SKKN Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Mã tài liệu: BM9152 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1273 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Nhị |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Nhị |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Tìm hiểu tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng
2.2. Vận dụng dạy học theo bảng KWL
2.3. Vận dụng dạy học nêu vấn đề
Mô tả sản phẩm
- Nội dung sáng kiến
- Giải pháp cũ:
Trước đây, theo phương pháp dạy học truyền thống, hoạt động “dạy” là trung tâm, giáo viên giữ vai trò là người truyền thụ kiến thức, học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng giải của giáo viên.
Đối với việc dạy học các tác phẩm thơ hiện đại, phương pháp chủ yếu được vận dụng cũng chính là các phương pháp đặc thù chung của việc dạy học môn Ngữ văn. Đó là các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và nghiên cứu.
1.1. Đọc sáng tạo:
Là phương pháp đặc biệt đối với môn Ngữ văn. Trong đó đọc diễn cảm là một phần của đọc sáng tạo. Đọc diễn cảm được tiến hành chủ yếu trong giờ học Văn ở trong lớp học. Nó được vận dụng trong suốt giờ học cho đến khi kết thúc bài học. Việc đọc sáng tạo kết hợp hài hòa với cá phương pháp khác.
Ưu điểm của phương pháp đọc sáng tạo: Việc đọc sáng tạo trong giờ văn là phương pháp không thể thiếu trong dạy học Văn nhất là khi dạy các tác phẩm thơ. Không có giờ học Văn nào lại không vận dụng phương pháp này, không bài thơ nào được học lại không bắt đầu với việc đọc văn bản. Vì vậy phương pháp này quan trọng, cần thiết.
Nhược điểm: Phương pháp đọc sáng tạo không có nhược điểm, chỉ có giáo viên có quan niệm chưa đúng và vận dụng chưa phù hợp. Có người cho rằng chỉ cần đọc đầu tiết học, lại cũng có người cho rằng lúc nào cũng phải đọc mới là đổi mới. Cả hai cách vận dụng trên đều chưa thật đúng đắn.
1.2. Phương pháp tái hiện:
Là phương pháp phổ biến trong giờ học Văn. Nếu nhà văn phải tái hiện cuộc sống trong tác phẩm thì ngược lại người đọc lại đi từ những chi tiết nghệ thuật của tác phẩm đến với cuộc sống. Tái hiện được hiểu rộng hơn. Nó không chỉ là sự hình dung, tưởng tượng mà còn bao gồm cả cách hình dung, tưởng tượng nữa. Chính vì thế mà việc tìm hiểu tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tìm ra, nhắc lại những chi tiết nghệ thuật quan trọng chính là nhằm tái hiện lại cuộc sống để tìm ra quy luật tình cảm và phản ánh của tác giả.
Ưu điểm của phương pháp tái hiện:
Với những tư liệu phong phú sinh động, với các câu hỏi chính xác và có tính thẩm mỹ cao, giáo viên và học sinh có thể tái hiện gần như tất cả những gì tác động đến cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn. Từ đó học sinh đã có thể hình dung bức tranh hiện thực trong tác phẩm
Nhược điểm: nếu vận dụng phương pháp tái hiện trong suốt giờ học thì vô tình giờ dạy chỉ có tái hiện một cách đơn điệu. Mỗi một tác phẩm, người đọc còn cần phải hiểu thấu đáo những vấn đề tác giả gửi gắm trong tác phẩm, hiểu được cảm xúc, hiểu được phong cách của tác giả…
1.3. Phương pháp gợi tìm
Bản chất của phương pháp này là sử dụng một hệ thống câu hỏi để gợi học sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Giáo viên không trực tiếp đưa ra kiến thức mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tự hoàn thành kiến thức. Học sinh có thể có những phát hiện riêng mang tính cá nhân và biết lý giải bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Đồng thời thầy chấp nhận các cách hiểu khác nhau của học sinh nếu thấy hợp lý. Nhưng không được phép cho học sinh phát biểu những điều đi ngược với các giá trị đạo đức truyền thống và pháp luật.
Ưu điểm của phương pháp gợi tìm:
Đây là một phương pháp quan trọng. Phương pháp này thể hiện rõ nhất trình độ học vấn và năng lực sư phạm của người giáo viên, giáo viên có cảm nhận đúng, có thể nêu câu hỏi, có thể tạo tình huống có vấn đề, nhưng điều cốt lõi là không làm thay sự tìm hiểu của học sinh. Các em phải được hướng dẫn đi qua từng chặng đường cho đến khi hoàn thành một khám phá, một phát hiện. Sự gợi tìm có kết quả tốt khi kết hợp với đọc, tái hiện và nghiên cứu.
