SKKN Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8
- Mã tài liệu: BM8065 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 916 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Yên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Yên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Giáo viên khai thác tài liệu về di sản để tiến hành dạy tiết 44:
Lịch sử địa phương, lịch sử lớp 8
3.2. Tiến hành tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng truyền thống huyện Nga Sơn (nội dung chính đề cập đến khởi nghĩa Ba Đình)
3.3. Tổ chức học tập tại nơi có di sản: tại nhà truyền thống xã Ba Đình – huyện Nga Sơn
3.4. Tiến hành bài học tại nơi có di sản: Bài học tại thực địa (tại núi Thúc).
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | Trang |
I. MỞ ĐẦU | |
1. Lí do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN | |
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2. Thực trạng của vấn đề | |
3. Một số biện pháp “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn” | |
3.1. Giáo viên khai thác tài liệu về di sản để tiến hành dạy tiết 44: Lịch sử địa phương, lịch sử lớp 8 | |
3.2. Tiến hành tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản tại phòng truyền thống huyện Nga Sơn (nội dung chính đề cập đến khởi nghĩa Ba Đình) | |
3.3. Tổ chức học tập tại nơi có di sản: tại nhà truyền thống xã Ba Đình – huyện Nga Sơn | |
3.4. Tiến hành bài học tại nơi có di sản: Bài học tại thực địa (tại núi Thúc). | |
4. Hiệu quả trong việc tổ chức “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”. | |
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU.
- Lí do chọn đề tài:
Có thể nói, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục cơ sở phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử. Bởi lẽ, lịch sử là một môn học rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Việc học tập môn Lịch sử không những cung cấp cho học sinh những kiến thức về khoa học cơ bản mà còn giáo dục các em về lòng yêu nước và ý thức dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ trên Bộ GD&ĐT đã thí điểm sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.
Trong những năm học qua, việc sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Ba Đình đã và đang được khuyến khích …
Thực tế trong chương trình lịch sử ở trường THCS, bên cạnh những kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức từ những nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến môn học. Một trong những nguồn kiến thức vô cùng quý giá đối với học sinh đó là tài liệu di sản văn hóa ngay tại chính địa phương. Nguồn kiến thức từ tài liệu di sản văn hóa địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của các địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ dân tộc, quốc gia. Việc sử dụng tài liệu di sản văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh.
Di sản có vai trò to lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đưa di sản vào giảng dạy giúp bài học thêm sinh động, cảm xúc, có ý nghĩa và hướng học sinh đến những giá trị về chân, thiện, mỹ đang được Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường học sử dụng. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo môi trường, công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung bài học. Khi thầy cô giáo đưa di sản với vai trò là một phương tiện trực quan trong giảng dạy. Điều này sẽ làm bài giảng sinh động, giúp học sinh dễ tiếp thu, liên hệ thực tiễn, phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ và kỹ năng sống. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên Lịch sử trường THCS Ba Đình – Nga Sơn đã và đang tiến hành một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản; các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản như: khai thác sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học, tiến hành bài học nơi có di sản, tổ chức tham quan học tập nơi có di sản, tổ chức tham quan ngoại khóa trải nghiệm di sản… Xã Ba Đình – huyện Nga Sơn là xã đồng bằng chiêm trũng, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, xã Ba Đình (Nga Sơn) được biết đến như một biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của tình đoàn kết làm nên sức mạnh quật khởi chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai, góp phần cùng quân và dân cả nước giành độc lập dân tộc. Đó là nguồn tài liệu quan trọng để liên hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương trong quá trình dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS.
Việc sử dụng di sản trong dạy học góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn” nhằm đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
- Mục đích nghiên cứu:
– Điều tra hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua việc sử dụng di sản để học tập lịch sử của học sinh lớp 8 qua các năm học ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn nhằm theo dõi hiệu lực học tập của học sinh để có giải pháp và biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài học lịch sử khác nhau.
– Tăng khả năng áp dụng phương pháp mới, công nghệ mới trong dạy học lịch sử cấp THCS của giáo viên.
– Đưa ra các biện pháp khác nhau để học sinh nắm vững kiến thức lịch sử và tăng hứng thú học tập lịch sử cả trong và ngoài nhà trường. Giúp học sinh có được kỹ năng vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các các tình huống thực tiễn, qua đó phát triển tư duy cho học sinh.
– Góp phần vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương.
– Tìm ra cách thức tối ưu để soạn các tiết Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử trong chương trình THCS.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn phát triển năng lực học sinh qua việc giảng dạy chương trình địa phương gắn với di sản văn hóa.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp quan sát thái độ học tập của học sinh và dự giờ lịch sử của đồng nghiệp. Đồng thời thực nghiệm giảng dạy….
– Trắc nghiệm tâm lí về hứng thú học tập lịch sử của học sinh (qua phiếu trắc nghiệm).
– Trắc nghiệm hứng thú học tập lịch sử và hiệu quả học tập lịch sử qua 2 nhóm lớp: nhóm lớp sử dụng di sản bằng tranh ảnh và nhóm lớp sử dụng di sản tại thực địa. Thực hiện đánh giá, phân tích sau khi đã trắc nghiệm và dạy thực nghiệm.
– Thu thập thông tin qua: Internet, báo chí, thư viện, qua chuyện kể của lão thành cánh mạng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
200.000 ₫
- 0
- 458
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 506
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 527
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 425
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 573
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 485
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 471
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 477
- 8
- [product_views]
200.000 ₫
- 5
- 752
- 9
- [product_views]
200.000 ₫
- 4
- 376
- 10
- [product_views]