SKKN Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm thông qua các chủ đề “Giáo dục thẩm mĩ” giúp hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT0360 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 332 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Ninh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Ninh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm thông qua các chủ đề “Giáo dục thẩm mĩ” giúp hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Xây dựng kế hoạch GDTM qua các tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm
1.2. Tiến trình tổ chức hoạt động GDTM trong tiết sinh hoạt lớp
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp:
Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm thông qua các chủ đề “Giáo dục thẩm mỹ” giúp hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Với mục tiêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, giáo dục thẩm mỹ luôn được được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Quán triệt tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình giáo dục đổi mới 2018 với mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; đồng thời, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo và những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại trường THCS, tôi nhận thấy rằng sự “đổ bộ” ồ ạt khiến cho một bộ phận không nhỏ học sinh mơ hồ về thị hiếu thẩm mỹ, có biểu hiện lệch lạc thậm chí phản cảm. Đứng trước những loại văn hóa phẩm độc hại, phản động, nhiều học sinh đã không chọn lọc mà tiếp thu một cách thụ động thậm chí còn tung hô ca ngợi. Một số học sinh chạy theo lối sống hưởng thụ, lai căng, xem thường, sao nhãng những giá trị văn hóa của dân tộc, có quan niệm không đúng về cái đẹp. Chính những sai lệch trong nhận thức đã khiến cho việc ứng xử của nhiều học sinh ngày càng thiếu văn hóa. Số lượng các vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài cổng trường ngày càng tăng lên; hình ảnh học sinh đến trường với trang phục không nghiêm túc, nhuộm tóc, trang điểm không còn xa lạ; và đáng buồn hơn nữa là thái độ thiếu tôn trọng cha mẹ, thầy cô.
Hiểu được mức ảnh hưởng của văn hóa ứng xử đến tương lai của học sinh và tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với việc hình thành văn hóa ứng xử, trong vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn trăn trở, tìm tòi để có được những biện pháp phù hợp, mới mẻ và hiệu quả để truyền tải đến cho học sinh. Vì vậy, tôi lựa chọn và áp dụng biện pháp: “Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm thông qua các chủ đề “Giáo dục thẩm mỹ” giúp hình thành văn hóa ứng xử cho học sinh”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS…
– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích văn hóa ứng xử của học sinh, đánh giá thực trạng giáo dục thẩm mỹ ở các trường THCS trên địa bàn. Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho HS lớp chủ nhiệm ở trường THCS.
3. Mục đích nghiên cứu.
– Biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng, văn hóa ứng xử cho học sinh thông qua việc lồng ghép các chủ đề “giáo dục thẩm mỹ” trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Là giáo viên chủ nhiệm chắc hẳn ai cũng sẽ có phương pháp để uốn nắn, sửa đổi cho học sinh, có thể là nhắc nhở trực tiếp, có thể là sử dụng các hình phạt theo quy định, cũng có thể có những quy chế bắt buộc các em không được phép vi phạm. Tuy nhiên, chẳng có phương pháp nào tối ưu bằng việc để các em nhận ra sai lầm và tự bản thân các em tìm cách sửa chữa. Để làm được điều đó tôi nghĩ rằng phải tổ chức các hoạt động để lồng ghép các nội dung giáo dục thích hợp trong tiết sinh hoạt lớp.
1.1. Xây dựng kế hoạch GDTM qua các tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm
a. Xây dựng kế hoạch chung
Tiết sinh hoạt lớp GVCN phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm, căn cứ vào độ tuổi của học sinh, vào kinh nghiệm của GV, vào xu hướng của xã hội để nghiên cứu nội dung đảm bảo tính chính xác, hợp lí và thiết thực. Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
+ Giúp học sinh tìm hiểu về khái niệm cái đẹp đối với học sinh, nhận ra nét đẹp phù hợp trong trang phục, ngôn ngữ, hành động.
+ Tìm hiểu những văn hóa ứng xử cần có của học sinh.
+ Giúp học hình thành năng lực thẩm mỹ, hoàn thiện văn hóa ứng xử của học sinh.
Bước 2: Xác định hình thức
Giáo viên có thể thiết kế đa dạng các hình thức để tạo hứng thú cho tiết sinh hoạt, tuy nhiên vẫn đảm bảo học sinh lớp chủ nhiệm có thể thực hiện được trong điều kiện hoàn cảnh chủ quan và khách quan. Một số hình thức tôi thường sử dụng như: Thuyết trình; Đóng kịch; Xây dựng video; Các trò chơi đồng đội như chạy tiếp sức, nên – không nên, …
Bước 3: Xác định nội dung
Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của học sinh mà giáo viên xây dựng nội dung cho phù hợp, có thể xây dựng về các nội dung có thể sử dụng được cho cả khối 10,11,12 và phù hợp mọi năm học như:
+ Tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.
+ Tìm hiểu về sử dụng trang phục tuổi học sinh
+ Tìm hiểu về cách ứng xử nơi công cộng.
+ Tìm hiểu về nữ công gia chánh.
+ Tìm hiểu về sức khỏe, tâm lí lứa tuổi.
+ Tìm hiểu về tình yêu quê hương đất nước.
+ Tình cảm gia đình.
+ Kế thừa và phát huy văn hóa dân tộc.
+ Tìm hiểu về các nét đẹp văn hóa quê hương .
+ Cách nhìn nhận, tiếp thu các nền văn hóa thời đại….
Bước 4: Lập khung thời gian chi tiết
Sau khi đã hoàn thành ba bước nêu trên thì cuối cùng giáo viên cần lập khung thời gian chi tiết để lên kế hoạch thực hiện.
b. Xây dựng kế hoạch chi tiết
Từ kế hoạch GDTM của năm học đã xây dựng chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết cho mỗi bài học. Để xây dựng kế hoạch cho mỗi bài dạy chúng ta cần xác định được các nội dung sau:
– Xác định mục tiêu bài học
GV cần xác định mục tiêu bài học thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
- HS nhận biết được nội dung gì thông qua tiết học?
- HS có ý kiến, quan điểm như thế nào về nội dung được học?
- Thông qua tiết học HS sẽ hình thành được phẩm chất năng lực nào?
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề : “Nét đẹp văn hóa của lời chào” tôi xác định mục tiêu như sau:
- Về kiến thức: Giúp học sinh nhận biết ý nghĩa của lời chào, biết được hoàn cảnh chúng ta cần thực hiện chào hỏi, cách chào hỏi phù hợp cho từng đối tượng, văn hóa ứng xử khi thực hiện giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]