SKKN Dạy học tích hợp liên theo hướng phát triển năng lực và rèn kĩ năng sống cho học sinh qua văn bản “Nước Đại Việt ta”
- Mã tài liệu: BM8116 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1274 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Đặng Thị Nga |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thái Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Đặng Thị Nga |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thái Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học tích hợp liên theo hướng phát triển năng lực và rèn kĩ năng sống cho học sinh qua văn bản “Nước Đại Việt ta”” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Khái niệm tích hợp là gì?
2.2 Xác định rõ mục tiêu dạy học theo hướng tích hợp
2.3. Chuẩn bị các thiết bị dạy học và nguồn học liệu
2.4. Thiết kế giáo án theo hướng tích hợp
2.5.Tổ chức giờ học theo hướng tích hợp
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã và đang có nhiều bước tiến mới cả về chất và lượng. Xu thế phát triển của khoa học vừa mang tính phân hoá vừa mang tính tích hợp liên môn, liên ngành, liên lĩnh vực ngày càng rộng rãi. Vì vậy khoa học giáo dục cũng phải phát triển theo quy luật đó. Không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học trong nhà trường như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ mà nên dạy học tích hợp liên môn (được UNESCO gọi là dạy học tích hợp các khoa học) trong nhà trường. Sự phát triển ấy tạo ra một nền tảng vững chắc để đất nước đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới, đồng thời phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm tạo ra những con nguời năng động, sáng tạo, tự chủ, có khả năng đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước.
Từ quan niệm “ Văn học là một công trình nghệ thuật của ngôn từ”, “là bộ môn có tính chất công cụ”, “Văn học là nhân học”; Văn học với chức năng phản ánh, giáo dục, thẩm mỹ và dự báo. Chúng ta nhận thức được rằng môn Ngữ Văn có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh đồng thời giáo dục các em kĩ năng sống và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông là một trong những môn học có nhiều điều kiện thực hiện dạy học tích hợp, có nội dung liên quan đến nhiều môn học .Vì thế, dạy học tích hợp liên môn gắn với thực tiễn trong môn Ngữ Văn là điều cần thiết nhằm đánh thức niềm đam mê văn chương nơi các em, giúp các em có những rung cảm sâu sắc trước cái hay, cái đẹp của văn chương. Đồng thời giúp người học có đủ khả năng, phẩm chất giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, giáo dục các em có ý thức giữ gìn và phát huy di tích lịch sử, di sản văn hoá của quê hương, có lòng tự hào tự tôn dân tộc, mang lại cho HS hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết kiến thức lý thuyết với thực hành, từ đó có kĩ năng sống và kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống hiện đại được tốt hơn.
Thế nhưng, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên chưa chú trọng đến việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học, chưa chú ý đến việc giáo dục kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. Hoặc có tích hợp cũng còn rất lúng túng và cũng chỉ làm một cách chiếu lệ qua loa. Hơn nữa HS lại thiếu kĩ năng sống, các em gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống, đại bộ phận HS chưa thực yêu thích và say mê môn học.
Xuất phát từ những lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy học tích hợp liên theo hướng phát triển năng lực và rèn kĩ năng sống cho học sinh qua văn bản “Nước Đại Việt ta”. Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp một tiếng nói mới trong việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giờ đọc – hiểu văn bản nói riêng và giờ dạy học Ngữ Văn nói chung.
- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã và đang phát hành một số tài liệu đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp liên môn. Đồng thời đây cũng là vấn đề được nhiều GV quan tâm. Đã có nhiều đề tài đề cập đến trên các trang web http://giaovien.net, thuvienbaigiang.com.vn…
Tuy nhiên, các tác giả đó đều mới chỉ nêu ra lí thuyết chung chung, mà chưa đi sâu vào hướng tới những tác phẩm cụ thể cần tích hợp những kiến thức liên môn thuộc những môn học nào? Tích hợp ra sao và tích hợp như thế nào? Tích hợp nhằm mục đích gì?
Để kế thừa và phát huy một cách sáng tạo các vấn đề mà các giáo sư, các đồng nghiệp đã đề cập đến, tôi nêu ra đề tài sáng kiến “Dạy học tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 8 qua văn bản “Nước Đại Việt ta”, nhằm giáo dục kĩ năng sống, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, di sản văn hoá của quê hương, truyền cho các em lòng tự hào tự tôn dân tộc.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm giúp GV có được những cách cải tiến trong việc dạy học các văn bản nói riêng, dạy học Ngữ Văn nói chung nhằm phát huy năng lực tự học cũng như tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, các em được trải mở lòng mình trên những trang văn. Qua đó giáo dục các em thái độ sống có ý nghĩa, biết gắn lí thuyết với thực tiễn, hình thành cho các em các kĩ năng sống cần thiết, biết giữ gìn và phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hoá của quê hương đất nước.
Đồng thời với mục đích trên, đề tài còn giúp HS nắm vững các đơn vị kiến thức trong bài “Nước Đại Việt ta”, các đơn vị kiến thức liên môn có liên quan. Từ đó các em có những hành động việc làm đúng đắn thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đi trước, với các vị anh hùng dân tộc của đất nước của quê hương nơi các em đang sinh sống.
- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra phương pháp dạy học tích hợp liên môn một cách hiệu quả. Đồng thời đa dạng hoá phương pháp, kĩ thuật dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy văn bản “Nước Đại Việt ta” nói riêng. Tìm hiểu về tình hình học tập của HS đối với bộ môn về khả năng nắm bắt kiến thức, hứng thú trong học tập, đồng thời giúp các em có những kĩ năng tốt hơn khi gặp những tình huống trong thực tế cuộc sống.
Khi đề cập đến đề tài này, tôi cũng muốn nghiên cứu cách đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Tiến tới việc kiểm tra đánh giá “không nặng về kiến thức sách vở hàn lâm mà gắn với những vấn đề gần gũi, thiết thực của thực tiễn cuộc sống”.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn nói chung và giờ dạy đọc – hiểu văn bản “Nước Đại Việt ta” nói riêng trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 cấp THCS.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ Văn lớp 8 (phần Đọc – hiểu văn bản) cụ thể là bài “Nước Đại Việt ta” của tác giả Nguyễn Trãi và HS khối 8 trường THCS Đồng Giao.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp trình bày- giải thích;
– Phương pháp so sánh- đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm với giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy;
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu kĩ các nội dung, tổng hợp những kết quả đã có trong việc rèn kĩ năng theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của HS;
– Phương pháp khảo sát- điều tra: các câu hỏi và các bài kiểm tra, đánh giá để tìm hiểu mức độ hứng thú của HS và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung;
– Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện các phương pháp rèn kĩ năng cho HS; trao đổi với HS, lắng nghe ý kiến từ phía các em.
– Phương pháp tổ chức tìm hiểu thực tế và hoạt động ngoại khoá.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
– Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Đánh thức những rung cảm thẩm mĩ cho các em. Vì thế để dạy và học tốt môn Ngữ Văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan như Lịch Sử, Địa Lí, Giáo Dục Công Dân, Âm Nhạc, Mĩ Thuật….về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
– Nghị quyết hội nghị lần II Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp GD-ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]