SKKN Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống
- Mã tài liệu: BM8093 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 962 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Dạy văn bản nhật dụng gắn với tính cấp thiết của đời sống
Dạy bài: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” và vấn đề môi trường, sức khỏe.
Dạy bài: “Ôn dịch thuốc lá” và vấn đề sức khỏe.
Dạy bài: “Bài toán dân số” và vấn đề dân số.
2.3.2. Giáo án tiết dạy thực nghiệm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Mục | Nội dung | Trang |
|
1 | Mở đầu | |
|
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
|
1.2 | Mục đích đề tài | |
|
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
|
1.4 | Phạm vi nghiên cứu | |
|
1.5 | Phương pháp nghiên cứu | |
|
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
|
2.1 | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
|
2.2 | Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
|
2.2.1 | Vài nét về tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa cũ | |
|
2.2.2 | Văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 | |
|
2.3 | Các SKKN và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
|
2.3.1 | Dạy văn bản nhật dụng gắn với tính cấp thiết của đời sống | |
|
2.3.2 | Giáo án tiết dạy thực nghiệm | |
|
2.4 | Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm | |
|
3 | Kết luận, kiến nghị | |
|
3.1 | Kết luận | |
|
3.1.2 | Đối với giáo viên | |
|
3.1.2 | Đối với học sinh | |
|
3.2 | Kiến nghị |
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI với điểm tựa về khoa học kỹ thuật có nhiều phát triển vượt bậc thần kỳ ở thế kỷ XX với nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật ấy đã giúp con người được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, sáng chế ra nhiều vật dụng tiện lợi cho đời sống hàng ngày. Không ai phủ nhận được những thành tựu mà con người đã dày công nghiên cứu qua nhiều năm bởi chính từ đó đã đưa loài người bước đến một tầm cao mới, mở ra một kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật và sáng tạo không ngừng.
Thế nhưng, bên cạnh đó, loài người cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như: Môi trường, dân số, sức khỏe con người. Đó thực sự là những bài toán chưa tìm được đáp số thỏa đáng và lời giải đó không phải chỉ của một cấp, một ngành mà đặt ra cho tất cả chúng ta và thiết nghĩ giáo dục cũng là một trong những cánh tay đắc lực phục vụ cho công việc đó.
Môn ngữ văn trong chương trình THCS là một môn học góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn THCS, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải, căm ghét cái xấu và bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân – thiện – mỹ. Không những thế, tác phẩm văn chương còn là một phương tiện thiết thực để tuyên truyền rộng rãi tới đông đảo bạn đọc về những vấn đề bức thiết của con người.
Tác phẩm văn chương được đưa vào chương trình THCS bao gồm nhiều thể loại, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ở mỗi thể loại có những đặc điểm nổi bật riêng. Ví dụ, Văn biểu cảm chủ yếu là biểu lộ tình cảm, cảm xúc; Văn miêu tả là tái hiện lại cảnh săc, con người … Nét nổi bật trong chương trình cải cách sách giáo khoa từ năm 2002 trở lại đây là có thêm một thể loại văn học mới: Văn bản nhật dụng. Đây cũng chính là thể loại văn học mà tôi muốn đề cập trong đề tài này bởi tính cấp thiết, thiết thực, gắn với những vấn đề hàng ngày, hàng giờ diễn ra chưa có biện pháp giải quyết thỏa đáng, không chỉ là vấn đề nan giải của nước ta mà còn đặt ra cho toàn nhân loại.
Một trong số những vấn đề nan giải trên mà tôi muốn đề cập đó là: môi trường, dân số và sức khỏe đã được cụ thể hóa bằng ba văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1.
Với tư cách là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 8, tôi xin được đóng góp một ý kiến nhỏ về: Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương pháp dạy các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 gắn với tính cấp thiết của đời sống. Học sinh khối lớp 8 Trường THCS Hiền Chung
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, thực nghiệm, khảo sát, đối chứng, nêu số liệu.
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến
Xác định các vấn đề cấp thiết của cuộc sống đang diễn ra ở địa phương, đất nước và thế giới. Gắn các vấn đề đó với những vấn đề được nêu trong văn bản nhật dụng, đồng thời đưa ra những giải pháp để thực hiện gắn những vấn đề cấp bách vào giảng dạy các văn bản nhật dụng ở chương trình học kỳ I lớp 8.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với mỗi tác phẩm văn học nói chung, khi giảng bài, mục đích của người giáo viên là cung cấp cho học sinh tri thức về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm ấy, để rồi qua đó các em cảm nhận được gì, có suy nghĩ gì. Sẽ là không thành công nếu như dạy văn học mà giáo viên quên đi yếu tố giáo dục. Thực ra,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]