trong dạy học phân hóa)
3. Phân hóa quá trình học tập (áp dụng lớp học
đảo ngược trong dạy học phân hóa)
4. Phân hóa về sản phẩm học tập
5. Lựa chọn nội dung kiến thức giảng dạy, tạo
thành các góc, trạm với các nhóm HS khác
nhau từ trung bình – yếu đến khá – giỏi.
6. Phân hóa bằng cách phân chia các trạm học
tập, mảnh ghép, nhiệm vụ, … khác nhau giữa
các nhóm, cặp, HS, …
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề thời sự, vừa cấp bách, vừa cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu đổi mới là cần đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời hay nói cách khác là đòi hỏi người thầy phải áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực phù hợp với thực tiễn. Dạy học phân hóa với ưu thế đặc biệt chẳng những đã có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên (GV) mà còn đang được đẩy mạnh làm khâu đột phá để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS).
Với đặc thù là một trường miên núi, thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đa phần là con em dân tộc thiểu số, địa hình đi lại khó khăn nên học sinh có đầu vào thấp, chủ yếu là các em học sinh có năng lực và điều kiện học tập hạn chế. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, nhiều học sinh còn coi nhẹ bộ môn, coi đây là môn phụ nên không mấy hứng thú với môn học, chưa đầu tư nhiều thời gian công sức nên giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học.
Phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và chia tách các đối tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao. Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Dạy học phân hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí 12 tại trường THPT Tương Dương 1”.
- Xác định mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu biện pháp nhằm mục tiêu xây dựng một tài liệu có giá trị cao trong việc dạy học bộ môn Địa lí. Các biện pháp được đưa ra trong sáng kiến nếu áp dụng hiệu quả sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn khi học tập bộ môn Địa lí lớp 12, giúp cho HS rèn luyện phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Một số giải pháp nhằm thích ứng với tình hình kinh tế thời đại ngày nay. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT Tương Dương1 nói riêng và tại tỉnh Nghệ An. nói chung.
- Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm
- Đối tượng: Đề tài được nghiên cứu ở đối tượng là học sinh khối lớp 12 trường THPT Tương Dương 1
- Cụ thể:
STT | Lớp | Đặc điểm tình hình HS | Ghi chú |
1 | 12A | Các em tiếp thu bài nhanh ,khả năng làm việc,hợp tác tốt | |
2 | 12B | Các em tiếp thu bài nhanh ,khả năng làm việc,hợp tác tốt | |
3 | 12C | Các em tiếp thu bài nhanh ,khả năng làm việc,hợp tác tốt | |
4 | 12D | Các em tiếp thu bài ở mức trung bình khá. | |
5 | 12E | Các em tiếp thu bài ở mức trung bình khá. | |
6 | 12G | Các em tiếp thu bài ở mức trung bình khá. | |
7 | 12H | Các em tiếp thu bài và hiểu quả làm việc ở mức trung bình | |
8 | 12I | Các em tiếp thu bài và hiểu quả làm việc ở mức trung bình | |
9 | 12K | Hầu như các em khả năng tiếp thu bài chậm. | |
10 | 12L | Hầu như các em khả năng tiếp thu bài chậm. |
- Phương pháp nghiên cứu.
-
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tôi đã thực hiện các biện pháp sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phỏng vấn, tham vấn: Tôi đã nghiên cứu, thảo luận, xin ý kiến tham vấn, tư vấn của nhóm chuyên môn Địa lí tại trường Trường THPT Tương Dương 1- tỉnh Nghệ An, trao đổi, phỏng vấn, khảo sát thực trạng, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh về việc sử dụng trò chơi trong dạy học bộ môn Địa lí.
- Phương pháp khảo sát số liệu thống kê
Tôi đã khảo sát, tổng hợp số liệu về chất lượng học tập bộ môn Địa lí tại các lớp 12A, 12B, 12C, 12D,12E,12G,12H,12I,12K,12L trường THPT Tương Dương 1- tỉnh Nghệ, trước và sau khi áp dụng biện pháp.
- Phương pháp thực nghiệm: Tôi đã trao đổi, thảo luận với nhóm chuyên môn và áp dụng các biện pháp thực hiện nội dung biện pháp vào việc dạy hoc bộ môn Địa lí tại 12 lớp 12A, 12B, 12C, 12D,12E,12G,12H,12I,12K,12L (279 học sinh) của trường THPT Tương Dương 1 – tỉnh Nghệ An. Sau đó tiếp tục thảo luận, nghiên cứu rút kinh nghiệm để hoàn thiện biện pháp.
5.Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc)
Đề tài được nghiên cứu trong quá trình giảng dạy môn Địa lí của bản thân tôi từ năm học 2021 – 2022 và tiếp tục triển khai ở năm học 2022 – 2023.
- Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- HS chủ động, tự giác, hứng thú tham gia vào những hoạt động do GV tổ chức.
- Nâng cao kết quả chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí 12.
- Góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu 1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi điều đều thay đổi nhanh như vũ bão. Điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế – xã hội – chính trị đã và đang đem đến rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Toàn nhân loại hiện đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng lớn: Cách mạng khoa học – công nghệ và Cách mạng xã hội. Sự phát triển của những cuộc cách mạng này có tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác có những bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra triển vọng hết sức lớn lao khi loài người bước vào thế kỉ XXI.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]