SKKN Giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 570
Lượt tải: 19
Số trang: 54
Tác giả: Trần Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường THPT Kỳ Sơn
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 54
Tác giả: Trần Thị Thu Ngân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường THPT Kỳ Sơn
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Trong công tác giáo viên chủ nhiệm thực hiện giáo dục đạo đức và hành vi
– Trong công tác giáo viên bộ môn linh hoạt các phương pháp để cho các em không bị bỏ rơi
– Tạo môi trường giáo dục sôi động, thoải mái và tôn trọng các em học sinh trong học tập dưới sự hỗ trợ của tổ chức Đoàn thanh niên.
– Hoạt động tổ tư vấn lứa tuổi học đường của nhà trường
– Phối hợp với các tổ chức chính trị ngoài nhà trường trong giáo dục pháp luật, tảo hôn, tình yêu và hôn nhân

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Kỳ Sơn, mảnh đất tây xứ Nghệ với tọa độ 19006′- 19043′ vĩ độ Bắc , 103052′ -104047′ Kinh đông. Diện tích tự nhiên 2.094,84 km2 (đứng thứ 2 trong toàn tỉnh). Phía Bắc, Tây, Nam giáp 5 huyện thuộc 3 tỉnh (Hùa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay) của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với 192 km đường
biên, phía đông giáp với huyện Tương Dương. Là huyện có vị trí chiến lược quan trọng, phía nam có đỉnh Phuxailaileng cao 2.711m so với mực nước biển, với 02 cựa khẩu (Cửa khẩu Nậm Cắn- Cửa khẩu chính, Cửa khẩu phụ Ta Đo – Mường Típ).. Đồng bào sinh sống nơi đây đa số là người dân tộc thiểu số Thái(26,1%),
Hơ Mông(33,4%), Khơ Mú(36,3%). Điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại hiểm trở, sự kết nối thông tin, giao lưu giữa các bản làng còn rất nhiều hạn chế. Nguồn thu nhập kinh tế cơ bản bám vào nương rẫy, dẫn đến nền Giáo dục chưa được phát triển đồng bộ.
Trường THPT Kỳ Sơn được thành lập vào năm 1967, trải qua hơn 54 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, quy mô trường lớp ngày càng được nâng lên. Năm học 2021-2022, trường có 38 lớp với 1.330 em học sinh. Là ngôi trường THPT duy nhất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, khi thực hiện kế hoach nhà trường gặp khá nhiều khó khăn trong công tác bảo toàn và duy trì sỉ số học sinh. Mặc dù nhà trường đã làm nhiều cách, nhưng sỉ số học sinh đầu năm và cuối năm vẫn giảm đi một lượng đáng kể.
Là giáo viên đã từng công tác nhiều năm tại trường THPT Kỳ Sơn. Đã từng trải qua công tác chủ nhiệm nhiều lớp khác nhau như lớp chọn nội trú, lớp chọn A1, lớp đại trà, tiếp xúc và dạy dỗ nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số như Thái, H’mông, Khơ mú, Hoa,… đến từ các xã xa hàng chục cây số, với điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn. Mặc dù thời gian lớn tôi thường được cắt cử làm công tác chủ nhiệm lớp nguồn của nhà trường. Nhưng đặc biệt tôi thường, đầu tư, chú ý đến các em học sinh lớp thường nhiều hơn, bởi các em ở những lớp này có những điều kiện kinh tế, gia đình thua thiệt hơn so với lớp chọn. Mặt khác học sinh lớp này có đặc điểm riêng trong cách giao tiếp, trong ý thức học tập, rèn
luyện cũng như trong việc tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường.
Trong bối cảnh đất nước hiện nay chú trọng đến sự phát triển toàn diện, phổ biến sâu, rộng và để “không một ai bị bỏ lại phía sau” thì sự giáo dục đại trà, phổ cập THPT ngày càng được quan tâm. Với một mong muốn xã hội có gắn bó mật thiết với phát triển con người và được coi là tiền đề thiết yếu cho sự phát triển con người. Để có được sự phát triển toàn diện của nhà trường đòi hỏi phải bảo toàn và duy trì sỉ số, ổn định tư tưởng cho các em, gỡ bỏ những rào cản gây ra sự tách biệt và tạo môi trường thuận lợi cho các em học sinh, để các em có khả năng tham gia vào nhiều phương diện của đời sống xã hội.
