SKKN Điều chỉnh, bổ sung Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử theo mô hình VNEN
- Mã tài liệu: BM4039 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 486 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Điều chỉnh, bổ sung Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử theo mô hình VNEN” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp Điều chỉnh,bổ sung Tài liệu hướng dẫn học Lịch sử
1.1. Xác định mục tiêu điều chỉnh, bổ sung
1.2. Xác định nguyên tắc điều chỉnh, bổ sung
1.3. Cách điều chỉnh, bổ sung
2. Biện pháp tổ chức thực hiện
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học ……..này, trên cả nước nhiều trường Tiểu học ở các tỉnh thành đang thực dạy song hành với chương trình hiện hành đó chính là Mô hình trường Tiểu học mới – gọi tắt là VNEN. Đây là mô hình dạy học tiên tiến, hiện đại : Dạy học hướng vào người học. Mô hình trường học mới VNEN đã quán triệt quan điểm này với một loạt hoạt động đổi mới: đổi mới về trang trí lớp học, về tổ chức lớp học, về tài liệu dạy- học , về phương pháp dạy- học, về đánh giá học sinh, về quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng. Trường Tiểu học Hà Giang- Hà Trung- Thanh Hóa là một trong 4 trường của huyện Hà Trung đang thử nghiệm dạy Mô hình trường Tiểu học mới VNEN. Mô hình VNEN – mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy- học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học,… Để đạt mục đích: ngoài việc học tập đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, các em còn có thêm năng lực tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề và những phẩm chất của người lao động mới như tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật, đoàn kết…
Một trong những đổi mới nổi bật nhất có tính chất tiên quyết trong mô hình VNEN là soạn Tài liệu dạy- học. Đây là khâu quan trọng, quyết định đến việc thực hiện hiệu quả dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”. Tài liệu này chính là Hướng dẫn học, được thiết kế “ ba trong một” tức là thể hiện nội dung của cả 3 tài liệu: sách giáo khoa, sách hướng dẫn cho giáo viên và sách hướng dẫn học sinh tự học. Đối với chương trình lớp 4, thì Tài liệu Hướng dẫn học đang được áp dụng thử nghiệm ở môn; Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Tuy nhiên, với mô hình thử nghiệm và thời gian chuẩn bị biên soạn chưa nhiều nên Tài liệu Hướng dẫn học ở các môn không tránh khỏi những bất cập, hạn chế. Vì vậy, hè năm …….. chúng ta đã được tham gia lớp tập huấn về chuyên đề : Điều chỉnh và bổ sung Tài liệu để nhằm khắc phục những bất cập và hạn chế của tài liệu Hướng dẫn học.
Bản thân là một giáo viên, đã và đang trực tiếp giảng dạy mô hình VNEN ba năm nay đồng thời cũng đã được tham gia tập huấn nhiều lớp chuyên đề về dạy- học VNEN và đặc biệt là chuyên đề về : Điều chỉnh và bổ sung Tài liệu Hướng dẫn học. Tôi thấy đây là chuyên đề thực sự cần thiết, hữu ích và cấp bách để việc dạy- học mô hình VNEN hiệu quả.Tôi thực sự rất say mê với chuyên đề này. Nhưng áp dụng triệt để việc Điều chỉnh và bổ sung Tài liệu hướng dẫn học vào rất nhiều tiết, nhiều bài ở tất cả các môn là không dễ dàng chút nào. Tôi luôn trăn trở về vấn đề này nên với năng lực và thời gian có hạn, nhưng tôi vẫn mạnh dạn nghiên cứu một “mảng nhỏ” của chuyên đề mà tôi cho là nổi cộm và đáng lưu tâm nhất để tìm ra sáng kiến về cách: “Điều chỉnh, bổ sung Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử theo mô hình VNEN ở Tiểu học ”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu sáng kiến này, tôi muốn tìm ra định hướng cơ bản về cách điều chỉnh và bổ sung Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử lớp 4 một cách hữu hiệu và dễ thực hiện nhất cho việc chuẩn bị và dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học Lịch sử theo mô hình VNEN nói riêng và chất lượng dạy – học mô hình VNEN ở Tiểu học nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tôi tập trung về cách điều chỉnh, bổ sung Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử lớp 4 trong chương trình mô hình VNEN cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được sáng kiến này tôi đã sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
– Phương pháp quan sát : Dự giờ, thăm lớp; trực tiếp giảng dạy để nắm bắt được việc thực dạy của giáo viên và việc thực học của học sinh theo mô hình VNEN.
– Phương pháp điều tra, thu tập thông tin, xử lí số liệu thống kê : Thông qua kết quả làm các phiếu học tập xen kẽ trong các bài học và các bài kiểm tra định kì.
– Phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm : Thông qua việc trao đổi với đồng nghiệp, phỏng vấn học sinh, phụ huynh và nghiên cứu phân tích kĩ Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử lớp 4, để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử trong môn Lịch sử & Địa lí nói riêng cũng như Tài liệu Hướng dẫn học nói chung là một thành phần cơ bản, có tính chất tiên quyết trong mô hình VNEN. Đây là tài liệu có tính tương tác cao, thuận tiện cho việc học cá nhân cũng như học nhóm. Tài liệu bao gồm chuỗi các hoạt động được thiết kế nhằm giúp học sinh tự học, phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng đối tượng. Tài liệu có sự tích hợp nội dung và quá trình dạy học (bao gồm cả phương pháp và hình thức tổ chức dạy học), tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, khắc phục được tình trạng giảng dạy theo lối truyền thụ kiến thức một chiều. Tài liệu cũng đã chú trọng đến các hoạt động học tập thực hiện ở nhà của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia vào quá trình học tập của các em thông qua việc giúp đỡ, hướng dẫn học sinh học tập, bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ.
Với phần Lịch sử lớp 4, nội dung học tập là những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến đầu thời kì nhà Nguyễn. Được chia thành 11 bài nối tiếp. Xen kẽ 11 bài học là 3 bài kiểm tra ở từng giai đoạn nhằm hệ thống, ôn tập và củng cố vững chắc kiến thức đã học. (trích Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử)
Cấu trúc mỗi bài học trong Tài liệu Hướng dẫn học gồm 3 phần:
- Hoạt động cơ bản
Thường bao gồm :
– Hoạt động trải nghiệm hoặc liên hệ với những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến kiến thức mới;..
– Hoạt động xây dựng kiến thức, kĩ năng của học sinh là hoạt động trọng tâm, bao gồm một số hoạt động như: quan sát đối tượng học tập(tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ,…); khai thác thông tin từ kênh hình hoặc kênh chữ (đoạn hội thoại, đoạn văn, đoạn truyện, bảng thông tin, sơ đồ thông tin,…) của Tài liệu; giải quyết các tình huống có vấn đề;…
– Hoạt động củng cố kiến thức: hoạt động này thường tiến hành thông qua bài đọc để củng cố những kiến thức học sinh đã tự xây dựng và trau dồi thái độ và giá trị liên quan đến nội dung học tập.
- Hoạt động thực hành
Thường có các hoạt động như: làm bài tập, liên hệ thực tế địa phương, tham gia chơi trò chơi hoặc làm hướng dẫn viên du lịch,…
- Hoạt động ứng dụng
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu một chủ đề cụ thể có liên quan đến bài học và tạo ra một sản phẩm; thực hiện các hoạt động học tập ứng dụng trong môi trường địa phương,…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]