SKKN Giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập cùng tập thể tại lớp 10A10

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp: 10
Bộ sách:
Lượt xem: 377
Lượt tải: 12
Số trang: 53
Tác giả: Trần Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT 1-5,
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 53
Tác giả: Trần Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT 1-5,
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập cùng tập thể tại lớp 10A10 triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật
– Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lí giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật
– Sự giúp đỡ của giáo viên
– Phối hợp với gia đình và cộng đồng

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho con người, nhằm đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, của thời đại. Để làm được điều đó, giáo viên là người tiên phong, đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng.
Học sinh khuyết tật là một thành viên trong xã hội nên được bình đẳng hưởng các thành quả trong giáo dục, y tế và các hoạt động khác và rất cần được hỗ trợ khi cần thiết để phát triển tốt nhất năng lực, sống tự lập và hoà nhập với cộng đồng. Học sinh khuyết tật là nhóm khó khăn nhất trong việc tiếp cận các hoạt động học tập, trong các hoạt động đoàn thể nên rất cần sự hỗ trợ nhất của người thân, bạn bè và gia đình và thầy cô để có thêm nhiều cơ hội để phát triển năng lực của bản thân và cống hiến cho xã hội.
Hàng năm, có hàng trăm học sinh khuyết tật thi đỗ và học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc, tuy nhiên, con số này còn rất thấp, còn đa phần các em học xong THPT là các em ở nhà với gia đình, không có việc làm và phụ thuộc vào gia đình, đặc biệt là ở nông thôn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, học sinh khuyết tật nếu được tổ chức dạy học và giáo dục tốt trong môi trường dạy học tích cực, thân thiện thì các em có thể phát huy được tối đa năng lực của mình và khắc phục được các hạn chế của bản thân, tham gia bình đẳng với mọi người trong hoạt động học tập và rèn luyện.
Trường THPT 1-5 trong nhiều năm học gần đây có nhiều học sinh khuyết tật  tham gia học tập và sinh hoạt. Năm học 2021-2022 có 5 em học sinh khuyết tật ở các khối lớp (khối 12 có 01 em, khối 11 có 03 em, khối 10 có 02 em). Mỗi em có những khuyết tật riêng, có những khó khăn riêng trong học tập và sinh hoạt. Chính vì muốn tạo cho học sinh khuyết tật một môi trường học tập tốt, một tập thể hoà đồng để các em hoà nhập vui vẻ, có khả năng phát huy tối đa các thế mạnh của bản thân, tôi luôn trăn trở, băn khoăn tìm các giải pháp để giúp các em cùng tiến với các bạn trong tập thể lớp nên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập cùng tập thể tại lớp 10A10, trường THPT 1-5”.
2. Tính mới của đề tài
Đây là một đề tài mới trong lĩnh vực giáo dục học sinh khuyết tật, đi sâu khai thác những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh khuyết tật, đưa ra những giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập vào tập thể mà chưa có đồng nghiệp nào trong trường THPT 1-5 và các trường lân cận trong huyện Nghĩa Đàn nghiên cứu, khai thác và áp dụng.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Phân tích được các lí luận về giáo dục học sinh khuyết tật, đề xuất được một số biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 10A10, giúp các em khuyết tật hoà nhập vào tập thể.
3.2. Nhiệm vụ
– Nghiên cứu các lí luận về giáo dục học sinh hoà nhập.
– Phân tích thực trạng, nguyên nhân của những khó khăn của học sinh khuyết tật tại lớp 10A10.
– Phân tích một số giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập tại lớp 10A10 trường THPT 1-5.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh khuyết tại lớp 10A10 trường THPT 1-5, Nghĩa Đàn – Nghệ An và sẽ áp dụng rộng rãi cho các lớp khác có học sinh khuyết tật trong trường và các trường lân cận.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập những thông tin lý luận về giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập trên các bài viết về giáo dục, các module THPT và các bài tham luận trên Internet.
– Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh khuyết tật.
– Phương pháp điều tra, thực nghiệm
+ Điều tra kết quả học tập, hoạt động tập thể của học sinh khuyết tật.
+ Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, phụ huynh học sinh, bạn bè và các bài thăm dò ý kiến của học sinh.

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm về học sinh khuyết tật
Có nhiều quan niệm khác nhau về học sinh khuyết tật:
– Học sinh bị khuyết tật là do quỷ dữ nhập vào hoặc bản thân người khuyết tật hay gia đình của người khuyết tật mắc tội nên trời đánh, trời trừng phạt, vì vậy, học sinh khuyết tật phải tự chịu trách nhiệm gánh hình phạt đó.
– Quan niệm học sinh khuyết tật là người không còn năng lực nên được coi là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, là kẻ ăn bám vì vậy các em không được quan tâm và không được đi học và đảm bảo các quyền lợi mà đáng ra các em phải có.
– Quan niệm người khuyết tật là người gánh các hạn cho gia đình nên mọi người trong gia đình phải chăm sóc, bù đắp và làm thay mọi việc mà các em không cần học hành gì cả.
– Học sinh khuyết tật là một người bệnh nên được chăm sóc, chữa trị y tế tối đa, không quan tâm đến giáo dục các em từ đầu, đến khi chữa trị không được mới cho các em học tập hoà nhập nên các em này thường học muộn so với các bạn cùng trang lứa.
– Lại có quan niệm học sinh khuyết tật cũng là một thành viên như mọi người trong xã hội, và mọi người ai cũng có cái khó khăn nên phải tự mình vượt qua, Nếu không vượt qua thì tự chịu. Quan niệm này không nhận thấy sự khác biệt các khó khăn của người khuyết tật là ở bên trong cơ thể, còn khó khăn của người bình thường là do hoàn cảnh bên ngoài tác động. Nếu không có sự trợ giúp của gia đình trong sinh hoạt, học tập thì học sinh khuyết tật không thể thực hiện được và tương lai sẽ bị loại khỏi các hoạt động cộng đồng.
– Học sinh khuyết tật là một thành viên trong xã hội nên cần được hưởng những thành quả phát triển của xã hội, được hưởng quyền bình đẳng về chữa trị y tế, tham gia giáo dục và các hoạt động khác trong xã hội và được hỗ trợ khi cần thiết để phát triển tốt nhất năng lực, sống tự lập, hoà nhập cộng đồng. Đây là quan điểm nhân văn, hiện đại.
Trong xã hội mọi người đều có những khó khăn riêng, quan trọng là phải tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có cơ hội được tham gia mọi hoạt động, được hưởng mọi thành quả của xã hội và được phát triển tối đa năng lực bản thân nhằm cống hiến cho xã hội. Học sinh khuyết tật là nhóm có khó khăn nhiều nhất trong tiếp cận các hoạt động, dịch vụ xã hội nên rất cần được quan tâm nhiều hơn để có thể đạt được công bằng về cơ hội phát triển năng lực bản thân và cống hiến cho xã hội.

1.2. Một số khái niệm về học sinh khuyết tật
– Có một số khái niệm gắn mác như: ngu, đần, đui, mù què, điếc, ngố,… Cách gọi này dựa trên những khiếm khuyết mà học sinh gặp phải, chưa chú trọng tới năng lực của mỗi cá nhân học sinh, đây là những nguyên nhân làm tách học sinh khuyết tật ra khỏi tập thể, gây hiệu ứng tiêu cực cho cả học sinh khuyết tật và học sinh không khuyết tật.
– Khái niệm nhân văn
Học sinh khuyết tật cấp THPT là học sinh đang học THPT với độ tuổi từ 15-22 có khuyết điểm về cấu tạo thể chất, phát triển sai lệch các chức năng cơ thể hoặc hành vi mà hậu quả của nó là làm ảnh hưởng đến tới các hoạt động sinh hoạt bình thường của học sinh để hoàn thành chương trình THPT. Vì vậy, học sinh khuyết tật cấp THPT cần sự hỗ trợ và giáo dục trong môi trường thân thiện, phù hợp để có thể tham gia hoạt động tập thể, sống tự lập và hoà nhập cộng đồng. Học sinh khuyết tật khác nhau sẽ được hiểu theo những khái niệm khác nhau.
