SKKN Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS trong chương Phương trình bậc nhất một ẩn – Đại số 8
- Mã tài liệu: BM8232 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2186 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 44 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Phú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 44 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Phú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS trong chương Phương trình bậc nhất một ẩn – Đại số 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Lý luận chung
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Về nội dung chương trình
1.3. Về PPDH, phương tiện, cách thức tổ chức lớp học
1.4. Về KTĐG
2. Cụ thể trong chương “Phương trình bậc nhất một ẩn”
2.1. Nội dung dạy học (theo chủ đề kiến thức)
2.2. Lập bảng mô tả cho từng chủ đề
2.3. Soạn giáo án theo bảng mô tả
2.4. Tổ chức hoạt động dạy – học (theo 5 bước trong giáo án đã soạn)
2.5. Biên soạn đề kiểm tra (dựa vào bảng mô tả) theo quy trình sau
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài:
- Cơ sở lý luận:
- Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá (KTĐG) ở trường phổ thông:
Hiện nay, hướng đổi mới của giáo dục nước ta là thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời cần đổi mới KTĐG. Đối với người GV, khi tiến hành dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho có hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người GV phải thu thập thông tin phản hồi từ HS để đánh giá và qua đó điều chỉnh các phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp HS điều chỉnh các phương pháp học. Do vậy, KTĐG là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy và học (đổi mới PPDH, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, đổi mới công tác quản lý…).
- Xuất phát từ những ưu điểm của chương trình, PPDH và KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS:
Chương trình giáo dục theo định hướng hình thành và phát triển năng lực (hay định hướng kết quả đầu ra) nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Chương trình này tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng đầu ra là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV-HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra
những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
II.Cơ sở thực tiễn:
- Thực trạng của đổi mới PPDH và KTĐG hiện nay ở trường THCS:
Đổi mới PPDH thông qua tổ chức các hội thảo, chuyên đề, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về PPDH.
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn (theo cụm chuyên môn, cụm trường, nhóm chuyên môn trong trường).
Tổ chức hội thi GV giỏi các cấp.
Triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, sử dụng “di sản văn hóa” trong dạy học, triển khai sâu rộng cuộc thi “Dạy học các chủ đề tích hợp” (dạy học theo dự án) dành cho GV, “Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” và “Nghiên cứu khoa học” dành cho HS…
Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thi, KTĐG HS.
- Một số kết quả đã đạt được:
Nhiều nhà quản lý và GV có nhận thức đúng về yêu cầu, sự cần thiết và mong muốn thực hiện đổi mới đổi mới PPDH và KTĐG..
Nhiều GV đã vận dụng được sự đổi mới PPDH, KTĐG một cách tích cực trong dạy học, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) và ứng dụng CNTT truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao, vận dụng được qui trình KTĐG mới.
Cơ sở vật chất, TBDH đã từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG. Bộ GD&ĐT chủ trương tăng cường hoạt động tự làm TBDH của GV và HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của GV và HS trong hoạt động dạy và học ở trường trung học.
- Một số mặt còn hạn chế:
Hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG ở nhiều trường trung học chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là PPDH chủ đạo của nhiều GV. Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn ít. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết, nhẹ về thí nghiệm, thực hành. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng CNTT truyền thông, sử dụng các TBDH chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả. Chưa chú trọng rèn luyện năng lực tự học cho HS.
Hoạt động KTĐG chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng. Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số. Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động KTĐG trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả.
Đánh giá HS hiện tại là đánh giá mà không có sự phản hồi của HS (đánh giá bằng cho điểm); hoặc có sự phản hồi nhưng không đầy đủ, phản hồi tiêu cực.
- Một số nguyên nhân của hạn chế:
Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, KTĐG và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận GV chưa cao.
Lý luận về PPDH, KTĐG chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách có hệ thống nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả. Chưa xác định rõ triết lý, chức năng và mục tiêu của đánh giá (Đánh giá để làm gì? Tại sao phải đánh giá? Đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành kỹ năng gì ở HS?) mà chủ yếu mới tập trung vào đánh giá kết quả học tập để xếp loại HS. Đồng thời GV cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đánh giá các hoạt động giáo dục khác như GD ngoài giờ lên lớp, đánh giá đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống…của HS.
Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng các PPDH tích cực, sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT truyền thông trong dạy học còn hạn chế.
Năng lực quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH, KTĐG của cơ quan QLGD và CBQL còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc tổ chức hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới KTĐG đối với đổi mới PPDH. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học nghèo nàn
Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH, KTĐG trong nhà trường vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, hạn chế việc áp dụng các PPDH, KTĐG hiện đại…
Việc đổi mới nội dung chương trình, PPDH và KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học hiện nay còn rất mới mẻ, nhiều vấn đề mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng với những lập luận mang tính chất chung, gợi mở nên khi vận dụng vào thực tế giảng dạy thực sự gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS trong chương Phương trình bậc nhất – Đại số lớp 8” nhằm tìm ra những giải pháp thực hiện việc đổi mới PPDH và KTĐG đáp ứng được yêu cầu hiện nay trong dạy và học toán ở trường THCS.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]