SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bài học “Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC” cho học sinh khối 11
- Mã tài liệu: MP1280 Copy
Môn: | GDQP |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 593 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nâng cao chất lượng bài học “Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC” cho học sinh khối 11“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Để đạt được điều đó tôi đã thực
hiện nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau:
– Sử dụng video, hình ảnh sinh động kích thích hứng thú cho học sinh
– Sử dụng phiếu học tập phát triển năng lực tự học cho học sinh
– Sử dụng kỹ thuật tổ chức trò chơi để tăng hứng thú cho học sinh trong
quá trình tiếp thu nội dung cơ bản của bài học
Mô tả sản phẩm
1. Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến áp dụng cho học sinh THPT
2. Vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy chúng tôi nhận thấy môn GDQP-AN giảng dạy trong nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, là môn học có đặc thù rất riêng mà việc sắp xếp thời gian học tập còn ít nên rất khó truyền đạt hết lượng kiến thức cho các em, mặt khác nhận thức của các em đối với môn học còn chưa cao, đôi khi còn xem nhẹ coi là môn học phụ nên các em cũng dành rất ít thời gian nghiên cứu học tập và rèn luyện, đặc biệt là những nội dung dạy thực hành. Đứng trước thực trạng đó chúng tôi luôn phải nghiên cứu trau dồi, tìm nhiều phương pháp dạy học mới cố gắng tính sáng tạo gây hứng thú cho các em học sinh. Và 1 trong những ý tưởng đổi mới của chúng tôi đã được thể hiện trong sáng kiến này.
* Vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:
– Cần nắm rõ tư tưởng của các em học sinh luôn thích cái mới, tính sáng tạo trong cách truyền đạt kiến thức cho học sinh.
– Tạo sự vui vẻ, và thích thú trong bài học, tránh cho các em có suy nghĩ chủ quan không coi trọng môn học.
– Giáo dục thông qua chuyên đề, ngoại khóa bằng tình yêu thương, cởi mở, tôn trọng các em.
– Giúp các em có cái nhìn tích cực, kích thích niềm đam mê qua nội dung thực hành cũng như tố chất của các em học sinh
– Tạo mối quan hệ đoàn kết, thân ái giữa các em học sinh với nhau.
II. THỜI GIAN ÁP DỤNG:
Từ năm học 2021 – 2022 đến nay.
III. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Nội dung sáng kiến
– Giáo viên chủ động chuẩn bị bài giảng và các tình huống học tập.
– Giáo viên chủ động về thời gian bài giảng, chỉ cần chuẩn bị bài giảng thuyết trình một lần người giáo viên có thể sử dụng để giảng dạy trong nhiều lần với các lớp khác nhau và nhiều năm học khác nhau.
– Giáo viên không phải làm việc nhiều với máy tính, không phải ứng dụng nhiều công nghệ thông tin để hỗ trợ dạy học.
– Giáo viên dễ dàng quản lý học sinh.
– Về phía người học phần lớn đều có tư tưởng ngại học, ngại rèn luyện, còn tâm lý e dè, xấu hổ, tự ti…Vì vậy cần đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập khoa học, phù hợp, thống nhất để nâng cao hiệu quả học tập, hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh. Để đạt được điều đó tôi đã thực hiện nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau:
– Sử dụng video, hình ảnh sinh động kích thích hứng thú cho học sinh
– Sử dụng phiếu học tập phát triển năng lực tự học cho học sinh
– Sử dụng kỹ thuật tổ chức trò chơi để tăng hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu nội dung cơ bản của bài học
– Tôi đã tiến hành vận dụng đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập trên đối với học sinh lớp 11, áp dụng thực nghiệm đổi mới hình thức tổ chức luyện tập, phương pháp luyện tập đã nêu trên đối với nội dung bài học
– Trước thực nghiệm, áp dụng hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập cũ vẫn còn rất nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả học tập của học sinh còn rất thấp
– Khi áp dụng đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập mới đối với học sinh của các lớp kết quả học tập cao hơn hẳn kết quả trước thực nghiệm. Qua đó hình thành cho học kỹ năng thực hành, phát huy được khả năng sáng tạo, tinh thần tự giác học tập nâng cao hiệu quả học tập. Vì vậy, việc đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp luyện tập thực hành trong các nhà trường THPT là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng của buổi học.
