SKKN Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thpt
- Mã tài liệu: MT0089 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10;11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 429 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực khi HS mắc lỗi
3.2. Sử dụng các câu chuyện truyền cảm hứng, chân dung người tốt/việc thật.
3.3. Tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề giáo dục
3.4. Tổ chức hội thi, trò chơi
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”Theo đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Nắm bắt được tinh thần đổi mới
giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, quản lí học sinh.
Với người GVCN, việc phát huy vai trò tích cực của HS trong các hoạt động học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách là yếu tố nền tảng, then chốt để để nâng cao chất lượng GD của lớp cũng như góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Ngoài các tiết học chuyên trách mà GVCN giảng dạy trực tiếp ở trên lớp, thì giờ SH chính là giờ GVCN và HS gắn kết với nhau nhất. Năng lực chủ nhiệm, sự tận tâm, tận tình của GVCN được hiện thực hoá trong cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả mà ở đó GVCN đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tổ chức và HS là chủ thể hoạt động, thông qua thoạt động hình thành năng lực, phẩm chất. Vậy làm thế nào để có được một giờ sinh hoạt lớp thực sự hiệu quả? Phát huy được vai trò chủ thể tự giác, tích cực của HS?
Rất cần thiết, phải đổi mới trong nội dung cũng như cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
Thứ nhất, tính tích cực, chủ động trong hoạt động chiễm lĩnh tri thức, hình thành nhân cách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của người học nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung. Tính tích cực của người học là một yếu tố cốt lõi, nền tảng tạo nên nền GD theo định hướng phát triển PHẨM CHẤT và NĂNG LỰC. Wiliam Butler Leats cho rằng: “Giáo dục không phải là rót cho đầy một chiếc bình, mà nơi khơi lên ngọn lửa cũng có nghĩa là GD với sứ mệnh thiêng liêng của nó phải biết khơi lên những giá trị tự thân tốt đẹp của con người như: tính tích cực, cảm giác hạnh phúc… biến nó thành sự tự giác, hứng thú, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học và đi đến đích “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”
Thứ hai,trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp mặc dù không phải là một giờ học để truyền thụ tri thức nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức đạo đức, phẩm chất, năng lực cho HS. Bởi giờ sinh hoạt giúp đánh giá việc tuân thủ theo nội quy, quy định và chuẩn mực đạo đức của HS. Ngoài ra, đây còn là một giờ để tổ chức các hoạt động GD tập thể, phát huy tính tích cực, vai trò chủ thể trong nhận thức, hoạt động của HS để HS tự giác, tự tin trong xử lí các vấn đề thực tiễn trong trường học cũng như ngoài đời sống.
Thứ ba,xuất phát từ thực tế của việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiện nay, chúng ta mới chỉ chủ trọng đến việc kiểm tra mức độ chấp hành kỉ luật của HS mà chưa chú ý đến việc tổ chức hoạt động GD tập thể cho các em giờ này. Hay nói cách khác có một số GV lầm tưởng giờ sinh hoạt lớp là giờ để kiểm điểm, trách phạt, áp đặt HS tuân thủ theo những nội quy của nhà trường, lớp đã đề ra. Nơi đó, GVCN và cán bộ lớp là chủ thể mà các HS khác không được tham gia vào chính hoạt động GD của mình. Dẫn đến việc các em sinh hoạt lớp nhưng không biết mình đang làm gì và mình được gì thông qua giờ học ấy.
Chính vì vậy, rất cần thiết phải đề ra những biện pháp “Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”.
- Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn
- Đánh giá thực trạng tổ chức giờ SH lớp ở trường THPT Đô Lương 2 – Đề xuất một số giải pháp để đổi mới giờ SH lớp.
- Đổi mới giờ SH lớp theo hướng phát huy tính tích cực của HS góp phần nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm của bản thân GV thực hiện đề tài. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác CN lớp tại trường THPT Đô Lương 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Giờ sinh hoạt lớp của học sinh THPT
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10B3 (năm học 2021-2022), 11B3 (năm học 2022-2023), trường THPT Đô Lương 2
- Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi mà chúng tôi đưa ra ở tất cả các lớp học thì giờ sinh hoạt sẽ đạt hiệu quả cao, học sinh sẽ phát triển một cách toàn diện và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tập trung vào ba nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận của giờ sinh hoạt lớp; khảo sát đánh giá thực trạng của giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Đô Lương 2; đề xuất các giải pháp đổi mới giờ sinh hoạt theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Phạm vi nghiên cứu:
– Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất 03 giải pháp gồm : Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực khi HS mắc lỗi; Sử dụng các câu chuyện truyền cảm hứng, chân dung người tốt/việc thật; Tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề giáo dục dựa trên yêu cầu đổi mới giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và thực tế giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Đô Lương 2.
-Về thời gian: Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm học 2021-2022 đến tháng 03 năm học 2022- 2023
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Tìm hiểu lí thuyết về tổ chức sinh hoạt lớp theo hướng lí luận để làm tiền đề cho nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát qua google form để thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức triển khai các giờ sinh hoạt theo hướng tích cực tại đơn vị lớp trong thực tế, từ đó đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm và điều chỉnh biện pháp khi cần thiết.
- Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
– Các giải pháp đưa ra áp dụng hiệu quả đối với giờ sinh hoạt lớp.
- Đóng góp mới của đề tài
Việc đổi mới giờ sinh hoạt theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là vấn đề đã được nhiều thầy cô quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên giải pháp chúng tôi đưa ra và cách thức thực hiện các giải pháp hoàn toàn mới mẻ, khả thi góp phần đổi mới tích cực đối với giờ sinh hoạt lớp vốn bị xem là nhàm chán.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]