SKKN Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2
- Mã tài liệu: BM8104 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1279 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Một số vấn đề chung cần lưu ý khi dạy văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc.
3.2. Các giải pháp cụ thể:
3.2.1. Phân tích các thủ pháp nghệ thuật
3.2.2. Phân tích yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích
3.2.3. Phân tích hình ảnh
3.2.4. Phân tích về giọng điệu
3.2.5. Cách tích hợp khi dạy văn bản
3.2.6.Cách dạy nhan đề văn bản
Mô tả sản phẩm
A.MỞ ĐẦU:
- Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình THCS, việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề được quan tâm thường xuyên và có tính chất liên tục. Để chất lượng học của học sinh ngày một nâng lên, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đây là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng,
tình cảm, quan điểm thẩm mĩ cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Chính vì vậy tăng cường kĩ năng thực hành, giảm lí thuyết, học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực tiễn là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với các môn học khác nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
Văn chính luận là thể văn nghị luận viết những vấn đề thời sự nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: Chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa…Văn bản chính luận trong chương trình trung học cơ sở đã không còn xa lạ đối với học sinh. Ngay từ lớp 6, các em học sinh đã được làm quen với một số văn bản bút kí chính luận như: Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Lòng yêu nước (I. Ê- ren- bua)… Ở chương trình lớp 7 các em học một số văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). Ngay trong chương trình Ngữ văn 8 học sinh được học các tác phẩm chính luận cổ: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) …Việc đưa các văn bản chính luận, nghị luận hiện đại vào trong chương trình phổ thông giảng dạy bên cạnh những văn bản nghị luận cổ là một điều cần thiết. Nó không chỉ giúp cho các em hiểu, càm nhận được cái hay, cái đẹp và những giá trị tinh thần to lớn của những tác phẩm chính luận và đồng thời qua đó bồi dưỡng kiến thức nghị luận, giúp học sinh qua việc tiếp cận với các văn bản có thể học tập và rèn luyện kĩ năng nghị luận của mình.
Trong chương trình Ngữ văn 8 hiện nay, Thuế máu là văn bản chính luận hiện đại đầu tiên được đưa vào chương trình phổ thông. Tác giả Nguyễn Ái Quốc không phải là một tên tuổi xa lạ song văn bản Thuế máu lại là văn bản lần đầu tiên đưa vào giảng dạy mà nguyên văn lại được viết bằng tiếng Pháp. Việc tiếp cận văn bản phải thông qua văn bản dịch, tài liệu tham khảo về tác giả và tác phẩm không nhiều, không phổ biến rộng rãi do vậy khi dạy văn bản này giáo viên cũng gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ một văn bản nghị luận hay không chỉ là sản phẩm của tư duy logic, lí trí khách quan mà còn là sản phẩm của trái tim và lí lẽ chính là lí lẽ của trái tim. Do vậy điều quan trọng khi giảng dạy một văn bản chính luận không chỉ là làm cho học sinh nắm vững các luận điểm chính của văn bản mà cần làm cho học sinh cảm nhận bằng tâm hồn, trái tim mình bằng những cảm xúc, tình cảm,tư tưởng mà tác giả gửi gắm thông qua hệ thống các tín hiệu nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Cần cho học sinh cảm nhận được trái tim Nguyễn Ái Quốc đang đập những nhịp đập thổn thức khi viết nên những dòng chữ có sức mạnh như hàng vạn binh mã để vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, lên án tội ác dã man của thực dân Pháp thực hiện một thứ thuế dã man nhất trong lịch sử loài người: thuế máu.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, trong quá trình tìm tòi, giảng dạy, đút rút kinh nghiệm tôi đã rút ra được một số điều cần thiết, cần lưu ý khi dạy văn bản Thuế máu thông qua đề tài: Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2
- Mục đích của đề tài:
Trong việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay không ít giáo viên loay hoay, lúng túng trước tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn. Không ít giờ dạy Ngữ văn đã diễn ra khá bài bản, giáo viên đã đi hết một qui trình (theo trình tự đề mục) mà ta chưa yên tâm chút nào do mở nhầm cửa người dạy, người học đã chưa đi đến cái đích cuối cùng. Nguyên nhân chính là chưa xác định, chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại của tác phẩm với tính chất nội dung của nó là không chính danh và đã không chính danh thì việc phân tích có sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đoán. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này với mục đích cuối cùng là tìm hiểu về đặc trưng của văn bản chính luận để từ đó định hướng phương pháp giảng dạy nhằm cá thể hóa việc học, đưa học sinh trở thành nhân tố cá nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu tác phẩm.
- Đối tượng nghiên cứu: Tôi vận đề tài và áp dụng vào phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận, cụ thể là văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập hai.
- Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác phảm văn học theo đặc trưng thể loại.
Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Ngữ văn trên lớp ở những tiết dạy văn bản nghị luận và đánh giá kết quả nhận thức của học sinh để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện học sinh.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp tích hợp
- NỘI DUNG:
- Cơ sở lí luận:
Có thể nói vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại đến nay vẫn chưa hề cũ vì dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy – học Ngữ văn ở THCS.
Như chúng ta đã biết SGK Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn: Văn- Tiếng việt – Tập làm văn. Vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy phân môn Tiếng việt và Tập làm văn.
Văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là văn bản thuộc thể loại phóng sự- chính luận hiện đại đầu tiên được đưa vào học trong chương trình Ngữ văn THCS với lập luận sắc sảo, chặt chẽ, xác đáng. Ở lớp 7 các em đã học văn bản Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu nhưng đây là thể loại truyện ngắn. Cùng một tác giả nhưng cách viết trong mỗi tác phẩm mỗi thể loại mang những nét sáng tạo riêng. Để giúp các em hiểu và yêu thích Thuế máu là cả một việc làm đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc. Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THCS khi chuyển tiếp các giai đoạn văn học, không có những tiết dạy về văn học sử. Vì vậy, đối với các em học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng rất khó định hình, dễ nhầm lẫn giữa các giai đoạn văn học bởi vốn kiến thức, sự hiểu biết của các em còn non nớt, hạn hẹp. Do vậy mà việc tiếp thu một phóng sự chính luận với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật là một điều không dễ dàng.
Vả lại, cuộc sống của các em đa phần là đầy đủ, kiến thức thực tế hạn chế, vì vậy khi đề cập đến những cảnh áp bức, bóc lột không ít học sinh ngơ ngác, khó hiểu, khó hình dung ra. Bên cạnh đó, một thực tế được thấy rõ hiện nay là học sinh ngại học môn Ngữ văn, ít đầu tư cho môn học này, vả lại đây là một văn bản với những đặc trưng thể loại mới lại làm cho các em ngại đọc, ngại học, học đối phó, qua loa. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên càng phải đầu tư, nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy học hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em hiểu sâu về tác phẩm này là cả một quá trình say sưa, miệt mài với tác phẩm.
Rõ ràng để tìm thấy được sự đam mê, hào hứng khi học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông là điều vô cùng khó khăn, vất vả. Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi luôn có ý thức nghề nghiệp và luôn mạnh dạn tìm tòi, áp dụng những phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để tạo sự hứng thú, say mê học Văn ở các em. Chính vì vậy, đề tài: Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]