SKKN Đổi mới tổ chức dạy học kết hợp đổi mới đánh giá nâng cao hiệu quả các bài học thực hành, môn Công nghệ lớp 6
- Mã tài liệu: BM6022 Copy
Môn: | Công nghệ |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 784 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Du |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Du |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đổi mới tổ chức dạy học kết hợp đổi mới đánh giá nâng cao hiệu quả các bài học thực hành, môn Công nghệ lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Đổi mới cách tổ chức dạy học
b. Đổi mới phương pháp dạy – học
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu gồm các hoạt động sau
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc
c. Đổi mới đánh giá kết quả thực hiện các bài thực hành
* Đánh giá phần chuẩn bị của học sinh
* Đánh giá việc thực hiện quy trình thực hành
* Đánh giá sản phẩm thực hành
* Đánh giá ý thức thái độ
* Lập bảng tiêu chí đánh giá và sổ nhật ký thực hành
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay chúng ta đang hướng tới giáo dục cho học sinh kiến thức song song với đó là giáo dục kỹ năng cho học sinh. Trong Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ những định hướng chung về đổi mới PPDH là: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng àm việc theo nhó; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Vậy đối với môn công nghệ hiện nay, sau khi học xong một bài, một chương hay một phần HS vừa phải nắm bắt được nội dung kiến thức vừa phải hình thành được kỹ năng cho bản thân nhất là kỹ năng thực hành, thực hiện các thao tác theo quy trình. Với môn công nghệ lớp 6 hiện nay theo khung phân phối chương trình được bố trí tổng số tiết là 70 tiết (2 tiêt/tuần). Trong nội dung chương trình của bộ môn công nghệ do đặc thù của môn học nên thời lượng số tiết thực hành và số tiết lý thuyết gần tương đương nhau. Tuy nhiên ở các nhà trường hiện nay khi phân công chuyên môn thường chia 2 tiết học thành 2 buổi khác nhau để GV giảng dạy, việc làm này đã vô tình đã ảnh hưởng đến PPDH của giáo viên cũng như quan điểm dạy học của bộ môn, đặc biệt là trong các bài thực hành.
Trong các tiết thực hành khi dạy một tiết GV và HS phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng dạy học và phải thực hiện tuần tự theo một quy trình, tuy nhiên với cách bố trí các tiết dạy học hiện nay GV và HS khi thực hiện mới được một thời gian ngắn đã hết giờ, phải dừng lại và hôm sau phải chuẩn bị lại từ đầu. bên cạnh đó trong nội dung của bài thực hành HS phải hoàn thiện một sản phẩm tuy nhiên với thời lượng 1 tiết HS mới chỉ thực hiện được một vài bước của quy trình thực hành nên chưa thể hoàn thiện được sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học của GV và khả năng tiếp thu của HS đặc biệt là khả năng hình thành kỹ năng thực hành. Bên cạnh đó trong quá trình tổ chức dạy học khâu đánh giá cũng đóng một vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nếu tổ chức dạy học không tốt thì khâu đánh giá cũng không mạng lại hiệu quả, nhât là đánh giá nội dung thực hành thì cần chi tiết hơn và cần có nhiều thời gian hơn.
Qua tham khảo cách tổ chức dạy học của các trường bạn trong huyện tôi thấy cùng chung một thực trạng như trên, chưa có đơn vị nào đổi mới về cách bố trí, tổ chức dạy học môn công nghệ lớp 6 để tạo điều kiện thuân thợi cho GV và HS trong quá trình dạy – học và để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Vì vậy qua quá trình dạy học và tham khảo các đồng nghiệp tôi đã thực hiện đề tài “Đổi mới tổ chức dạy học kết hợp đổi mới đánh giá nâng cao hiệu quả các bài học thực hành, môn công nghệ lớp 6 ”
- Mục đích nghiên cứu.
