SKKN Dạy – Học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh
- Mã tài liệu: BM9124 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1072 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Giang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trung Phụng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Giang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trung Phụng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy – Học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Tìm hiểu về đặc trưng thể loại truyện ngắn từ đó xác định cách dạy-học: Đọc- hiểu văn bản – một phương pháp dạy học tích cực trong môn học Ngữ văn
2.3.2 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin`để bài dạy đạt kết quả cao.
2.3.3 Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng viết: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. Lời văn của Nguyễn Đình Thi đã khái quát được chức năng, giá trị của tác phẩm văn học và vai trò, sứ mệnh của nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. “Mỗi tác phẩm lớn” bao giờ cũng mang dấu ấn của từng giai đoạn,từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội, con người, hướng con người đến những giá trị chân-thiện-mĩ trong cuộc sống. “Ánh sáng đẹp” của mỗi tác phẩm chân chính có khả năng kì diệu tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc; chiếu tỏa soi rọi vào sâu thẳm tâm trí người thưởng thức và có sức lay động mãnh liệt. Những tác phẩm giàu giá trị nhân văn sẽ mang đến cho con người cách sống đẹp, sống có ý nghĩa với chính mình, gia đình và xã hội. Để một tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông thấm sâu vào trái tim, suy nghĩ của mỗi học sinh, ngoài tài năng sáng tác của nhà văn, nhà thơ còn phải kể đến vai trò người thầy . Người thầy có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi giờ học văn để các em có được nhận thức đúng đắn về môn học, về thế giới khách quan, biết rung động trước cái đẹp, biết yêu thương, căm giận… biết sống có trách nhiệm với cuộc đời.
Lâu nay trong nhà trường THCS việc dạy-học Văn theo tinh thần đổi mới, theo hướng tích cực vẫn còn những hạn chế cơ bản. Đó là hạn chế về kết quả đạt được trong hoạt động dạy-học. Nhiều giáo viên vẫn coi trọng cách truyền thụ tri thức theo phương pháp dạy- học một chiều. Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy-học cũng như sử dụng các phương pháp dạy- học phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh chưa nhiều. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức kết quả còn chưa cao. Nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học Văn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả dạy-học trong các giờ học, đặc biệt trong các giờ “Đọc-Hiểu văn bản” chưa có hiệu quả. Trong giờ dạy-học chưa chú ý đến tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thẩm thấu tác phẩm của học sinh nên kết quả học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Theo phản ánh của nhiều đồng nghiệp có nhiều học sinh trong các giờ kiểm tra không trung thực, nhiều học sinh trong các giờ học trên lớp sử dụng tài liệu để đối phó với thầy cô trong các câu hỏi tìm hiểu bài hoặc làm bài kiểm tra. Chính điều đó dẫn đến kỹ năng sống và sống đẹp ở học sinh còn hạn chế, thậm chí còn yếu.
Thấm thía được những trở ngại trên của việc dạy -học Văn trong nhà trường phổ thông, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm tìm ra phương pháp dạy- học phù hợp, hiệu quả, tạo sự hứng thú, lòng say mê học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi mạnh dạn áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học để phát huy tối đa hoạt động tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở từng khối lớp do mình đảm nhận. Hơn thế, trong giờ dạy, tôi đã cố gắng truyền được niềm say mê, yêu văn đến cho học sinh và giúp các em có cái nhìn thân thiện, đúng đắn hơn về bộ môn đầy tính nhân văn này. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài : “Dạy-học văn bản “Làng” (Ngữ văn 9, tập 1) theo hướng phát triển năng lực của học sinh” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao trình độ lí luận cho bản thân và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong thực tiễn giảng dạy. Đây là một trong những trải nghiệm của bản thân tôi trong việc khai thác đặc trưng thể loại của văn bản và áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm khơi dậy niềm yêu văn của học sinh THCS. Trình bày sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến thực sự mang tính khả thi. Tôi hy vọng sẽ góp phần cải tiến được phương pháp dạy-học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, giúp học sinh có được kỹ năng học Văn, kỹ năng vận dụng vốn tri thức có được trong cuộc sống, kỹ năng thẩm thấu cái đẹp, để từ đó biết rõ hơn thế nào là sống đẹp trong cuộc đời! Từ đó, bồi dưỡng nhân cách, giá trị sống: chân-thiện-mĩ cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp thiết thực, khả thi để phát triển năng lực học sinh. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận, thấm thấu nội dung và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm văn học (thể loại truyện ngắn). Từ đó, bồi dưỡng các em ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập; nâng cao năng lực thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Để giúp học sinh có phương pháp học tập tốt những tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, đặc biệt trong việc tiếp cận, thấm thấu giá trị của truyện ngắn, tôi tiến hành nghiên cứu:
– Phương pháp dạy – học thể loại truyện ngắn.
– Phương pháp dạy – học phát triển năng lực.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát năng lực học sinh qua bài viết.
– Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực:
Đổi mới giáo dục là một nhu cầu tất yếu trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Khi xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi giáo dục cũng phải có những bước chuyển biến tích cực để đáp ứng phù hợp. Đặc biệt trong thời kì kinh tế hội nhập hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh về trình độ khoa học kĩ thuật thì vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục nước nhà nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học(sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Như vậy, phương pháp dạy học phát triển năng lực là một phương pháp mới nhằm phát huy tối đa khả năng chiếm lĩnh kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện những kĩ năng sống và thái độ sống tích cực ở người học. Sử dụng thành công phương pháp dạy học này trong bộ môn Ngữ văn, người dạy sẽ tạo hứng thú cho
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]