SKKN Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0160 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2675 |
Lượt tải: | 56 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường thpt“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Làm tốt vai trò chỉ đạo của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường
Biện pháp 2: Xác định nội dung, hình thức hoạt động vì lợi ích cộng đồng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của học sinh, trường học và địa phương trong từng thời gian, giai đoạn cụ thể.
Biện pháp 3: Nhà trường phối hợp các tổ chức trong trường cần chủ động lập kế hoạch thực hiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng sáng tạo, có chiều sâu, mang màu sắc và bản sắc riêng
Biện pháp 4: Giao nhiệm vụ chuyên trách cho một bộ phận hoặc cá nhân làm đầu mối tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Biện pháp 5: Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho bộ phận phụ trách hoạt động.
Biện pháp 6: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác cho học sinh khi tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Biện pháp 7: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương thức thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Biện pháp 8: Tăng cường vận động nguồn lực tổng hợp, xây dựng cơ sở, điều kiện, làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường trong công tác phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng
Biện pháp 9: Chú trọng công tác tuyên truyền qua các tài khoản và chuyên trang của nhà trường và Đoàn trường
Biện pháp 10: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng theo nhóm kỹ năng
Biện pháp 11: Vận dụng các hình thức thi đua khen thưởng, đặc biệt đối với các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên để tăng tính hiệu quả cho hoạt động.
Biện pháp 12: Kết hợp hoạt động vì lợi ích cộng đồng với giờ sinh hoạt mới đổi mới, hoạt động ngoại khóa, và giáo dục qua các môn học.
Biện pháp 13: Tổ chức các hoạt động vì lợi ích cộng đồng dưới hình thức các cuộc thi.
Biện pháp 14: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động vì lợi ích cộng đồng
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh“Nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội” với quan điểm phát triển thế hệ trẻ “lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ”. Quan điểm đó thể hiện được sự quan tâm, kỳ vọng của Đảng về thế hệ trẻ – thế hệ tương lai, rường cột của nước nhà. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng tiến bộ, thế hệ trẻ ngày nay được sống trong hoàn cảnh đất nước như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò và vị trí như ngày hôm nay”. Nhưng trên thực tế, giới trẻ hiện nay tồn tại rất nhiều vấn nạn đáng lo ngại, đặc biệt là lối sống vô cảm đang ngày càng đang lan tràn, khó kiểm soát, ngay cả ở lứa tuổi học sinh. Hậu quả của lối sống này là tàn phá tâm hồn, làm trái tim của các em trở nên chai sạn, thiếu đi mục tiêu sống, động lực sống, có nguy cơ dẫn tới thực hiện những hành động sai trái. Nếu không ngăn chặn, nó có thể nguy hại đến tương lai, tính mạng của con người thậm chí là ảnh hưởng đến vận mệnh của cả một dân tộc.
Trước thực trạng nêu trên, một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan, khắc phục căn bệnh vô cảm, hàn gắn “vết gãy văn hóa” ở lứa tuổi học sinh đó chính là tăng cường tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.Tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng giúp học sinh bồi đắp tinh thần trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất, ý chí, tư tưởng, tình cảm cũng như tư duy trong mỗi con người. Đặc biệt, thông qua các hoạt động này, góp phần trang bị cho học sinh những kỹ năng sống, những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Hoạt động này cũng giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Với những ý nghĩa hết sức quan trọng nêu trên, những hoạt động vì lợi ích cộng đồng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục của nhà trường, trong chương trình hoạt động hàng năm, và lộ trình xây dựng đề án tương lai của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, còn rất nhiều hạn chế, rào cản và thách thức đối với nhiều trường THPT trong công tác tổ chức các hoạt động này. Nhận thấy rõ được thực trạng của căn bệnh vô cảm đang ngày càng len lỏi trong một bộ phận học sinh trong trường, ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng đối với việc thực hiện định hướng đạo đức, nhân cách và giáo dục toàn diện với học sinh. Trong nhiều năm qua, tại trường THPT Quỳnh Lưu 4, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng được tổ chức sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo học sinh tham gia và bước đầu đem lại nhiều hiệu quả tích cực đối với việc giáo dục học sinh. Nhiều mô hình và các hoạt động của nhà trường có tính lan tỏa mạnh, được học sinh, giáo viên, phụ huynh và dư luận xã hội hưởng ứng và đánh giá cao, nhiều đơn vị trường bạn học hỏi thực hiện.
Từ hiệu quả của các hình thức, biện pháp hoạt động trong những năm vừa qua, được sự động viên của Chi ủy – BGH và các đồng nghiệp, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Tính mới của đề tài
Đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài đã phản ánh đúng thực trạng nóng của học sinh trong các trường THPT hiện nay.
Hình thức giáo dục học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng phát huy hiệu quả cao trong việc đẩy lùi những thực trạng xấu trong trường học, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa cho học sinh trong trường học hiện nay, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục học sinh trong thời đại mới.
Đề tài có khả năng vận dụng được trong các trường học, nhiều tổ chức Đoàn trường học và cơ sở Đoàn tại địa phương.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần đẩy lùi những thực trạng xấu trong trường học, giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, hướng học sinh tới lối sống tốt đẹp, biết sẻ chia, cảm thông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh trường THPT …
Phạm vi: Trường THPT …và các trường THPT trên địa bàn.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực trạng về căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh.
Các giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT .
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra về thực trạng căn bệnh vô cảm trong lứa tuổi học sinh.
Nghiên cứu nội dung các tài liệu của Đảng, Đoàn và công văn cấp trên về các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong trường THPT.
Lên kế hoạch thực hiện khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Thực hiện hoạt động.
Rút kinh nghiệm qua các hoạt động.
Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài..
Tiến hành khảo sát tại trường THPT Quỳnh Lưu 4, THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 3, THPT Đông Hiếu trước và sau khi áp dụng đề tài.
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm
Vô cảm: Là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Vô cảm không phải là một căn bệnh trong y học mà là căn bệnh của hành xử, lối sống trong xã hội.
Cộng đồng: Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.( Từ điển Tiếng Việt)
Hoạt động vì lợi ích cộng đồng: Là các hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác và để lại sự ảnh hưởng trong sự phát triển con người. Tham gia các hoạt động vì cộng đồng là tự nguyện góp một chút thời gian và kỹ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng, là những hoạt động đầy ý nghĩa có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của các hoạt động vì cộng đồng trong việc khắc phục căn bệnh vô cảm ở học sinh
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng công tác thanh niên được nhấn mạnh, đó là “Nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội” với quan điểm phát triển thế hệ trẻ “lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ”.
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới với 12 tiêu chí cụ thể phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức, đặc điểm, điều kiện sống, học tập, lao động của thanh, thiếu nhi từ giá trị cốt lõi “Tâm trong - Trí sáng – Hoài bão lớn”, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, coi đó là môi trường rèn luyện, giáo dục đoàn viên, thanh niên về kỹ năng xã hội, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thanh niên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, căn bệnh vô cảm ngày càng lan tràn trong giới trẻ, thậm chí len lỏi và ngày có chiều hướng gia tăng trong nhà trường, làm phai nhạt lý tưởng, bào mòn đạo đức, lối sống, nhân cách của một bộ phận học sinh, đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường, đổi mới cường hơn nữa các hoạt động vì cộng đồng trong nhà trường để giáo dục và nêu cao tinh thần của thanh niên đối với đất nước và xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]