SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương
- Mã tài liệu: MP0896 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 691 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương “ triển khai các biện pháp như sau:
2.1. Quy trình thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề kiểm tra.
Bước 2: Xác định những nội dung lịch sử địa phương phù hợp với chủ đề kiểm tra đã lựa chọn.
Bước 3: Học sinh lựa chọn và đặt tên dự án.
Bước 4: Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá.
Bước 5. Giáo viên thông qua cho học sinh bộ câu hỏi định hướng, các tiêu chí đánh giá và rubric đánh giá sản phẩm để học sinh nắm được công việc cần phải làm, các yêu cầu cần đạt của dự án.
Bước 6. Hướng dẫn học sinh thiết kế kế hoạch thực hiện dự án và bảng phân công nhiệm vụ và công tác chuẩn bị khác để thực hiện dự án.
Bước 7. Tổ chức báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án.
2.2. Những nội dung trong chương trình lịch sử địa phương tỉnh Nghệ An đề xuất sử dụng trong kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án môn Lịch sử.
2.3. Quy trình thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có chủ đề: Nghệ An trong thời kì đổi mới đất nước( từ 1986 đến nay).
Mô tả sản phẩm
—-🙣🕮🙡—-
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ THÔNG QUA SẢN PHẨM DỰ ÁN HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÓ SỬ DỤNG CHỦ ĐỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
MÔN: LỊCH SỬ
NĂM HỌC: 2021-2022 |
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
1. Lí do chọn đề tài | 3 |
2. Đóng góp của đề tài | 5 |
3. Tính khả thi của đề tài | 5 |
4. Đối tượng nghiên cứu | 4 |
5. Phương pháp nghiên cứu | 5 |
6. Cấu trúc của đề tài | 5 |
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | |
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương. | 7 |
1.1 Cơ sở lý luận | 7 |
1.1.1. Một số quan điểm, chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | 8 |
1.1.2. Khái niệm dạy học dự án và kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án. | 9 |
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương. | 11 |
1.2 Cơ sở thực tiễn | |
1.2.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong các trường THPT. | 12 |
1.2.2. Thực trạng dạy học chương trình lịch sử địa phương cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An | 14 |
Chương 2: Giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương. | 17 |
2.1. Quy trình thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương. | 17 |
2.2. Những nội dung trong chương trình lịch sử địa phương tỉnh Nghệ An đề xuất sử dụng trong kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án môn Lịch sử. | 21 |
2.3. Quy trình thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá môn Lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có chủ đề: Nghệ An trong thời kì đổi mới đất nước( từ 1986 đến nay) | 23 |
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm đổi mới kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương Nghệ An. | 36 |
3.1. Mục đích thực nghiệm | 36 |
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm | 36 |
3.3. Nội dung thực nghiệm | 36 |
3.4. Kết quả thực nghiệm | 37 |
C. KẾT LUẬN | 42 |
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO | 45 |
D. PHỤ LỤC | 46 |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc; củng cố các giá trị nhân văn, lòng khoan dung, nhân ái, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Môn Lịch sử còn góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, .. ..giúp học sinh nhận thức được những quy luật, bài học lịch sử và vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống.
Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng xưa nay, môn Lịch sử vẫn bị coi là môn học “đi tìm quá khứ”, xa rời thực tế, cứng nhắc, khô khan. Trong thực tế nhiều trường phổ thông, có một bộ phận không nhỏ học sinh ít quan tâm, thậm chí là thờ ơ với môn Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó một phần do trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá, một số giáo viên môn Lịch sử còn chú trọng những kiến thức hàn lâm, ghi nhớ những nội dung trong sách giáo khoa, ít liên hệ quá khứ với hiện tại, lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương; phương pháp kiểm tra, đánh giá nặng về viết, vấn đáp ở trên lớp. Nội dung lịch sử địa phương tuy có đưa vào chương trình dạy học chính khóa nhưng chưa được giáo viên quan tâm khai thác hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh thiếu hứng thú khi học môn Lịch sử, học mang tính đối phó, học để lấy điểm.
Từ năm học 2022-2023, cấp THPT sẽ bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Chương trình đặc biệt coi trọng nội dung thực hành, kết nối kiến thức các môn học với thực tiễn cuộc sống. Đối với môn lịch sử, yêu cầu đặt ra là phải hướng đến giúp người học phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử suốt đời; có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống, nhất là phát triển các nghề nghiệp dựa trên kiến thức lịch sử, văn hóa.
Để tiến tới thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều công văn, chỉ thị, thông tư với nội dung đổi mới về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Theo thông tư số 26 /2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TTBGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 và thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]