SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua một số hoạt động trải nghiệm
- Mã tài liệu: MT0031 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 902 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua một số hoạt động trải nghiệm“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Xác định mục tiêu, cách thức tổ chức hoạt động nhằm giáo dục GTS.
– Thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục GTS cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua các hoạt động trải nghiệm.
– Giáo dục giá trị sống thông qua các tiết sinh hoạt cuối tuần.
– Giáo dục giá trị sống thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
– Giáo dục giá trị sống thông qua các buổi lao động.
– Giáo dục giá trị sống thông qua tổ chức chương trình “Đông ấm cho em” giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong lớp.
– Giáo dục giá trị sống thông qua tổ chức chương trình “Tết- Kết nối yêu thương” giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong lớp.
– Giáo dục giá trị sống thông qua tổ chức các công trình phần việc thanh niên tại các địa phương.
Mô tả sản phẩm
ĐỀ TÀI:
“GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM”
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đang được định hướng đổi mới theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI đó là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục ngày càng hướng đến việc xây dựng giá trị sống, hay nói cách khác là xây dựng và phát triển nhân cách con người hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, giúp đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển hài hoà cả về đức, trí, thể, mỹ.
Giáo dục giá trị sống là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục phổ thông, nhất là trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Thực tiễn xã hội hiện nay cho thấy Giá trị sống của giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng có những điều bất cập, chưa phù hợp, thậm chí rất đáng lo ngại.Trong nhà trường THPT, việc giáo dục giá trị sống cho học sinh bước đầu đã được quan tâm, tuy nhiên, hiệu quả của nó thì vẫn chưa rõ nét. Mặt khác, việc giáo dục giá trị sống ở trường THPT chưa có môn riêng, đang chỉ mang tính lồng ghép ở các môn học nên hiệu quả không cao.
Là một người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm – Người gần gũi, sát sao với các em nhất trong các hoạt động tập thể của nhà trường, cũng như của lớp, chúng tôi nhận thấy được hiện tượng phổ biến hiện nay của giới trẻ là: Sống thu mình lại, lạnh nhạt, thờ ơ với mọi người xung quanh, vô cảm với những sự việc xẩy ra xung quanh mình, nhiều em đắm chìm trong thế giới ảo, sống thiếu tự tin, thiếu trách nhiệm, ích kỉ….đó là do các em thiếu hiểu biết về các giá trị sống cơ bản cũng như chưa hình thành cho bản thân những giá trị sống cơ bản mà một con người cần có, dẫn đến các em không có khả năng giải quyết các áp lực trong cuộc sống, không biết giải quyết một cách tích cực các xung đột xẩy ra, không tiết chế được cảm xúc của bản thân. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em hiểu rõ các giá trị sống cơ bản từ đó hình thành động cơ, thái độ, quyết tâm và sức mạnh giúp các em vượt qua khó khăn, vươn tới mục đích, thúc đẩy hoạt động học tập. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu “Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua một số hoạt động trải nghiệm” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2. Tính mới của đề tài.
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các sách báo, tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một công
trình nghiên cứu, tài liệu nào đề cập đến việc giáo dục Giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm .
3. Mục đích nghiên cứu
– Giúp học sinh hiểu được các giá trị sống cơ bản trong cuộc sống.
– Các em có những trải nghiệm thực tế về các giá trị sống cơ bản.
– Từ đó giúp các em học sinh:
+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Sống đoàn kết, thân ái và mạnh dạn nói lên tình cảm cũng như quan điểm của bản thân cũng như chia sẽ, đồng cảm với cảm xúc, tình cảm, quan điểm của mọi người.
+ Có khả năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt, tích cực và đạt hiệu quả cao.
+ Làm chủ cảm xúc và hành vi của bản thân cũng như ứng phó với những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
+ Biết cách giải quyết tích cực các mâu thuẫn trong cuộc sống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Các giá trị sống cơ bản.
