SKKN Đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả bài giảng khi dạy các tác phẩm văn học nghị luận trung đại
- Mã tài liệu: BM8119 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1428 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS An Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS An Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả bài giảng khi dạy các tác phẩm văn học nghị luận trung đại” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nắm bối cảnh lịch sử, tác giả, tác phẩm
2. Xác định đúng thể loại và đặc trưng của từng thể loại.
3. Hướng dẫn học sinh tìm được bố cục của các đoạn trích.
4. Tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận trung đại.
5. Tìm hiểu các điển tích, điển cổ và giải nghĩa từ.
6. Phương pháp đọc sáng tạo.
7. Kết hợp giữa các phương pháp.
8. Phương pháp giảng dạy phù hợp với từng thế loại.
9. Những lời bình của giáo viên.
10. Đổi mới phần tổng kết.
11. Lời khen.
Mô tả sản phẩm
PHẦN A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta biết văn học trung đại phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỷ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo
Khi vận nước gặp nguy nan thì cảm hứng chủ đạo của nhà học trung đại là cảm hứng yêu nước. Cảm hứng yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng trung quân trong xã hội phong kiến. Khi đất nước hoà bình văn học lại thể hiện lòng yêu thiên nhiên, tự hào với truyền thống dân tộc khi vận mệnh cá nhân, hạnh phúc con người bị đe doạ thì cảm hứng nhân đạo lại thăng hoa. Tất cả những nội dung trên đều có thể phản ánh trong những câu tục ngữ, ca dao, hoặc các tác phẩm văn học nghị luận mang đậm giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn. Vì vậy giáo viên cần phải cho học sinh thấy được mỗi tác phẩm là một bức tranh về cuộc sống giúp con người có cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá về thế giới ấy.
Trong chương trình Ngữ văn THCS thì văn học nghị luận chiếm một vị trí quan trọng. Đây là một chương trình rất khó dạy, và học sinh cũng khó nắm bắt cái hay, cái đẹp của các tác phẩm nghị luận trung đại. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trăn trở băn khoăn: Làm thế nào để tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất, đặc biệt là giảng dạy phần văn thơ cổ Việt Nam (Phần văn học nghị luận trung đại). Từ thực tế đó và qua những lần giảng dạy, nghiên cứu tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu đề tài: “ Đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả bài giảng khi dạy các tác phẩm văn học nghị luận trung đại trong chương trình ngữ văn THCS”
II- Đối tượng nghiên cứu:
– Phương pháp để nâng cao hiệu quả bài giảng khi dạy các tác phẩm văn học nghị luận trung đại trong chương trình ngữ văn THCS”
III- Nhiệm vụ của để tài:
– Tìm hiểu về đặc trưng của văn học Trung đại, các thể Hịch, Cáo, Chiếu, Tấu…
– Tìm hiểu thực tiễn về giảng dạy phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 8
– Đưa ra những bài học kinh nghiệm bằng việc thực hiện 2 tiết dạy:
Tiết 90: Văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn
Tiết 101: Văn bản “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp
– Đưa ra những kết luận và khuyến nghị
IV- Phương pháp nghiên cứu:
– Tìm tòi tài liệu.
– Lập phiếu học tập.
– Phân tích tổng hợp.
– Áp dụng các phương pháp mới và rút ra bài học kinh nghiệm.
PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I- Cơ sở lý luận:
- Khái niệm chung:
– Như chúng ta đã biết văn chính luận là một thể loại đặc biệt. Trong bài văn, tác giả đứng trên một lập trường quan điểm nhất định để trình bày, phần tích, phê phán, đánh giá một vấn đề chính trị – xã hội khiến người đọc chẳng những hiểu, đồng tình với cách giải quyết của tác giả mà còn tham gia tích cực vào cách giải quyết đó.
– Văn nghị luận trung đại là những văn bản nghị luận ra đời vào thời kỳ trung đại.
– Sự khác nhau giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại:
* Nghị luân trung đại:
+ Văn, sử, triết bất phân.
+ Có những thể loại riêng như: Chiếu, hịch, cáo, tấu…
+ Mang đậm thế giới quan của người trung đại như: Tư tưởng nhân nghĩa, thiên mệnh, thần chủ…
* Nghị luận hiện đại:
+ Không phân chia các thể loại rạch ròi.
+ Sử dụng các thể loại văn xuôi hiện đại như: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự chính luận…
+ Cách viết giản dị gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi gắn bó với đời sống…
- Những tác phẩm văn học nghị luận trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn 8.
Tác giả | Tác phẩm | Thời gian viết | Thể loại |
1. Lí Công Uẩn | Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) | Năm 1010 | Chiếu |
2.Trần Quốc Tuấn | Hịch tướng sĩ | Năm 1285 | Hịch |
3. Nguyễn Trãi | Bình Ngô Đại Cáo | Năm 1428 | Cáo |
4. Nguyễn Thiếp | Bàn luận về phép học | Năm 1791 | Tấu |
- Đặc trưng thể loại và những nội dung chính trong các tác phẩm Nghị luận Trung Đại:
- Chiếu: Còn gọi là chiếu thư, chiếu mệnh, chiếu chỉ, chiếu bản. Đó là văn bản do vua ban bố mệnh lệnh cho mọi người trong nước. Mỗi bài chiếu thể hiện một tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước. “Chiếu dời đô” được Lí Công Uẩn viết vào năm 1010 bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Hà Nội). Bài chiếu nói lên khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Hịch: Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh một phong trào dung để cổ động, thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục thường được viết theo thể văn biền ngẫu. Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước thuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285). Bài Hịch thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng với kẻ thù đồng thời phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Cáo: Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hoặc công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, thường viết bằng văn biền ngẫu. “Cáo bình Ngô” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập được công bố năm 1428 sau khi quân ta đại thắng, làm tan dã 15 vạn viên binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về. Bài cáo chính là một bản thiên anh hùng ca khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
d. Tấu: Là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị thường được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. Tháng 8/1791 Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua Quang Trung bản tấu này. Bài tấu
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]