SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động của các câu lạc bộ đội nhóm tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0173 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2876 |
Lượt tải: | 87 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động của các câu lạc bộ đội nhóm tại trường thpt” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Xây dựng Câu lạc bộ, đội, nhóm phát huy năng khiếu về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, góp phần định hướng nghề nghiệp ở trường THPT Đặng Thai Mai.
1.1 Câu lạc bộ thể dục, thể thao
1.2 Câu lạc bộ văn nghệ
1.3 Câu lạc bộ Tiếng Anh
1.4 Câu lạc bộ truyền thông
1.5 Đội ANXK
2 Câu lạc bộ khéo tay – giải pháp hiệu quả góp phần phát huy năng khiếu, đam mê, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2.1 Xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch thành lập CLB khéo tay
2.2 Tập hợp thành viên và xây dựng quy chế hoạt động của CLB khéo tay
2.3 Hoạt động thường niên của CLB khéo tay
2.4 Tác dụng rèn luyện kĩ năng và định hướng nghề nghiệp của CLB khéo tay
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
-
- Lựa chọn nghề nghiệp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi người. Vì vậy, việc lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, có tính ổn định là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT).
Một thực trạng đang diễn ra hiện nay là đa phần học sinh (HS) đang lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính, thời vụ, theo phong trào, theo bạn bè rủ rê hoặc theo sự sắp đặt của bố mẹ mà không biết và không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp, sự phù hợp của bản thân với nghề lựa chọn cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường. Nhiều em chưa hiểu rõ về năng lực, khả năng bản thân, chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu về ngành nghề mình lựa chọn. Chính vì vậy, sau khi học xong nhiều em chuyển sang một lĩnh vực khác, lãng phí quãng thời gian các em theo học tại trường đại học (ĐH).
Bên cạnh đó, ngày nay các trường ĐH, cao đẳng (CĐ) ngày càng mở ra tràn lan, ngoài các trường công lập ở các thành phố lớn còn có rất nhiều trường ở tỉnh lẻ, chưa kể đến việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo từ chính quy cho đến hệ mở, dân lập, tư thục, từ xa… Tâm lý phụ huynh và HS mong muốn kiếm tấm bằng ĐH, CĐ còn các trường lại tìm cách tuyển sinh để duy trì hoạt động, cho nên việc đào tạo diễn ra một cách ồ ạt, thiên về lấy số lượng, không có một quy hoạch dài hạn đối với nguồn nhân lực cho quốc gia trong tương lai. Chính vì vậy, nhiều em sau khi học xong rơi vào tình trạng thất nghiệp, nhiều em có việc nhưng không phải ngành nghề yêu thích của bản thân nên làm việc không có sự hăng say, hiệu quả có khi còn chán chường, rất nhiều em đã phải loay hoay, mò mẫm, tìm kiếm và thậm chí là bắt đầu lại từ đầu bằng một công việc mới, một hướng đi mới khác xa hoàn toàn con đường ban đầu mình đã chọn.
- Để chọn nghề nghiệp đúng, việc định hướng nghề nghiệp cho các HS THPT phải hội tụ đủ ba yếu tố:
Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn được dành mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân, mỗi cá nhân phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học hoặc trường dạy nghề, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cạnh tranh cho các em HS trong quá trình tìm kiếm việc làm sau này hay không.
- Môi trường cấp THPT hiện nay vẫn chủ yếu chú trọng đến kiến thức hàn lâm, chương trình nói chung nặng về lý thuyết, hạn chế về thực hành, cơ hội để các em tiếp cận với nghề nghiệp trong tương lai chủ yếu qua sách vở, intenet, và chủ yếu chỉ dừng lại ở mức đọc, nghe, kể. Hầu hết các em chưa có đủ môi trường, điều kiện để khám phá sức mạnh của bản thân. Một số trường THPT đã hình thành các câu lạc bộ, đội, nhóm nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc tạo sân chơi cho các em.