– Các kinh nghiệm giáo dục giá trị sống cho lớp chủ nhiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập thông tin,xử lý số liệu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan, nhằm xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục giá trị sống.
– Phương pháp quan sát sư phạm: Lập kế hoạch, tổ chức điều hành, quan sát các hoạt động trải nghiệm của học sinh trong giờ sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp vào cuối tuần, hoạt động ngoại khóa để thấy được những thay đổi của các em sau mỗi giờ học.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
+ Phương án thực nghiệm và đối chứng được tiến hành song song, trong đó nhóm thực nghiệm và đối chứng được duy trì từ đầu đến cuối đợt nghiên cứu.
+ Trong lớp thực nghiệm (lớp chủ nhiệm 10C) các em được sử dụng biện pháp hình thành các giá trị sống, trong lớp đối chứng (Lớp 10B) thì tổ chức sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, hoạt động ngoại khóa theo kiểu truyền thống.
+ Trong quá trình dạy thực nghiệm và đối chứng chúng tôi có sự kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp 10B.
6. Kế hoạch nghiên cứu
Bảng tiến độ thực hiện công việc:
STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
1 15/9/2021 đến – Chọn đề tài, viết đề cương – Bản đề cương .
15/10/2021 – Đăng ký với tổ
2 15/10/2021
đến 15/11/2021 – Đọc tài liệu
– Khảo sát thực trạng
– Tổng hợp số liệu – Tập hợp tài liệu viết phần cơ sở lý luận
– Xử lý số liệu khảo sát
3 15/11/20201
đến 15/12/2021 – Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, đề xuất biện pháp
– Áp dụng thử nghiệm – Đề cương SKKN.
– Triển khai thực tiễn qua các hoạt động giáo dục.
4 15/12/2021
đến 21/3/2022 – Viết và hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm – Bản Sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1- Khái niệm Giá trị sống
Giá trị sống là những gì mà con người ta quý trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người, nó trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được. Giá trị sống là cái định hướng, thúc đẩy cá nhân hành động, giúp cá nhân hành động hiệu quả, tránh những sai lầm, tạo ra sự thống nhất, nhất quán giữa nhận thức và hành động, giữa động cơ và hành vi, giữa nội dung và hình thức.
GTS trở thành động lực giúp người ta nỗ lực phấn đấu đạt được nó. Như vậy, GTS chủ yếu hướng vào giá trị tinh thần, không đề cập đến giá trị vật chất, tiền bạc, sức khỏe.
Giáo dục GTS cho HS là quá trình giúp HS tiếp thu, lĩnh hội những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi HS, giúp các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội.
1.1.2- Các giá trị sống tiêu biểu
Theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì có 12 giá trị sống dưới đây có tính chất phổ quát trên toàn thế giới:
1. Hòa bình.
2. Tôn trọng
3. Yêu thương
4. Khoan dung.
5. Trung thực
6. Khiêm tốn
7. Hợp tác
8. Hạnh phúc
9. Trách nhiệm
10. Giản dị
11. Tự do
12. Đoàn kết
Trên cơ sở những giá trị sống phổ quát, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân lại có những giá trị sống riêng ,những giá trị sống của người Việt Nam, theo những nghiên cứu về xã hội, văn hóa và con người Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên những giá trị truyền thống quý báu đó là:
+ Giá trị truyền thống yêu nước.
+ Giá trị truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Giá trị truyền thống đoàn kết.
+ Giá trị truyền thống nhân nghĩa.
+ Giá trị truyền thống cần cù trong lao động.
+ Giá trị truyền thống hiếu học.
+ Giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo.
+ Giá trị truyền thống hiếu thảo.
Những giá trị truyền thống trở thành nền tảng vững chắc để dân tộc chúng ta trường tồn vươn lên để có được tiềm lực và vị thế như ngày hôm nay. Giáo dục giá trị sống truyền thống của dân tộc cho giới trẻ là sự nuôi dưỡng, tiếp nối và phát triển mạch nguồn văn hóa của dân tộc, là đòn bẩy cho đất nước phát triển bền vững.