1.1. Giải pháp cũ thường làm
– Qua điều tra và khảo sát thực tế ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh tôi nhận thấy rằng: Hầu hết các trường đã đảm nhiệm giảng dạy đầy đủ các nội dung thực hành trong chương trình GDQP-AN theo quy định của Bộ GD & ĐT. Tuy nhiên hiệu quả, nội dung học thực hành của các em hiện nay chưa cao, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc dạy và học thực hành.
– Nhiều bài học bộ môn GDQP&AN rất dài, trong đó có bài “Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC”. Khi giáo viên giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình truyền thống khó mà có thể truyền tải hết nội dung bài học trong khoảng thời gian 45 phút/1 tiết học. Giáo viên thường bị “cháy giáo án” ở các giờ học lý thuyết.
– Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc soạn bài, thiết kế bài giảng, tìm tòi các phương pháp dạy học tích cực cho từng bài học , tiết học tương ứng nên nhiều giáo viên ngại làm và ngại đổi mới.
– Đặc thù môn học với thời lượng 1 tiết/ 1 lớp, nên một giáo viên sẽ dạy nhiều tiết trong một tuần, dạy nhiều lớp, nếu mà tiết nào, lớp nào cũng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thì sẽ rất vất vả dẫn đến tâm lí không muốn thực hiện.
– Giáo viên có tâm lí thương học sinh, sợ các em mất thời gian chuẩn bị bài của môn GDQP&AN, ảnh hưởng đến việc học các môn học khác.
– Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp thuyết trình một chiều, giáo viên làm việc nhiều hơn, nói nhiều hơn mà chưa gây được sự hứng thú tìm hiểu cái mới, gây tâm lý nhàm chán cho học sinh.
– Với phương pháp dạy học truyền thống, học sinh bị thụ động tiếp thu kiến thức một chiều; học sinh không phát huy được năng lực tự học, sáng tạo; học sinh không có điều kiện để rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề;
– Học sinh ít hứng thú với môn học, nhất là với các nội dung giáo dục luật hoặc điều lệnh, điều lệ, lịch sử nghệ thuật quân sự. Nguyên nhân là bài học khô khan, không có liên hệ với thực tiễn cuộc sống;
– Giới hạn thời gian chỉ có 45 phút cho một tiết học và không gian bó hẹp, khép kín trong một phòng học cho nên học sinh không có cơ hội và thời gian để quan sát, tìm hiểu, thu thập những tư liệu, tài liệu từ thực tế để làm phong phú thêm cho bài học.
1.2 Giải pháp mới cải tiến:
1. Biện pháp 1: Sử dụng video, hình ảnh sinh động kích thích hứng thú cho học sinh
– Nội dung biện pháp:
+ Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài học, sưu tầm các video, hình ảnh phục vụ bài học. Hiện nay, nguồn video, hình ảnh trên internet rất phong phú, đặc biệt là các hình ảnh binh khí, các video mô phỏng chuyển động của các loại binh khí bộ binh, kỹ chiến thuật động tác. Tuy nhiên, không phải hình ảnh, video nào cũng chính xác và nội dung phù hợp với bài học. Vì vậy, giáo viên cần đầu tư thời gian xem, chỉnh sửa video, hình ảnh để nội dung chính xác, phục vụ tốt quá trình dạy học.
+ Đối với bài “Giới thiệu súng tiểu liên AK súng trường CKC” giáo viên nên sưu tầm video bao gồm: Video giới thiệu về súng tiểu liên AK và nhà chế tạo ra khẩu tiểu liên AK, vai trò của khẩu tiểu liên AK trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam; Video giới thiệu cấu tạo các bộ phận chính của súng; Video giới thiệu chuyển động của súng khi bắn liên thanh và phát một.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]