SKKN Dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ Địa lí 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh
- Mã tài liệu: BM9022 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1609 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Yến |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đào Duy Từ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Yến |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đào Duy Từ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ Địa lí 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Sử dụng kiến thức liên môn để giới thiệu bài, dẫn dắt, gây hứng thú cho học sinh có thể qua các câu ca dao, câu thơ, câu chuyện lịch sử, âm nhạc
Giải pháp 2: Sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải các đơn vị kiến thức trong bài học
Giải pháp 3: Sử dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Giải pháp 4: Tăng cường chú trọng giáo dục di sản văn hóa như một biện pháp tích hợp liên môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân và các bộ môn khoa học có liên quan
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | TRANG |
PHẦN I: MỞ ĐẦU……………………………………………………………
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………….….. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU…………………………….….. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………..….. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….… |
|
PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………….…
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………… 1. Một số khái niệm có liên quan………………………………. 2. Vai trò và ý nghĩa của Dạy học tích hợp liên môn………….. II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………………………… III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Các giải pháp 2. Những nội dung kiến thức ở nhóm bài Vùng lãnh thổ có khả năng vận dụng dạy học tích hợp liên môn……………………… 3. Giáo án soạn giảng áp dụng nguyên tắc dạy học tích hợp liên môn…………………………………………………………….. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………… 1.Sau khi sử dụng hình thức này tôi đã đạt được những kết quả sau………………………………………………………………….. 2. Bài học kinh nghiệm…………………………………………. |
|
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 2. Kiến nghị |
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Bởi vậy công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Với vai trò và chức năng riêng biệt, môn Địa lí có mối quan hệ rất chặt chẽ, “giao thoa” với nhiều môn học khác. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các lĩnh vực khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Qua đó, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, làm cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc.
Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Hiện nay, trong các tài liệu tập huấn chuyên đề do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cũng có nhiều tác giả là các chuyên gia đã đề cập đến việc dạy học tích hợp, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa lí tại những kiểu dạng bài cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại trường THCS, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và thử nghiệm đề tài “Dạy tích hợp liên môn kiểu bài Vùng lãnh thổ Địa lí 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh”
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của việc dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ không chỉ dừng lại ở việc tích hợp khép kín “trong nội bộ phân môn Địa lí”, mà người dạy phải giúp cho người học tự học, sáng tạo giúp bồi dưỡng tư duy, tâm hồn; hiểu và biết tổng hợp, biết vận dụng các kiến thức của các môn học vào trong bài học để tiết học sinh động, gây hứng thú, học sinh có nhiều cách tiếp cận các đơn vị kiến thức. Qua đó học sinh sẽ tiếp thu và nắm vững nội dung bài học một cách hợp lý có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc tích hợp kiến thức của các môn học, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn cho các em thói quen tìm hiểu và biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Bởi vì việc tự tìm hiểu kiến thức cho nội dung bài học sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều để các em bước vào bài học một cách hiệu quả nhất. Qua đó giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi là các phần sự phân hóa lãnh thổ Địa lí 9 ở trường THCS. Thông qua đó để rút ra kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi dạy các kiểu bài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
– Tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn Địa lí, trọng tâm là các bài vùng lãnh thổ
– Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Địa lí và tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học. Trong số em học sinhđượcphỏng vấn và trả lời phiếu trắc nghiệm khách quan, tôi nhận thấy trên 80% số đốitượng tham gia khảo sát đều cho rằng không thích học môn Địa lí do mệt mỏi,đơnđiệu, khô khan. Và 100% các em rất hứng thú với việc tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học, quan sát học sinh trong các tiết học.
– Phương pháp đối chiếu, so sánh, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Một số khái niệm có liên quan:
1.1. Tích hợp: Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt
động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
1.2. Dạy học Tích hợp liên môn: Theo Từ điển giáo dục: “Là hành động liên
kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
- Vai trò và ý nghĩa của Dạy học tích hợp liên môn:
– Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
– Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
– Làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa: Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh, có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]