Từ lí do trên qua nghiên cứu các tài liệu và thực hiện thử nghiệm tôi đã mạnh dạn phối kết hợp cùng với nhà trường thay đổi cách tổ chức dạy học môn công nghệ lớp 6 để đảm bảo quá trình dạy học thực hiện đúng quan điểm dạy học bộ môn đó là: Qua các tiết học học sinh không những nắm bắt được kiến thức trên cơ sở khoa học lý thuyết mà học sinh còn được trực tiếp thao tác thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng và nắm được quy trình công nghệ để tạo ra một sản phẩm. Học sinh có thể thực hành nhóm, thực hành cá nhân, bên cạnh đó còn phát huy được tính sáng tạo trong học tập và lao động của học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này tôi nghiên cứu về các vấn đề sau:
– Phương pháp tổ chức dạy học môn công nghệ lớp 6 để mang lại hiệu quả cho các bài học thực hành.
– Cách tổ chức đánh giá kết quả thực hành của HS, phát huy tính chủ động sáng tạo của HS.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu, văn bản để hiểu được cơ sở lý luận của việc đổi mới PPDH.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Thông qua quá trình dạy học các năm học trước và khảo sát các trường học lân cận.
– Phương pháp đàm thoại: Trao đổi từ đồng nghiệp, học sinh để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn về học sinh để đề xuất các biện pháp.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thông kê các số liệu qua theo dõi, khảo sát thực tế để tổng hợp so sánh tính hiệu quả.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môn công nghệ là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Do đó trong mỗi giờ học GV không chỉ trình bày lý thuyết một chiều mà còn phải nêu các vấn đề, đặt ra các câu hỏi giúp HS vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào cuộc sống.
Trong giờ học môn công nghệ, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho HS thu nhận kiến thức, hình thành kỹ năng thông qua việc tổ chức dạy học đặc biệt là các tiết học thực hành. Một nhà giáo dục Ấn Độ có viết “Tôi nghe – tôi quên; Tôi nhìn – tôi nhớ; Tôi làm – tôi hiểu”. Thực hành sẽ củng cố lí thuyết, mặt khác trải qua kinh nghiệm thực tế học sinh sẽ thay đổi cách tư duy và hành động của mình. Học sinh không chỉ lĩnh hội được kiến thức mới qua việc quan sát và nghe giảng, mà phải cố gắng vận dụng những kiến thức mới này vào thực tiễn để biến thành kiến thức và kỹ năng của chính mình chỉ khi đó quá trình dạy học mới hoàn thiện.
Trong môn công nghệ có 2 loại thực hành. Một loại thực hành giúp học sinh chủ động tìm hiểu, phát hiện kiến thức để lĩnh hội hoặc để khẳng định, củng cố các kiến thức đã học. Loại thực hành thứ 2 là để rèn luyện kỹ năng về công việc nào đó.
Tuy nhiên theo PPDH thực hành thì các tiết học thực hành phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố để giáo dục kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS. Đặc biệt cần hình thành cho HS cách làm việc theo quy trình công nghệ. Đối với mỗi một tiết thực hành hay bài thực hành GV phải thực hiện đủ ba bước Hướng dẫn ban đầu – Hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
Sau mỗi một nội dung thực hành giáo viên phải tổ chức kiểm ra đánh giá để nắm bắt được khả năng tiếp thu của HS. Từ đó điều chỉnh PPDH trong các tiết tiếp theo.Đánh giá gồm 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định
Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
– Đảm bảo tính khách quan, chính xác.
– Đảm bảo tính toàn diện.
– Đảm bảo tính hệ thống.
– Đảm bảo tính công khai và phát triển,
– Đảm bảo tính công bằng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 1
- 174
- 1
- [product_views]
- 0
- 184
- 2
- [product_views]
- 4
- 108
- 3
- [product_views]
- 5
- 129
- 4
- [product_views]
- 2
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 135
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 552
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 423
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 223
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 1092
- 10
- [product_views]