Cùng với việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thời gian qua, trường THPT Đặng Thai Mai đã hình thành, phát triển mô hình các câu lạc bộ (CLB) theo sở thích. Đây được xem là giải pháp hiệu quả trong phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống cho HS nhà trường. Trường THPT Đặng Thai Mai đã phát triển được nhiều CLB, đội nhóm. Có thể điểm tên một số CLB như: CLB truyền thông (tập hợp thành viên có năng khiếu về quay phim, chụp ảnh, biên tập, viết tin, bài, phát thanh viên, vẽ); CLB thể thao (thành viên có năng khiếu về bóng chuyền, bóng đá); CLB tiếng Anh (thành viên có năng khiếu về nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh); CLB văn nghệ (thành viên có năng khiếu về ca hát, nhảy…); Đội An ninh xung kích (ANXK) (gồm các bí thư, lớp trưởng, Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trách nhiệm, nhiệt tình phụ trách về nề nếp của nhà trường); CLB khéo tay (gồm các HS có năng khiếu về đan móc, làm các sản phẩm thủ công….)
Tham gia vào các CLB, HS có cơ hội thể hiện tài năng, niềm đam mê của bản thân. Đồng thời, là môi trường để các em tự học hỏi, điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Do đó, HS được tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia các CLB theo sở thích, dưới sự định hướng hoạt động của đội ngũ giáo viên và Đoàn Thanh niên. Điều này đã tạo cho các em sự hứng thú, tự do sáng tạo, thể hiện đam mê, qua đó phát triển năng lực cá nhân, tránh xa các tệ nạn xã hội. Thông qua các hoạt động, học sinh không chỉ được khám phá bản thân mà còn được trải nghiệm lĩnh vực mình yêu thích ngay từ trên ghế nhà trường, góp phần đặt nền móng và định hướng nghề nghiệp cho các em.
Là những người đã và đang hoạt động công tác Đoàn, chúng tôi nhìn nhận thực trạng, băn khoăn và mong muốn tạo ra các sân chơi trải nghiệm để HS phát huy trau dồi năng khiếu, thoả sức với đam mê, sở thích của bản thân góp phần trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp của các em ngay từ khi trên ghế nhà trường. Và phương thức chúng tôi lựa chọn chính là thông qua các CLB, Đội, nhóm do Đoàn thanh niên khởi xướng.
Sau quá trình thực hiện, chúng tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp tổ chức hoạt động này qua sáng kiến kinh nghiệm “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động các CLB, đội, nhóm tại trường THPT Đặng Thai Mai”.
- Lịch sử vấn đề
Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT đã thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều bài nghiên cứu, nhiều giải pháp được đưa ra. Tuy nhiên, cách thức triển khai các công trình đa dạng, tùy thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua mô hình CLB, đội, nhóm là một cách tiếp cận mới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
ĐVTN trường THPT
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra mô hình CLB, đội nhóm và 1 số hoạt động thiết thực nhằm góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.
- Kế hoạch nghiên cứu
Sáng kiến được tiến hành nghiên cứu theo kế hoạch đã được đề ra: từ việc chọn đề tài, nghiên cứu tài liệu liên quan đến khảo sát thực tế, áp dụng qua thực tiễn để đi đến một sáng kiến hoàn chỉnh. Quá trình đó được thực hiện trong các năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, người thực hiện đề tài đã sử dụng một số phương pháp:
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
* Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
A. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm về nghề nghiệp
1.1.1.1. Nghề nghiệp Lựa chọn nghề nghiệp là một hoạt động quan trọng của cuộc sống con người. Nó quan trọng đến mức ai đó đã từng khẳng định “Trong cuộc đời con người có hai việc không được sai đó là chọn việc để làm và chọn người để cưới”. Lựa chọn được nghề nghiệp theo đúng thế mạnh, sở thích, đam mê, năng lực của bản thân đóng vai trò quyết định đến thành bại của một cuộc đời con người. Vậy thế nào là nghề nghiệp?