1.3. Các dạng khuyết tật
Học sinh THPT có thể gặp phải một số khiếm khuyết sau:
– Cấu trúc cơ thể: thừa hoặc thiếu bộ phận nào đó của cơ thể. Ví dụ: thiếu 1 tay, thiếu 1 chân, không có mắt,..
– Sự phát triển sai lệch về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ: có tay nhưng không cầm nắm được, có tai nhưng không nghe được, có não bộ nhưng tư duy hạn chế, dưới mức bình thường,…
– Sự phát triển sai lệch về hành vi. Ví dụ: thích đánh người khác, hoặc  không giao tiếp với bất kì ai, luôn có những cử chỉ, điệu bộ bất thường, lệch chuẩn,…
– Phối hợp của nhiều khuyết tật. Ví dụ: Mắt nhìn kém và không có chân hoặc chân cử động khó khăn, tai nghe kém và nhận thức rất chậm.
Dựa vào các khiếm khuyết hoặc sai lệch về chức năng của nhận thức, của một hoặc nhiều giác quan, của một hoặc nhiều cơ quan vận động hay của hành vi có thể chia thành các nhóm khuyết tật chính mà học sinh THPT thường mắc phải như sau:
– Khuyết tật trí tuệ.
– Khuyết tật thị giác (khiếm thị)
– Khuyết tật thính giác (khiếm thính)
– Khuyết tật vận động.
– Khuyết tật ngôn ngữ.
– Khuyết tật khác (tim bẩm sinh, mất cảm giác, tự kỉ,…)
– Đa tật (có từ hai khuyết tật trở lên).
Việc xác định đúng dạng khuyết tật mà học sinh mắc phải có vai trò rất quan trọng trong tổ chức giáo dục, dạy học và hỗ trợ học sinh trong các hoạt động, sinh hoạt.
1.4. Năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật
1.4.1. Về năng lực
Mỗi cá nhân đều có những năng lực ở những mức độ khác nhau. Theo Gardner, nhà tâm lí học Mĩ thì trong bản thân mỗi con người có nhiều năng lực mà chúng ta chưa sử dụng hoặc sẽ sử dụng. Gardner xác định 8 dạng năng lực của con người gồm: ngôn ngữ, tư duy logic/toán học; không gian/hội hoạ; âm nhạc; hướng nội/nội tâm; hướng ngoại/giao tiếp xã hội; vận động thể lực và thiên nhiên.
Tất cả học sinh có các dạng và mức độ khuyết tật khác nhau vẫn có những năng lực và tài năng riêng. Ví dụ: Học sinh khuyết tật trí tuệ rất có thể có thể lực tốt hơn bình thường; học sinh khiếm thị có thính lực, xúc giác tốt hơn; học sinh khiếm thính có thị giác tốt hơn,… Những năng lực này có một số đã bộc lộ nhưng còn rất nhiều năng lực vẫn còn tiềm ẩn và cần phải tìm hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy cho chúng phát triển.
1.4.2. Về nhu cầu
Nhu cầu của con người, trong đó có học sinh khuyết tật theo Abraham Maslow được thể hiện theo các thang bậc từ thấp tới cao. Theo mức độ từ thấp đến cao, các nhu cầu gồm: Nhu cầu tồn tại (ăn, uống, thở); nhu cầu an toàn (nơi ở, quần áo); nhu cầu phụ thuộc và được phụ thuộc (Sống trong tập thể); nhu cầu được tôn trọng (Tôn trọng và được người khác trong xã hội tôn trọng); nhu cầu phát triển (tối đa theo năng lực của bản thân);…
Nhu cầu của học sinh rất đa dạng. Một số học sinh có nhu cầu về phương tiện trợ giúp cho cá nhân (tai nghe, kính trợ thị, xe lăn,…). Một số học sinh khác có nhu cầu tình cảm hoặc tư vấn hoặc kinh phí,…
Học sinh khuyết tật cùng dạng và cùng mức độ nhưng nhu cầu lại có thể khác nhau, chẳng hạn như: Xe lăn cần cho học sinh khuyết tật vận động chân ở đồng bằng nhưng hầu như không cần cho học sinh ở vùng miền núi cao, không có đường bằng phẳng.
