SKKN Giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy một số giá trị văn hóa dân tộc mừng trên địa bàn xã Thạch Bình thông qua hình thức học tập trải nghiệm ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0368 Copy
Môn: | CHỦ NHIỆM |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 587 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nho Quan C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy một số giá trị văn hóa dân tộc mừng trên địa bàn xã Thạch Bình thông qua hình thức học tập trải nghiệm ở trường THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và học sinh về bảo tồn và phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình.
2.2.2. Học tập trải nghiệm gắn với môn học Lịch sử lớp 10 trong chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
2.2.3. Học tập gắn với sinh hoạt CLB văn hóa nghệ thuật
2.2.4. Bảo tồn và phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình qua môn học trải nghiệm hướng nghiệp (Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018) góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
I. TÊN SÁNG KIẾN, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG
1. Tên sáng kiến: “GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN, PHÁT HUY MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THẠCH BÌNH THÔNG QUA HÌNH THỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NHO QUAN C”
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
II. NỘI DUNG
1. Giải pháp cũ thường làm
1.1. Những giải pháp cũ thường làm để bảo tồn và phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình
– Chính quyền địa phương tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ trong đó có biểu diễn một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường.
– Một số ít nhân dân địa phương còn quan tâm, thỉnh thoảng diễn xướng hoặc truyền dạy lại cho con cháu trong nhà những loại hình nghệ thuật dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường.
– Một số học sinh quan tâm đến loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường thì tìm hiểu theo hình thức tự phát, đáp ứng nhu cầu hiểu biết cá nhân.
1.2. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ
– Ưu điểm:
+ Chính quyền và nhân dân địa phương đã có những biện pháp nhất định để bảo tồn và phát huy các loại hình văn nghệ dân gian và nhạc cụ dân tộc Mường. Từ đó, góp phần lưu giữ những nét căn bản nhất về các loại hình nghệ thuật dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường;
+ Học sinh được khám phá tự do theo sở thích, chủ động về mặt thời gian và hình thức tìm hiểu.
– Hạn chế:
+ Việc bảo tồn và phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, chưa có sự đồng bộ từ các cấp lãnh đạo đến nhân dân địa phương đặc biệt là thế hệ trẻ;
+ Chưa có kế hoạch tổng thể dài hơi, chưa đa dạng hóa các hình thức để bảo tồn và phát huy. Vì vậy, bộ phận lớn học sinh trên địa bàn huyện Nho Quan chưa biết đến những loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường; chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người dẫn đến có nguy cơ bị mai một.
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Về mục tiêu:
– Thay đổi tích cực trong nhận thức của nhân dân, học sinh địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy văn hóa dan tộc Mường; từ đó có cách ứng xử, hành động phù hợp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của một số loại hình văn nghệ dân gian và nhạc cụ dân tộc của người dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình – Nho Quan – Ninh Bình. Bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mường cũng là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
– Học sinh được trải nghiệm thực tế về văn hóa trên chính mảnh đất quê hương mình. Thông qua các tiết học trải nghiệm hướng nghiệp, lồng ghép trong chương trình môn học Lịch sử lớp 10 (Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018), sinh hoạt Câu lạc bộ, học sinh được khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa địa phương. Các hoạt động trên góp phần phát triển phẩm chất, năng lực người học, đáp ứng yêu cầu của chương trình Giáo dục Phổ thông 2018;
2.2. Các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình.
2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và học sinh về bảo tồn và phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình.
– Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục văn hóa dân tộc Mường vào kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường;
– Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Đoàn thanh niên, các CLB (văn hóa nghệ thuật; thông tin – truyền thông;…) tiếp thu và đưa vào kế hoạch hoạt động;
– Quán triệt đến học sinh toàn trường tích cực hưởng ứng các hoạt động liên quan đến bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường tại nhà trường.
– Tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức: loa phát thanh, các bài đăng trên trang Fanpage của nhà trường, các buổi sinh hoạt CLB;
– Lập trang Fanpage “Văn hóa dân tộc Mường – xã Thạch Bình”;
– Thiết kế và chia sẻ cuốn Cẩm nang “ Văn hóa dân tộc Mường” đến học sinh toàn trường và một số cơ sở giáo dục lân cận;
(Minh chứng: Phụ lục 01)
– Đưa các loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường vào trong các chương trình nghệ thuật gắn với các sự kiện, các ngày lễ lớn như: lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11; Kỉ niệm 15 năm thành lập trường;…
2.2.2. Học tập trải nghiệm gắn với môn học Lịch sử lớp 10 trong chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
– Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 môn Lịch sử THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT, trong đó môn Lịch sử lớp 10 gồm 70 tiết và Chuyên đề Lịch sử 10 gồm 35 tiết.
– Thực hiện các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo; Sở GD &ĐT Ninh Bình, thực hiện kế hoạch năm học 2022 – 2023 của trường THPT Nho Quan C, nhóm lịch sử xây dựng kế hoạch giáo dục môn Lịch sử nói chung và kế hoạch giáo dục môn Lịch sử lớp 10 nói riêng theo chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018.
– Để lồng nghép việc bảo tồn và phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình, theo kế hoạch giáo dục đã xây dựng hoạt động trải nghiệm được thực hiện trong Chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam và Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Thông qua chủ đề, chuyên đề học tập, giáo viên giao nhiệm vụ dự án cho học sinh tìm hiểu và tiếp cận trải nghiệm thực tế với những hoạt động của người dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình (Huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình). Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về văn hóa dân tộc Mường, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại địa phương.
– Học sinh thông qua các nguồn tài liệu: Sách Lịch sử lớp 10, các chuyên đề học tập Lịch sử lớp 10, lịch sử Đảng bộ xã Thạch Bình, Internet.., các hoạt động trải nghiệm thực tế với người dân tộc Mường tại xã Thạch Bình, Phiếu khảo sát để tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ dự án:
Nhóm 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của người dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình.
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc trưng của một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường (Hát Đúm, múa Sênh tiền, múa Sạp, nhạc cụ Cồng Chiêng) trên địa bàn xã Thạch Bình – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình.
Nhóm 3: Tìm hiểu thực trạng bảo tồn, lưu giữ một số loại hình văn nghệ dân gian và nhạc cụ dân tộc (Hát Đúm, múa Sênh tiền, múa Sạp, nhạc cụ Cồng Chiêng) trên địa bàn xã Thạch Bình – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình
Nhóm 4: Các giải pháp bảo tồn, phát huy một số loại hình văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc Mường trên địa bàn xã Thạch Bình – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình
Các nhóm hoàn thiện bài tập dự án, báo cáo trong tiết học; giáo viên đánh giá, nhận xét và cho điểm các nhóm.
(Minh chứng: Phụ lục 02)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]