Khái niệm nghề nghiệp có nhiều thuật ngữ liên quan. Người ta có thể gọi nghề nghiệp với những thuật ngữ như nghề, nghiệp hay chuyên môn.
Nghề có khá nhiều những cách hiểu khác nhau, nhưng cơ bản thì chúng ta có thể hiểu như sau: Nghề là một công việc được thực hiện thường xuyên. Nó ổn định để đem lại nguồn thu nhập cho một người trong một khoảng thời gian nào đó. Tất nhiên nghề không chỉ dùng để kiếm tiền duy trì cuộc sống mà thông qua nghề con người có thể bộc lộ những phẩm chất, năng lực và đóng góp những giá trị cho xã hội. Trong quá trình làm nghề, con người sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi các kiến thức kĩ năng từ đó tạo nên những sản phẩm khác nhau, chất lượng khác nhau.
Quá trình đó sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng. Một nghề có thể bao gồm nhiều những chuyên môn khác nhau. Ví dụ nghề giáo viên có thể có chuyên môn về các lĩnh vực toán, văn, vật lí, kinh tế, xã hội, tâm lý…; nghề bán hàng có các chuyên môn như tư vấn, chăm sóc khách hàng…
Nghiệp được hiểu là một công việc đã được xác định là đam mê, được con người lựa chọn gắn bó lâu dài và mong muốn cống hiến cho công việc đó. Để có nghiệp cần một kế hoạch dài và mất thời gian để thực hiện nó.
Chuyên môn là kiến thức, kĩ năng hay kinh nghiệm của người nào đó trong một lĩnh vực cụ thể, chuyên nghiệp. Chuyên môn cần trải qua quá trình đào tạo, học hỏi trong môi trường nhất định. Qua quá trình này con người sẽ có những năng lực thể chất và tinh thần nhất định. Từ đó tạo ra những sản phẩm có giá trị. Những chuyên môn này giúp con người thăng tiến trong một vị trí công việc. Theo thống kê hiện nay thế giới có chưa đến 2000 nghề nhưng lại có tới khoảng 40.000 chuyên môn khác nhau.
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội”. Như vậy, nghề nghiệp thường được hiểu là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi người. Nghề nghiệp không chỉ là con đường để kiếm sống mà đó còn là con đường để thể hiện và khẳng định giá trị cho bản thân. Trong giới hạn đề tài sáng kiến, chúng tôi sử dụng khái niệm nghề nghiệp theo cách định nghĩa này.
Khái niệm nghề nghiệp có lịch sử hình thành rất lâu dài. Dưới thời Trung Cổ, trên thế giới chỉ có 3 ngành nghề được xã hội công nhận và đặt tên là thần học, y học và pháp luật… Đến khoảng cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, hàng loạt các ngành nghề khác cũng được cả nước Mỹ thừa nhận. Trong đó có: dược, khoa học tính toán bảo hiểm, luật, nha khoa, kỹ thuật xây dựng dân dụng, hậu cần, kiến trúc, kế toán,… Càng ngày xã hội càng phát triển và số nghề nghiệp hay chuyên ngành cũng ngày càng tăng lên. Các chuyên gia trong từng lĩnh vực ra đời và được trả những mức lương, đãi ngộ tương xứng. Tất nhiên những nghề như luật sư hay các kỹ sư cơ khí sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nhân viên tòa án hay thợ thủ công lành nghề. Nhưng phải tận đến năm 1908 thì kỹ sư mang tên Frank Parsons mới phát minh ra thuật ngữ chính thức “nghề nghiệp”. Thuật ngữ này ban đầu chỉ nói đến sự phát triển kỹ năng, kiến thức của cá nhân. Trong một công việc nhất định sau đó được bổ sung và sử dụng hàng ngày cho đến khi định nghĩa của nó được mở rộng như hiện nay.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]