Trong suốt thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy các em, chứng kiến sự tụt giảm sỉ số lớp là một vấn đề nhức nhối trong công tác làm giáo viên chủ nhiệm, cũng như công tác quản lý giáo dục của nhà trường. Tất cả những điều đó nói lên tình trạng các em học sinh chây lười học, chưa ham học, chưa yêu trường yêu lớp như các bạn ở miền xuôi. Chính điều này đã làm cho các em đang tự lùi mình về phía sau và vô hình chung mọi người đã làm cho các em mất đi cơ hội để tham gia, thể hiện khả năng và sự sáng tạo của tuổi trẻ.
Nhận thức được vấn đề nhức nhối này với vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp, người đồng hành, dẫn dắt các em trong suốt 3 năm THPT. Cần phải có giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh trong lớp. Để giúp các em yêu trường, yêu lớp, tôn trọng và quỹ mến thầy cô thì điều đầu tiên phải giúp các em thấy được niềm vui trong học tập, thấy được ỹ nghĩa của việc học, thích ứng và hòa nhập với bạn bè, tự tin gần gũi với thầy cô.
Vấn đề này dù đã ít nhiều đã được bàn luận nhưng thực sự chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp khai thác.
Với những lí do đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông Kỳ Sơn”.
II. Mục đích nghiên cứu
Thực tiễn ở huyện miền núi Kỳ Sơn cho thấy một phần không nhỏ các em học sinh nơi đây chưa yêu thích học tập, chưa xác định rõ được ỹ nghĩa của việc học và rèn luyện trí và lực để mai sau trở thành người có ích cho xã hội. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường, đồng thời tôi muốn chia sẻ, trao đổi cùng đồng nghiệp để nâng cao vai trò quản lý, duy trì sỉ số trong công tác làm giáo viên chủ nhiệm lớp.
III. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình trạng học sinh bỏ học ở Trường THPT Kỳ Sơn.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Một số phương pháp chính được sử dụng trong SKKN này là:
– Phương pháp trao đổi, tìm hiểu trực tiếp những vấn đề khó khăn các em gặp phải trong cuộc sống, trong học tập. Trong quá trình theo dõi, bám sát các đối tượng thường xuyên nghỉ học, bỏ học vô lý do. Tôi gặp trực tiếp các em và trao đổi về lý do không thích học như sau:
+ 60% các em học sinh đưa ra lý do điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện sinh hoạt và học tập gặp nhiều khó khăn.
+ 20 % Chưa xác định mục tiêu của học tập, đua đòi theo bạn bè ăn chơi.
+ 20% Số em học sinh bỏ học để lập gia đình, đi lào, đi công ty làm việc.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; – Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh đối chiếu.
V. Phạm vi đề tài
Tình trạng học sinh chưa thích học, bỏ học không chỉ diễn ra ở trường miền núi mà ngay cả một số trường ở địa phương miền xuôi. Nhưng với vai trò là giáo viên công tác ở miền núi tôi chỉ nghiên cứu, trình bày một số giải pháp trong phạm vi ở trường THPT Kỳ Sơn và các trường miền núi lân cận.

PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
Trong văn kiện đại hội Đảng đã khẳng định về vai trò của giáo dục đã nói: Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực “then chốt” để phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội XIII yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, do vậy phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Trước đây chỉ đề cập: Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức, điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh: Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; giảm tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức. Hình thành đội

ngũ lao đ ng lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động.
