SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương môn Địa lí 9
- Mã tài liệu: BM9023 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 771 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Bồ Đề |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Bồ Đề |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương môn Địa lí 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.1. Sử dụng kênh hình
4.2. Giảng dạy trên lớp: Giúp các em nắm được sự phân bố các yếu tố địa lí trên Trái Đất, quy luật hoạt động các yếu tố địa lí
4.3. Tổ chức tham quan các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân địa phương
4.4. Tổ chức cho học sinh tham gia dọn vệ sinh làm sạch môi trường
4.5. Tổ chức thi: viết về tìm hiểu các giải pháp làm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường
4.6. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân
4.7. Sử dụng bản đồ tư duy
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU.
- Lí do chọn đề tài.
Xuất phát từ :
- Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học:
– Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2002 -2003. Chương trình THCS được ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo số 03/ 2002 QĐ-BGD&ĐT ngày 24- 1- 2002 đã quy định rõ: “Trong quá trình dạy học địa lí, cần hạn chế các phương pháp thuyết trình, diễn giảng mang tính “nhồi nhét” kiến thức. Tăng cường các hình thức tổ chức học sinh học tập cá nhân, học theo nhóm và vận dụng tối đa, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của bộ môn”. Đặc biệt Chỉ thị ngày 31/01/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong từng môn học.
- Vai trò của giáo dục Bảo vệ môi trừơng qua giảng dạy địa lý địa phương:
Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới vẫn còn là một nguyên nhân gây ra mối quan tâm lớn. Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới. Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm . Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng sâu rộng trong tự nhiên, ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này.
- Thực tế:
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, biểu hiện của sự suy giảm môi trường là biến đổi khí hậu: tăng nhiệt độ, Trái Đất nóng lên; Hàng loạt các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt: cạn kiệt tài nguyên, gia tăng thiên tai, bệnh tật…
– Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường như Luật bảo vệ môi trường (số 52/2005/QH11) và hàng loạt các thông tư (08/2009/TT-BTNMT16/2009/TT-BTNMT; 25/2009/TT-BVMT; 39/2010/TT-BTNMT nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường.
Thời lượng sách giáo khoa mới rút ngắn so với sách giáo khoa cũ, (cộng thêm chương trình giảm tải), thiết kế chương trình sách giáo khoa “mở” nhiều nội dung của các bài không được trình bày một cách trọn vẹn mà có những phần để trống dành cho học sinh tham gia bổ sung thông qua hoạt động học tập, địa lý địa phương nhằm bổ trợ, cụ thể hoá các kiến thức về địa lý cho học sinh, giúp học sinh tiếp cận tri thức địa lí, phát triển tư duy địa lí tốt hơn.
Khi giảng dạy địa lý địa phương một số giáo viên và học sinh còn qua loa, đại khái do phần chương trình này thời lượng ít, được bố trí vào cuối năm học lớp 9 cuối cấp học các em lại chuẩn bị lo thi chuyển cấp nên việc dạy học vấn đề của địa phương thường ít được coi trọng.
Để đáp ứng được yêu cầu trên tôi viết bài sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này với nội dung: “Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy địa lý địa phương môn Địa lí 9”.
2.Mục đích nghiên cứu:
– Cùng với các đồng nghiệp hiểu thêm vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lí địa phương.
– Giúp học sinh phát huy được khả năng quan sát, tự nghiên cứu, suy nghĩ làm việc để lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
– Học sinh thêm hứng thú yêu thích bộ môn.Tích cực ủng hộ, vận động người thân và tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương.
– Tôi hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho bạn bè gần xa để giúp nhau cùng dạy tốt bộ môn địa lí ở THCS.
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đưa ra kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy Địa lí địa phương môn Địa lí 9. Trong nhiều năm công tác tôi luôn quan tâm đến vấn đề này và tự bản thân đúc rút kinh nghiệm thông qua các tiết dạy trên lớp cũng như học hỏi từ các đồng nghiệp, từ các phương tiện khác nhau…Tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này với mong muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp những kiến thức cơ bản về Địa lí địa phương, cụ thể là địa phương Thanh Hóa cùng với các vấn đề về môi trường đang được quan tâm ở địa phương hiện nay, đồng thời mong nhận được sự góp ý của mọi người để giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
- Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại Trường THCS Thăng Thọ đối với học sinh khối 9.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lí thuyết.
Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường trong phần Địa lí địa phương- Địa lí 9, cụ thể như:
– Một số chủ trương của Đảng về giáo dục- đào tạo trong thời kì đổi mới.
– Nghiên cứu tài liệu tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung học cơ sở xuất bản năm 2012.
- Một số tài liệu bồi dưỡng giáo viên thường xuyên.
- Các tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học.
- Các tài liệu khảo sát khác có liên quan đến đề tài.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 9.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Trong quá trình giảng dạy tôi luôn bám sát tiến trình học tập của học sinh, đồng thời tham khảo ý kiến từ các đồng nghiệp, nắm bắt khả năng học tập của học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, khảo sát thực tế và thu thập thông tin nơi địa phương.
+ Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giá trị của giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương.
- PHẦN NỘI DUNG.
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Khái niệm môi trường rất rộng, bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo. Trong khoa học theo nghĩa rộng, môi trường được coi bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội hướng tới chất lượng cuộc sống con người và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống.
Theo nghĩa hẹp, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến cuộc sống con người không xem xét đến tài nguyên trong đó.
Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua môn Địa lí ở nhà trường có thể hiểu là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức , rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
Giáo dục môi trường qua phần địa lí địa phương giúp cho các em học sinh có một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của địa phương
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 2
- 234
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 321
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 622
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 600
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 682
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 682
- 6
- [product_views]
200.000 ₫
- 5
- 9
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 533
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 837
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 578
- 10
- [product_views]