Học sinh khuyết tật cấp THPT đang ở độ tuổi thanh niên nên có những nhu cầu giống như các bạn không có khuyết tật như: Chọn lựa nghề học, tìm hiểu bạn khác giới, xây dựng kế hoạch tương lai,…
Để phát huy các năng lực tiềm ẩn của học sinh khuyết tật, giúp các em hoà nhập cộng đồng và có một cuộc sống hạnh phúc, các lực lượng giáo dục cần phối hợp với gia đình để tìm hiểu rõ năng lực và các nhu cầu của học sinh khuyết tật, từ đó để có phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất cho các em.
1.5. Những khó khăn do môi trường gây ra cho học sinh khuyết tật
Học sinh nói chung, học sinh khuyết tật nói riêng đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện xung quanh. Học sinh khuyết tật sẽ gặp một số khó khăn cơ bản sau đây:
– Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thời tiết,…) gây những khó khăn cho học sinh có các khuyết tật khác nhau. Cùng một điều kiện môi trường tự nhiên giống nhau nhưng học sinh có các khuyết tật khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau.
– Sản phẩm của xã hội được làm ra tập trung chủ yếu phục vụ cho người bình thường, không khuyết tật nên sẽ gây ra khó khăn cho học sinh khuyết tật.
– Xã hội, đặc biệt là giáo viên, các bạn cùng lớp chưa được cung cấp thông tin về năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật cũng như cách thức giao tiếp với học sinh khuyết tật.
– Điều kiện kinh tế – xã hội lạc hậu, nhận thức còn thấp là nguyên nhân chính khiến môi trường xã hội, kể cả trường học chưa trở thành môi trường thân thiện và phù hợp với sự tham gia hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh khuyết tật.
– Các dịch vụ hỗ trợ còn yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh khuyết tật. Các dịch vụ chủ yếu có thể nhắc đến là dịch vụ tư vấn (cho cả giáo viên, học sinh, phụ huynh và những người quan tâm), mạng lưới các cơ sở cung cấp phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng đặc biệt,…
– Khuyết tật gây cảm giác tự ti khi giao tiếp và chọn bạn khác giới, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống tình cảm của học sinh khuyết tật.
Dù mức độ ảnh hưởng của khuyết tật nhiều hay ít nhưng nếu được bảo đảm giáo dục trong môi trường thân thiện và được hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu phù hợp thì học sinh khuyết tật vẫn có thể lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và đạo đức để phát triển, tự tin, sống tự lập, hoà nhập cộng đồng.
Muốn giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập cộng đồng có hiệu quả, giúp các em phát huy tối đa năng lực của bản thân, vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống thì các lực lượng giáo dục, đặc biệt là gia đình và nhà trường phải tìm hiểu kĩ các dạng khuyết tật, tìm hiểu năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật, từ đó lựa chọn các cách giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ phù hợp.
1.6. Giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập
Có nhiều hình thức giáo dục học sinh khuyết tật khác nhau, có ưu và nhược điểm cũng khác nhau: Giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập và giáo dục hoà nhập. Trong đó, giáo dục hoà nhập là hình thức giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm hướng chủ đạo trong giáo dục học sinh khuyết tật. Đây là hình thức học sinh khuyết tật học trong lớp phổ thông tại nơi sinh sống với các bạn cùng độ tuổi do cùng giáo viên dạy theo chương trình chuẩn quốc gia nhưng có sự hỗ trợ phù hợp để tham gia sinh hoạt cộng đồng chung.