Đại hội còn nhấn mạnh: cụ thể hóa yêu cầu hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, sắp xếp lại hệ thống trường học giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hai đảo và các đối tượng chính sách. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Đối với trường miền núi THPT Kỳ Sơn luôn xác định tầm chiến lược cụ thể trong thời gian này đó là công tác giáo dục đại trà, dần dần nâng cao chất lượng dạy và học. Như chúng ta đã biết học sinh dân tộc thiểu số thì sự phát triển tâm lí của các em sống ở miền núi cao, hoàn cảnh kinh tế – xã hội,văn hóa còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Năng lực tiếp cận và tiếp thu nền giáo dục khác với các em học sinh các dân tộc khác sống ở đồng bằng và thành phố nên sự phát triển tâm lí, nhận thức về ỹ nghĩa của việc học của các em cũng có một số đặc điểm riêng. Các em sinh ra và lớn lên giữa rừng núi sâu xa, từ nhỏ đã quen với sự yên tĩnh của núi rừng, với tiếng chim muông, thú rừng và quen với việc vào rừng săn bắn, tìm cây, hái rau rừng, qen với ý thức hệ tự do. Dẫn đến khi gia nhập vào môi trường giáo dục mới, môi trường mới thì đa số các em bị bỡ ngỡ, cảm giác bị ràng buộc, giáo điều. Vậy nên tình trạng không thích ứng với sự thay đổi môi trường tập trung học tập và sinh hoạt nơi cộng dồng đông đúc. Mặt khác sự khó khăn về kinh tế cũng là một trong những yếu tố rất lớn để cho các em có những nhận thức sai lệch về giáo dục, đây cũng là một trong nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chây lười học, bỏ học của các em học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Kỳ Sơn nằm trên địa bàn huyện miền núi rẻo cao với hơn 1.380 em học sinh gồm các dân tộc như Khơ mú, H’ mông, Thái, Kinh và dân tộc
Hoa. Trong đó học sinh người dân tộc chiếm số đông trên địa bàn, hơn 95 % là học sinh người dân tộc thiểu số theo học tại trường. Nhận thức và phong trào học tập của các em học sinh chưa cao, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học, khả năng hòa nhập và tiếp cận các hoạt động xã hội rất hạn chế, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn thể hiện và biểu đạt những ý kiến cũng như tâm tư nguyện vọng cá nhân, kết quả học tập và rèn luyện chiếm tỉ lệ khá, giỏi rất thấp. Hàng năm tỉ lệ học sinh thi lại, ở lại chiểm tỉ lệ khá nhiều. Đặc biệt hơn nữa là tình trạng bỏ học vẫn diễn ra phổ biến với rất nhiều lý do khác nhau như: Do điều kiện kinh tế, tảo hôn, di cư sang Lào sinh sống, theo Bố mẹ đi làm công ty, tình trạng đua đòi của các em với những thanh thiếu niên khi đi làm ăn về có một ít tiền tiêu xài không tính toán.
Đặc biệt hơn nữa là sự nhận thức của gia đình về giáo dục chưa cao, sự thay đổi của giáo dục trong cuộc cách mạng 4.0 cũng làm cho các em nắm bắt không kịp. Đại dịch Covid- 19 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau khi nghỉ dịch các em cũng không ra nhập học.
Dẫu muôn vàn những khó khăn đã và đang diễn ra, chính quyền địa
phương và các tổ chức và nhà trường đang nỗ lực và dành thời gian tốt nhất để giáo dục, đào tạo các em. Có thể nói Trường THPT Kỳ Sơn là nơi đào tạo cán bộ nguồn cho huyện nhà. Mái trường này đã đào tạo ra được rất nhiều thế hệ làm lãnh đạo chủ chốt và thành đạt trên địa bàn huyện và trong và ngoài tỉnh Nghệ An. Vì thế lãnh đạo các cấp rất quan tâm chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, chú trọng công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số hợp lý và hài hòa, tránh tình trạng cục bộ địa phương, dòng họ, hệ dân tộc. Những việc làm này đã tạo cho người dân một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta, đó cũng là một trong những động lực để phụ huynh cho con em tới trường.
Xuất phát từ các em học sinh nơi đây quen sống với nhà lá, nhà gỗ đơn sơ, quen với cảnh bản làng heo hút, tĩnh mịch nằm rải rác trên những sườn đồi, dọc theo hai bờ sông, suối, quen với cảnh một buổi đi học, một buổi vào rừng làm nương rấy, hái măng, đốn củi để sinh sống. Những điều này đã tạo nên bản tính thật thà, chất phác, đơn sơ, mộc mạc, thích cuộc sống tự do, tự tại và không chị sự ràng buộc nên chưa thích ứng với cuộc sống thành thị.
