SKKN Dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9
- Mã tài liệu: BM9038 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1740 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS cơ sở Ngôi Sao |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS cơ sở Ngôi Sao |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần đạt
Bước 2: Thực hiện tích hợp các môn có nội dung kiến thức liên quan
Phần 1: Phần giới thiệu bài
Phần 2: Tìm hiểu khái niệm bảo vệ Tổ quốc
Phần 3: Tìm hiểu nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Phần 4: Những quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Mô tả sản phẩm
QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Thứ tự | Chữ cần viết tắt | Chữ cái |
1 | Giáo viên | GV |
2 | Học sinh | HS |
3 | Giáo dục công dân | GDCD |
4 | Nhà xuất bản | NXB |
5 | Sách giáo khoa | SGK |
- MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Năm học ……….là năm học thứ hai thực hiện mục tiêu “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” Theo nghị quyêt đại hội lần thứ XI của Đảng. Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, là nhiệm vụ giáo dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh” và cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Mục đích:
+ Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống trong thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
+ Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “ Học đi đôi với hành”.
+ Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
+ Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
+ Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Đối với môn Giáo dục công dân ( GDCD), đây là môn học trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi.
Chính vì vậy, tôi nhận thấy sự cần thiết trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh cũng như ý thức trách nhiệm của một người công dân đối với nghĩa vụ Tổ quốc, cần có sự vận dụng, tích hợp và liên hệ để có một cái nhìn nhận đầy đủ hơn nội dung này trong chương trình giáo dục.
Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò trong việc thực hiện mục tiêu đó. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ môn, tôi lựa chọn đề tài “ Dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn, huyện Thường Xuân”, với mong muốn trao đổi những kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân trong quá trình giảng dạy với các đồng chí, đồng nghiệp.
Mục đích nghiên cứu.
Dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn học cũng đã được BGH và tổ chuyên môn trong nhà trường THCS Lương sơn sớm triển khai sâu rộng đối với cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường; Bản thân là một giáo viên được đào tạo chính ban cùng với việc thường xuyên học hỏi đồng nghiệp bạn bè để nâng cao trình độ chuyên môn với mong muốn giúp các em có thái độ và kĩ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề đạo đức hay những tình huống pháp luật trong thực tiễn một cách biện chứng và logic, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới. Với mong muốn ngày càng có nhiều tiết học tạo được hứng thú đối với học sinh thông qua việc tích hợp kiến thức của các môn học, tôi đã mạnh dạn tích hợp trong bài “ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” làm tiền đề, cơ sở cho các tiết học khác của bộ môn mình phụ trách.
Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài và đơn vị công tác, tôi đã lựa chọn 2 lớp 9A, 9C để thực nghiệm và lớp 9B, 9D làm kiểm chứng hiệu quả của việc dạy học tích hợp trong bài “ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” từ đó rút ra so sánh hiệu quả của việc dạy học tích hợp và dạy học truyền thống.
Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài của mình, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin và phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo từ điển Tiếng việt “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “Integration” một từ gốc latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]