Học sinh học theo hình thức giáo dục hoà nhập, học sinh có cơ hội được giao lưu, chia sẻ với các bạn đồng trang lứa, không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, do có những khó khăn nhất định vì khuyết tật gây ra nên học sinh khuyết tật cần nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội để có thể tham gia học tập, sinh hoạt cùng các bạn. Nếu không tổ chức tốt, đúng phương pháp thì học sinh khuyết tật có thể sẽ bị tách rời khỏi tập thể ngay trong lớp, trong trường và mục tiêu dạy học hoà nhập sẽ không đạt như mong muốn.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng, nguyên nhân về giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập tại trường THPT 1-5, Nghĩa Đàn – Nghệ An
2.1.1. Thực trạng
Nhiều phụ huynh của con em khuyết tật muốn gửi gắm thầy cô dạy dỗ và giáo dục các cháu, giúp các cháu hoà nhập cộng đồng. Vì vậy, nhiều năm liền trường THPT 1-5 tiếp nhận nhiều hồ sơ nhập học của các em khuyết tật.
Các em học sinh khuyết tật hoà nhập tại trường là các em có nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau, đến từ các vùng miền khác nhau và có các khuyết tật khác nhau.
Có những em từ Hà Tĩnh, Thanh Hoá đến vùng đất Nghĩa Đàn để chữa bệnh về mắt, có em thì mồ côi, gia đình thuộc hộ nghèo; có em thuộc dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế khó khăn (dân tộc, 135), …
Các em bị các khuyết tật như hỏng giác mạc, mắt mờ không thấy đường đi, có em lại bị khuyết tật về trí tuệ, hoặc cơ thể thấp lùn không thể lớn được.
Rất nhiều phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục học sinh hoà nhập. Họ đến nhà trường gửi gắm con mình cho nhà trường giáo dục, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của con, đưa con đi học hằng ngày. Có gia đình, người mẹ phải nghỉ dạy để đưa con đi chữa mắt và chở con đến trường hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có gia đình gần như bỏ mặc con cho nhà trường giáo dục, GVCN phải lo lắng cho học sinh khuyết tật hàng ngày, rất vất vả.
Bản thân các em học sinh khuyết tật thì nhiều em rất cố gắng vươn lên trong học tập, cố gắng tự phục vụ bản thân rất tốt, bên cạnh sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn trong lớp và các giáo viên. Chẳng hạn như em Phạm Khánh Duyên, học sinh khuyết tật ở mắt, em học lớp 12C1 năm học 2020-2021. Em sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, do hồi nhỏ em bị bệnh, uống thuốc tây nhiều và bị tổn thương võng mạc, đi chữa khắp nơi nhưng không được nên em được gia đình đưa lên Nghĩa Đàn để đắp thuốc. Mặc dù đôi mắt nhìn rất kém, không tự đi học được, bố mẹ và người dì luôn thay nhau chở em đến lớp nhưng bản thân em luôn cố gắng trong học tập, em lắng nghe từng bài giảng của thầy cô, em vẽ cũng rất đẹp, kết quả học tập các năm của em rất tốt. Tập thể lớp 12C1 luôn coi em là tấm gương vượt khó để học tập và noi theo những nỗ lực không ngừng nghỉ của Khánh Duyên. Các bạn trong lớp giúp đỡ em đọc bài trên bảng để em ghi vào vở vì Khánh Duyên không nhìn thấy chữ trên bảng. GVCN luôn luôn sát cánh động viên Khánh Duyên trong từng bước tiến hằng ngày, phối hợp với gia đình và các GVBM trong việc hỗ trợ em học tập. Những món quà dù rất nhỏ của cô chủ nhiệm Phan Thị Thanh Huyền cũng là sự động viên vô cùng lớn để tạo động lực cho em cố gắng mỗi ngày.

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)