Những điều này là trở ngại lớn để các em khi ra môi trường mới, tính năng
động, nh n nhịp của thị trấn. Các hoạt động trong cuộc sống phải chịu chi phối nhiều yếu tố về mặt của pháp luật, nơi các em phải chịu sự quản lí, giám sát chặt chẽ của thầy cô giáo và các tổ chức trong và ngoài nhà trường với rất nhiều những nội quy nề nếp trường lớp, quy định của khối xóm, Thị trấn. Với cuộc sống ở nơi đây cần có một số kinh tế nhất định để ăn ở, thuê phòng trọ và một số chi phí khác, điều này cũng là một trở ngại lớn trong sinh hoạt của các em. Tính năng động, chủ động trong cuộc sống của các em chưa cao. Đặc biệt hơn trong các hoạt động giáo dục, trong giờ học còn thụ động, chưa chủ động tích cực trong việc tìm tòi và vận dụng kiến thức mới, còn e ngại, rụt rè khi đưa ra ý kiến của mình, không ít học sinh ý thức chưa cao trong học tập và rèn luyện. Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh còn thấp, ham chơi, không thích học tập, đua đòi những thói hư, tật xấu, các em dễ bị cám giỗ bởi các tệ nạn xã hội. Đa số các em chỉ xác định đến trường như một nghĩa vụ bắt buộc, do cha mẹ quy định, xã hội quy định, chưa có mục tiêu rõ ràng, chưa yêu thích trường lớp. Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm, không có ý chí phấn đấu. Sự kỳ thị về dân tộc, tự ti, sống khép mình nên thiếu sự chia sẻ từ bạn bè không cùng hệ dân tộc. Từ nhận thức chưa cao nên đa số các em có tư tưởng không thích học, hay nghỉ học, bỏ học để đi làm ăn xa theo bố mẹ hoặc xu hướng lập gia đình từ rất sớm, và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh ở trường miền núi hay nghỉ học,bỏ học giữa chừng.
Do vậy, để rút ngắn khoảng cách giữa dân tộc này với dân tộc khác, để tất cả các em học sinh người dân tộc thấy rằng mình cũng có cơ hội, có đủ năng lực và tự tin tham gia các hoạt động học tập cũng như hoạt động tập thể, chủ động hòa nhập cùng bạn bè, thầy cô, giúp các em có niềm tin, có thêm nhiều kiến thức xã hội, kỹ năng sống và bắt kịp với bè bạn cùng trang lứa ở miền xuôi. Trong suốt những năm qua lãnh đạo nhà trường đã có sự chỉ đao, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động nhằm hướng các em học sinh hòa nhập cùng bạn bè và thầy cô, yêu thích trường lớp. Các em có một tâm thế thoải mái và có một cảm

nhận” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn đã luôn quan tâm, gần gũi sát sao với các em. Cùng phối hợp với Đoàn thanh niên để các em từng bước khắc phục những hạn chế, khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, để cho các em chủ động hòa nhập tránh phát sinh những hệ lụy như mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ, hiểu nhầm, thiếu ý thức tự giác trong chấp hành nội quy nề nếp, học tập không tiến bộ, tâm lí ỷ lại quen bao cấp và cuối cùng là bỏ học.
Tuy nhiên, tình trạng một số em học sinh chưa xác định rõ được mục đích và ỹ nghĩa của việc học đẫn đến chây lười học, thường xuyên bỏ tiết, bỏ học, nghỉ học vẫn đang là đề tài rất hạn chế trong các bài viết của các nhà nghiên cứu cũng như các bài viết sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp. Việc nghiên cứu để áp dụng biện pháp này vào việc giúp các em chủ động hòa nhập, học tập với môi trường bạn bè, xã hội để từ đó giảm thiểu tình trạng học sinh chây lười học, nghỉ học vô lý do và đặc biệt là tình trạng bỏ học gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Vấn đề giáo dục ý thức học tập, giáo dục tâm sinh lý, giáo dục hòa nhập với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số nói chung địa bàn huyện Kỳ Sơn mặc dù đã triển khai rộng rãi ở các cấp học. Nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp học trong địa bàn huyện. Sở dĩ như vậy có thể do một số nguyên nhân khách quan: điều kiện sống đặc biệt khó khăn, nguyên nhân chủ quan do chưa có sự phối hợp giáo dục xuyên suốt, đồng bộ giữa các tổ chức trong và ngoài ngành giáo dục và các tổ chức chính quyền địa phương.
