SKKN Dạy học sinh khai thác, phát triển một số bài toán trong chương I – Đại số 8
- Mã tài liệu: BM8216 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 872 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Quảng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Quảng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học sinh khai thác, phát triển một số bài toán trong chương I – Đại số 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.4.1. Khai thác bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để giá trị của một biểu thức là số nguyên tố.
2.4.2. Khai thác và phát triển bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để chứng minh chia hết, số chính phương.
2.4.3. Khai thác và phát triển bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để giải phương trình nghiệm nguyên:
2.4.4. Khai thác và phát triển bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để chứng minh bất đẳng thức từ đó vận dụng giải bài toán tìm giá trị nhỏ nhất
2.4.5. Khai thác phát triển chia hai đa thức một biến
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận. 2.2. Thực trạng. 2.3. Giải pháp thực hiện. 2.4. Biện pháp tiến hành. 2.4.1. Khai thác bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để giá trị của một biểu thức là số nguyên tố. 2.4.2. Khai thác và phát triển bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để chứng minh chia hết, số chính phương. 2.4.3. Khai thác và phát triển bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để giải phương trình nghiệm nguyên: 2.4.4. Khai thác và phát triển bài toán phân tích đa thức thành nhân tử để chứng minh bất đẳng thức từ đó vận dụng giải bài toán tìm giá trị nhỏ nhất 2.4.5. Khai thác phát triển chia hai đa thức một biến Một số bài tập phát triển: 2.5 Hiệu quả của sáng khiến kinh nhiệm. 3 – KẾT LUẬN. 3.1. Kết quả nghiên cứu. 3.2. Kiến nghị, đề xuất. * Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Toán nói riêng, nhất là chất lượng mũi nhọn là một việc không hề dễ dàng hiện nay đối với một số trường khu vực nông thôn, “vùng trũng”, xa trung tâm huyện, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp. Điều này, được minh chứng rất rõ qua các kì thi khảo sát chất lượng, thi vào lớp 10 và đặc biệt là thi chọn học sinh giỏi văn hóa cấp huyện hàng năm.
Nâng cao chất lượng đại trà, bồi dưỡng mũi nhọn là một vấn đề có tính chiến lược và vô cùng cần thiết ở nhà trường THCS. Bởi đây là cấp học “trung gian”, các em được trang bị một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản để học xong cấp học này các em có thể vận dụng vào lao động sản xuất, học nghề và tiếp tục học ở bậc THPT.
Đối với môn Toán, nó có vai trò không nhỏ, góp phần tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. Nhưng dạy học như thế nào để học sinh không những nắm kiến thức cơ bản một cách có hệ thống mà còn giải quyết được các bài toán khó trong chương trình. Để giúp người học nắm kiến thức môn học có tính hệ thống và hiểu được bản chất của vấn đề. Đây là việc đặt ra cho mỗi giáo viên dạy Toán. Nhất là việc giải các bài toán mang tính vận dụng đòi hỏi người học phải nắm vững những hệ thống kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng linh hoạt , đặc
biệt là các công cụ toán học, các kĩ năng khi thực hiện việc giải toán. Trong giải toán học sinh phải biết nhận dạng và từ đó nhanh chóng đưa ra cách giải phù hợp. Để làm được điều này, một trong những cái mà trong dạy học người dạy hướng cho học sinh cách khai thác và phát triển một bài toán.
Việc khai thác và phát triển một bài toán được thể hiện rất đa dạng và phong phú, nhất là ở tiết luyện tập, ôn tập, và nó cũng là một hoạt động trong dạy học Toán. Nhưng nhiều giáo viên chưa chú trọng tới(!). Vì vậy mà khi giải một số bài toán khó học sinh hay lúng túng, không tìm ra cách giải hoặc giải được nhưng mất quá nhiều thời gian.
Chính vì lẽ đó trong quá trình giảng dạy đặc biệt là bồi dưỡng học sinh khá, giỏi toán , tôi nhận thấy đây là điểm quan trọng mà mỗi học sinh cấp THCS nên biết để vận vào việc giải toán. Tôi mạnh dạn nêu lên vấn đề: “ Dạy học sinh khai thác, phát triển một số bài toán trong chương I – Đại số 8″. Đây chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chương trình dạy học Toán 8 của tôi.
Với đề tài này, tôi hi vọng sẽ giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản của môn học và có thêm một kĩ năng giải toán để làm nền tảng cho các em chuẩn bị cho các lớp học cao hơn cũng như tự tin hơn trong các kì thi. Tuy vậy do khuôn khổ đề tài cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, chắc rằng còn gặp những thiếu xót không mong muốn, rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của quí đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này tôi nghiên cứu để phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân và sau đó là của các đồng nghiệp trong đơn vị, nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, có kĩ năng giải toán, phát triển tư duy, rèn luyện cho các em tính cẩn thận, cần cù, sáng tạo, có niềm tin và hứng thú trong học tập, nghiên cứu. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, cải thiện chất lượng giáo dục của bản thân và đơn vị.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Đề tài này tôi nghiên cứu “ Dạy học sinh khai thác, phát triển một số bài toán trong chương I – Đại số 8“, tính hiệu quả trong việc thực hiện đề tài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiên cứu sơ sở lý thuyết về phương pháp giải toán phân tích đa thức thành nhân tử, tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của một biểu thức, tìm dư của phép chia đa thức cho đa thức, v.v…. Học sinh biết khai thác, phát triển một bài toán, nhận dạng, quy lạ về quen, tương tự hoá,…khi làm toán.
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Trường tôi dạy thuộc một xã thuần nông, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, chất lượng học tập còn thấp, nhất là môn Toán được phản ánh rõ nhất qua điểm các bài kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, thi chọn học sinh giỏi huyện, thi vào lớp 10. Trong những năm huyện tổ chức thi chọn học sinh giỏi lớp 8, kết quả đội tuyển của trường đạt được khá khiêm tốn (!). Qua đó chúng tôi đã nghiêm túc phân tích số liệu, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng vấn đề.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Trên quan điểm của các Nghị quyết Đại hội của Đảng được cụ thể hoá trong Luật Giáo dục: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” (Khoản 3, điều 27, chương II, Luật Giáo dục – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2006). Hay trong Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04.11.2013 của Ban chấp hành Trưng ương khóa XI về “ Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục” có nêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]