Nhược điểm của cách vận dụng phương pháp này: nếu chỉ coi trọng một phương pháp này cũng sẽ dẫn đến giờ học sẽ chỉ dừng lại ở vấn đáp gợi tìm, cũng dễ dẫn đén hiện tượng học sinh không nghe sự hướng dẫn, gợi tìm của giáo viên mà tìm cách hiểu khác đi về văn bản thì thế nào? Liệu giáo viên có hướng dẫn các em tìm hiểu theo cách phát hiện, cách khám phá riêng của các em hay không.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp tìm hiểu nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm. Nhưng muốn nghiên cứu đối tượng phải tiếp cận đối tượng (nhờ đọc sáng tạo), hình dung được đối tượng rõ ràng (nhờ tái hiện), từng bước hiểu chính xác những bộ phận của đối tượng (nhờ gợi tìm). Dựa trên các phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu sẽ dẫn đến những kết luận đúng về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tất cả những dữ liệu thu nhập được về hoàn cảnh xã hội, quan niệm thẩm mỹ, hoạt động sáng tạo của nhà văn cho phép đi đến kết luận khoa học, chính xác.
Ưu điểm của phương pháp trên: Học sinh không chỉ hiểu tác phẩm mà còn hiểu được tư tưởng của tác phẩm, hiểu được giá trị của các biện pháp nghệ thuật để từ đó có những kết luận đúng đắn, khoa học và chính xác về tác phẩm. Từ việc đánh giá đúng tác phẩm sẽ dẫn tới việc cảm thụ tác phẩm một cách thấu đáo hơn, thực hành viết văn sẽ tốt hơn.
Nhược điểm của phương pháp này: Không vận dụng phương pháp này từ đầu giờ học mà phải qua một quá trình tìm hiểu từ đọc sáng tạo, đến tái hiện, đến phát hiện, khám phá rồi mới nghiên cứu. Phương pháp này cũng không dễ với những học sinh trung bình, yếu.
Như vậy, tất cả các phương pháp trên đều có ưu điểm nhưng chưa hướng tới năng lực của từng học sinh, tất cả các phương pháp đều đang dùng chung cho mọi đối tượng học sinh. Các em sẽ bị hạn chế khả năng sáng tạo, khả năng thực hành, vận dụng, khả năng hợp tác khi làm việc…
- Giải pháp mới
Trên cơ sở rút kinh nghiệm và kế thừa những giải pháp cũ, từ thực tế giảng dạy của bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mới để nâng cao hiệu quả giờ học, tăng cường tính tích cực, nhằm hướng tới năng lực của người học. Nhưng sự đổi mới không phải là thay đổi các phương pháp đặc thù vốn có của môn Ngữ văn mà là cách vận dụng các phương pháp ấy sao cho hiệu quả.
Trước hết cần hiểu năng lực là gì? Đó là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả của một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định
Đối với môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở thì năng lực cần hình thành và phát triển cho người học gồm có: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Hay nói cách khác các năng lực cần hình thành cho các em chính là các năng lực: nghe, đọc, nói, viết. Năng lực nghe, đọc còn gọi là năng lực đọc hiểu; năng lực nói viết chính là năng lực tạo lập văn bản. Để hướng tới hình thành các năng lực trên, người thầy phải vận dụng các phương pháp bộ môn trong dạy đọc hiểu.
Dạy đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Cách dạy đọc hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học mà hướng tới việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc hiểu của học sinh cũng cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc hiểu cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc hiểu của học sinh còn được hiểu là sự tích hợp những kiến thức và kĩ năng của các phân môn cũng như toàn bộ kĩ năng và kinh nghiệm sống của học sinh. Sau khi học sinh được tiếp xúc với văn bản, khám phá được các giá trị của văn bản, sẽ vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn bản khác nhau cùng thể loại, giải quyết những tình huống đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt chúng tôi cũng chú trọng tính tích hợp phân môn và liên môn trong quá trình dạy học.
Cụ thể chúng tôi đề xuất một số giải pháp mới trong dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 như sau:
2.1. Tìm hiểu tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]