Trường THPT Kỳ Sơn nằm trên địa bàn huyện miền núi với rất nhiều đặc thù riêng biệt và rất khác biệt với các trường THPT trên toàn tỉnh Nghệ An. Cuộc sống của các em người đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo của học sinh trong toàn trường trong các năm 2019-2020(61%); 20202021(60,8%); 2021-2022(58%). Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình ăn học của các em. Đa số các em phải thuê trọ với điều kiện phòng ốc chật chội, thiếu nguồn nước sinh hoạt, thiếu ánh sáng để phục vụ học tập và sinh hoạt. Chất lượng cu c sống hàng ngày chưa đảm bảo, các em thường nấu ăn qua bữa, qua ngày. Sự khó khăn này đã làm giảm sút ý chí của các em. Các em thường mong muốn được nghỉ hoc để về với gia đình và người thân. Để được quan tâm chăm sóc, gần gũi, tuy rằng điều kiện gia đình ở bản làng cũng không tốt hơn là bao nhiêu.
Điều kiện giao thông đi lại hiểm trở, khoảng cách giữa các bản, các làng, xã rất cách biệt và đặc biệt là sự tiếp cận với Thị Trấn Mường Xén. Nơi mà văn hóa xã hội có sự phát triển đáng kể so với mặt bằng chung của huyện. Sự giao thương hàng hóa để phục vụ những nhu cầu thiết yếu vẫn chưa đầy đủ và kịp thời, chủ yếu tập trung ở trung tâm xã. Khoảng cách từ các bản tới Trung tâm xã rất xa. Thôn bản ngăn cách nhau bởi đồi núi hiểm trở, sông suối, giao thông đi lại khó khăn thêm khi trời mưa gió. Đây cũng là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng tới quá trình học tập của các em. Cha mẹ và người thân rất ít có thời gian, điều kiện kinh tế, phương tiện đi lại để ra phòng trọ thăm hỏi quan tâm, trao đổi và dặn dò các em. Đa số các bậc phụ huynh giao phó con em cho thầy cô và nhà trường. Mặc dù sống trong thời đại 4.0 nhưng vấn đề tiếp cận công nghệ thông tin của người dân ở các bản làng vẫn còn hạn chế. Ở Kỳ Sơn còn rất nhiều xã chưa có điện, chưa phủ sóng hết khắp các bản làng nên việc liên lạc với con em đang học tập ở mái trường cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự kết nối giữa Nhà trường và gia đình. Khi có những vấn đề về giáo dục ý thức đạo đức, nề nếp của
các em mà nhà trường muốn trao đổi thì liên hệ này bị gián đoạn.
Vốn ngôn ngữ tiếng Việt của người dân còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giao tiếp trao đổi thông tin, hàng hóa người dân nơi đây vẫn có quán tính sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Mặc dù sự am hiểu tiếng bản địa của nhau cũng nhiều, song không ít nhiều đã ảnh hưởng tới sự phát triển chung của huyện nhà. Đặc biệt là ở trong bản làng việc sử dụng tiếng phổ thông rất ít. Mặt khác ở độ tuổi từ 50 trở đi đa số người dân không biết hoặc biết rất ít tiếng phổ thông. Nên mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ít nhiều được hiểu không xuyên suốt. Dẫn đến công tác tuyên truyền phổ biến về giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Xuất thân từ bản làng với những hệ lụy như thế đẫn đến nhận thức về mục đích và ỹ nghĩa của việc học còn rất nhiều hạn chế, đa số các em chỉ chấp nhận đến trường, lớp như một nghĩa vụ phải thực hiện.
