SKKN Dạy khoa học Lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả
- Mã tài liệu: BM4027 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 581 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Lợi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Lợi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy khoa học Lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1) Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
2) Nghiên cứu tìm hiểu lý thuyết về phương pháp Bàn tay nặn bột
3) Áp dụng thường xuyên phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Khoa học
4) Đặc biệt chú ý đến quá trình thực hiện phương án tìm tòi vì đây là bước dạy chiếm nhiều thời gian nhất
5) Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong tiết dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
6) Đổi mới chương trình sách giáo khoa
7) Nắm bắt tâm lí học sinh
Mô tả sản phẩm
- Lí do chọn đề tài
Năm học …….. là năm học thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra cho Ngành Giáo dục ngày nay là cần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học sao cho nền giáo dục nước nhà đạt được kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học ở lớp 4 cũng là một yêu cầu cần thiết góp phần đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn Khoa học thay cho môn học Tự nhiên và xã hội ở các lớp dưới. Đối với lứa tuổi này, những kiến thức mà môn Khoa học mang lại cho các em là những kiến thức vô cùng rộng lớn, khó nhớ lại có phần khô cứng. Tuy nhiên, chúng cũng khá gần gũi với thực tế đời sống của bản thân mỗi học sinh.
Kể từ năm học …….., một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Cần Giuộc bắt đầu được tập huấn và triển khai áp dụng một phương pháp mới dành cho môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học ở các lớp 4, 5. Đó là phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”.
Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cảm thấy vô cùng hứng thú với phương pháp dạy học mới này bởi khi áp dụng nó thì người giáo viên thật sự trở thành người tổ chức và hướng dẫn, còn bản thân mỗi học sinh phải tự giác và tích cực trong quá trình tìm hiểu và khám phá những tri thức mới. Không những thế, sau một thời gian áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột cho môn Khoa học lớp 4, bản thân tôi nhận ra được vẻ hứng thú, ánh mắt mong đợi của từng em học sinh khi sắp bắt đầu tiết học. Bởi lẽ, trong tiết học đó, học sinh sẽ được khám phá tìm tòi qua những thí nghiệm khoa học mà trước đây các em ít có dịp tham gia. Có dịp cọ sát với thực tế, lại được rèn thêm kĩ năng diễn dạt thông qua ngôn ngữ nói và viết, tôi nhận thấy học sinh mình tiến bộ hơn về học tập cả về mặt giao tiếp.
Những kết quả mà phương pháp Bàn tay nặn bột mang lại có thể nói được hầu hết giáo viên công nhận. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, không riêng gì bản thân tôi mà một số đồng nghiệp khác cũng vướn phải một số khó khăn trong quá trình áp dụng. Chính vì lẽ đó, trong năm học …….. này, bản thân tôi tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài “Dạy Khoa học lớp 4 theo phương pháp Bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả”.
Đề tài nghiên cứu đã chú ý đến các phương pháp sau đây:
– Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.
– Nắm vững lý thuyết về phương pháp Bàn tay nặn bột.
– Áp dụng thường xuyên phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Khoa học.
– Đặc biệt chú ý đến quá trình thực hiện phương án tìm tòi vì đây là bước dạy chiếm nhiều thời gian nhất.
– Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong tiết dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.
– Đổi mới chương trình sách giáo khoa.
– Nắm bắt tâm lí học sinh.
- Phạm vi đề tài
Nghiên cứu về một số phương pháp giúp cho việc dạy Khoa học lớp 4 theo phương pháp Bàn tay nặn bột đạt hiệu quả cao.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
- Thực trạng
Có thể nói tình hình thực tế là trong những tiết dạy mà giáo viên áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột thì các tiết dạy này mất rất nhiều thời gian gây ảnh hưởng không nhỏ đến các giờ học khác. Nguyên nhân là do khi sử dụng phương pháp này, học sinh phải trải qua 5 bước thực hiện và mỗi bước phải mất khá nhiều thời gian nên những tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột có khi kéo dài đến 50 phút hoặc hơn thế nữa.
Trong các phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học, rất ít giáo viên áp dụng phương pháp này tham gia thi giảng môn Khoa học vì còn e ngại rằng tiết dạy sẽ không đảm bảo thời gian, ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp loại.
- Những hạn chế, khó khăn:
- Về phía giáo viên
– Một số giáo viên vẫn còn ít kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học nên khi áp dụng vẫn còn lúng túng, chưa thể hiện rõ tiến trình dạy học theo 5 bước.
– Một số giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm, thậm chí ngay cả bản thân người giáo viên vẫn còn lúng túng khi thao tác với một số vật dụng trong quá trình làm thí nghiệm.
– Một số giáo viên chỉ áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học một cách qua loa, chiếu lệ và áp dụng không thường xuyên dẫn đến tình trạng mặc dù đã qua gần 3 năm học nhưng học sinh vẫn chưa quen với cách tổ chức làm việc của giáo viên khi dạy học theo phương pháp này.
- Về phía học sinh
– Chưa quen với việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm lại càng chưa thành thạo cách tiến hành thí nghiệm.
– Chưa mạnh dạn và nhạy bén trong việc nêu ý tưởng ban đầu, đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi, …
– Thao tác trong suốt quá trình học tập còn chậm chạp: khi vẽ hình minh họa cho ý tưởng ban đầu hoặc ghi chép trong vở thực nghiệm, thảo luận nhóm, đề xuất câu hỏi, …
– Một số sọc sinh chưa tự giác và tích cực tham gia tham gia các hoạt động học tập.
– Học sinh chưa quen với các hình thức làm việc nhóm, có em rất tích cực, có em lại thụ động không chịu hợp tác làm quá trình thảo luận bị kéo dài và không đạt được kết quả như mong đợi.
- Các lí do khác
– Nội dung chương trình Sách giáo khoa lớp 4 rất ít bài học phù hợp với phương pháp Bàn tay nặn bột.
– Có những bài học mà nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh quá lớn, trong đó có nhiều hoạt động dạy học, giáo viên chỉ chọn 1 hoạt động có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột thì khi kết thúc xong hoạt động đó cũng đã chiếm hầu hết thời lượng của tiết dạy, không đủ thời lượng dành cho các hoạt động còn lại.
– Các thiết bị dạy học và vật dụng làm thí nghiệm vẫn còn thiếu thốn, nếu có thì chỉ có đủ cho cả lớp cùng quan sát và làm việc chung, chưa đủ cung cấp cho học sinh làm việc theo nhóm.
PHẦN III: MỤC TIÊU DỰ KIẾN CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi mong muốn đạt được những mục tiêu sau:
- Về kiến thức:
– Học sinh có hiểu biết về toàn bộ các kiến thức khoa học xoay quanh các chủ đề có trong nội dung chương trình.
– Biết cách làm thí nghiệm và biết cách làm việc nhóm.
2) Về kĩ năng:
– Học sinh có kĩ năng tự phát hiện ra kiến thức sau quá trình thực nghiệm, tìm tòi.
– Học sinh trở nên nhanh nhẹn khi tham gia vào quá trình học tập.
– Học sinh tham gia làm việc nhóm một cách nghiêm túc, mạnh dạn chia sẻ ý kiến.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 103
- 1
- [product_views]
- 7
- 146
- 2
- [product_views]
- 4
- 162
- 3
- [product_views]
- 7
- 198
- 4
- [product_views]
- 9
- 108
- 5
- [product_views]
- 8
- 104
- 6
- [product_views]
- 5
- 176
- 7
- [product_views]
- 8
- 143
- 8
- [product_views]
- 4
- 102
- 9
- [product_views]
- 7
- 167
- 10
- [product_views]