Vẫn còn tàn dư rất nhiều hủ tục lạc hậu đã làm ảnh hưởng tới nhận thức về việc học tập của các em học sinh. Cụ thể như: Khi gia đình có một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thì gia đi nhf tổ chức làm vía. Việc làm vía có thể kéo dài từ một đến vài ngày. Các em mượn cớ về làm vía đã xin nghỉ học, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh ảnh hưởng tới việc học tập của các em. Mặt bằng giáo dục các cấp rất thấp đã gây ra các hiệu ứng giáo dục chậm phát triển so với xu thế thời đại.
III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.
1. Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học
1.1.Nguyên nhân khách quan
– Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, các con đường quanh co, uốn lượn ôm đồi núi dốc hiểm trở, các tuyến đường thôn bản chưa được làm kiên cố, thường xuyên sạt lở vào mùa mưa. Khi vào mùa mưa lũ, có những tuyến đường qua khe, suối bị ngăn cách. Khoảng cách từ các bản tới Trung tâm xã rất xa. Thôn bản ngăn cách nhau bởi đồi núi hiểm trở, sông suối, giao thông đi lại khó khăn thêm khi trời mưa gió. Đây cũng là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng tới quá trình học tập của các em.
– Môi trường sinh sống khắc nhiệt, chất lượng cuộc sống phụ thuộc cơ bản vào yếu tố tự nhiên.
Với địa hình đồi núi dốc, người dân bản xứ quen sống dọc hai bờ sông, khe suối, sống ở lưng chừng núi. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào thiên nhiên, săn bắn, hái măng. Nương rẫy mỗi năm chỉ làm một vụ và kết quả tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Khi thời thuận hòa thì đủ ăn, nếu không thì mất trắng, canh tác hoa màu chưa định canh vì đất không có màu mỡ. Thời gian còn lại trong năm người dân không biết làm gì để có thu nhập thêm. Khoảng cách giữa các bản, các làng,

xã rất cách biệt và đặc biệt là sự tiếp cận với Thị Trấn Mường Xén. Nơi mà văn hóa xã hội có sự phát triển đáng kể so với mặt bằng chung của huyện. Sự giao thương hàng hóa để phục vụ những nhu cầu thiết yếu vẫn chưa đầy đủ và kịp thời, chủ yếu tập trung ở trung tâm xã.
1.2. Nguyên nhân chủ quan
– Điều kiện kinh tế của các em rất khó khăn đã làm ảnh hưởng rất lớn về ý chí, nghị lực học tập của các em;
– Nhận thức của gia đình chưa cao về tầm quan trọng và ỹ nghĩa giáo dục. – Chất lượng giáo dục ở các cấp dưới chưa thật sự đồng bộ nên đã tác động không nhỏ tới việc tiếp thu kiến thức ở bậc học cao hơn.
– Bất đồng ngôn ngữ giữa các thành phần dân tộc làm ảnh hưởng tới không gian học tập và lao động;
-Trình độ văn hóa xã hội nhìn chung vẫn còn thấp so với miền xuôi. Vẫn còn tàn dư những hủ tục lạc hậu, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại đã làm ảnh hưởng tới nhận thức học tập.
– Trật tự an ninh, các tệ nạn xã hội vẫn còn rình rập và diễn biến phức tạp nhất là ở các xã vùng biên giới.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm hạn chế tình trạng bỏ học
Trên cơ sở nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng học sinh Trường THPT Kỳ Sơn vẫn chưa yêu thích, hứng thú học tập. Tình trạng bỏ học vẫn diễn ra thường xuyên và đến mức báo động. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Kỳ Sơn.
2.1. Giải pháp ngắn hạn
2.1.1 Mục tiêu của giải pháp
– Giáo dục phẩm chất, ý thức đạo đức, lối sống, giáo dục tình yêu thương giữa con người với nhau, tình yêu quê hương đất nước;
– Giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh để các em mạnh dạn, tự tin và chủ động hòa nhập học tập với bạn bè. Từ đó các em sẽ yêu trường, lớp và hứng thú học tập;
` – Giáo dục kiến thức khoa học, kỹ thuật theo phẩm chất và năng lực, sở thích, nguyện vọng của các em;
– Tư vấn và định hướng nghề nghiệp phù hợp với đối tượng học sinh.
2.1.2 Cách thức thực hiện giải pháp

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)