1.1.3- Khái niệm hoạt động trải nghiệm.
Từ góc độ triết học, trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả của các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới quan.
Bản chất của hoạt động trải nghiệm là: Học sinh được trải nghiệm, thể nghiệm, chiêm nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
Trong lĩnh vực giáo dục khái niệm trải nghiệm được xác định như sau: Trải nghiệm là một trong những hình thức dạy học, theo đó người dạy khuyến khích người học tham gia các hoạt động thực tiễn, nhằm tăng cường nhận thức, tạo kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội
Tổ chức HĐTN là cách thức tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất và phát huy tiềm năng sáng tạo của HS. Hay nói một cách khác chính là GV tạo cơ hội cho HS TN trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành sự hiểu biết theo cách của riêng mình
1.1.4. Sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường THPT
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Đối với bậc
trung học cơ sở và trung học phổ thông được gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Việc đưa hoạt động trải nghiệm vào trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nội dung giáo dục với thực tiễn đời sống xã hội, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Nói tới trải nghiệm là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh”.
HĐTN là hoạt động giáo dục có ưu thế về quy mô tổ chức. Có nhiều cách tổ chức như: theo nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liên trường. HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GVCN, GV bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương…
HĐTN là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. HĐTN là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS. HĐTN ở trường THPT nhằm giúp HS:
– Tăng cường kỷ cương nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
– Nâng cao tổ chức hoạt động giáo dục HĐTN. Coi trọng chất lượng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, rèn luyện kỹ năng cơ bản cần thiết, nâng cao năng lực tổ chức và điều khiển tập thể. Góp phần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động: Cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,…
– Thông qua các hoạt động HĐTN, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, bổ ích, góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hằng ngày, có ý thức tham gia hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Giúp HS có tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, rèn luyện những tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh, có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường, xã hội.
1.1.5. Mục tiêu của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường THPT
HĐTN giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực thích ứng với cuộc sống xã hội…, giúp HS tích lũy được kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc trong tương lại.
Ở bậc THPT HĐTN tập trung vào nội dung giáo dục hướng nghiệp. Thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động, câu lạc bộ hướng nghiệp và các hoạt động định hướng nghề nghiệp, HS được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; có thể tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp; được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
1.1.6. Phương pháp giáo dục GTS cho học sinh THPT
Giáo dục giá trị sống như thế nào để mang lại hiệu quả nhất, để giúp học sinh khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kĩ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình .Chương trình giáo dục Giá trị sống (LVEP) của UNESCO đã đưa ra khung lí thuyết phương pháp giáo dục GTS như sau:
– Bước một, xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an toàn.
– Bước hai, thấu hiểu các yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị. Mỗi hoạt động GTS bắt đầu với ba yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị bao gồm: tiếp nhận thông tin, suy ngẫm, và khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống. Cụ thể là:
+ Tiếp nhận thông tin: Đây là cách dạy về giá trị theo kiểu truyền thống. Sách vở, kể chuyện, các nguồn thông tin có thể trở thành trợ thủ đắc lực trong việc khám phá các giá trị.
+ Suy ngẫm: Các hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm đòi hỏi học viên phải đưa ra những ý tưởng của riêng mình.
+ Khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống: Giáo viên cần nắm vững rằng HS là lứa tuổi rất ham tìm tòi, hiểu biết những gì đang diễn ra quanh mình, vì thế hãy tìm những lĩnh vực mà HS quan tâm, như AIDS, nghèo đói, bạo lực, ma túy, tham nhũng, tình trạng ô nhiễm tại địa phương… Những lĩnh vực này sẽ gợi mở chủ đề thảo luận rất thực tế, thiết thực về tác động của giá trị và phản giá trị, cũng như hành động của chúng ta tạo nên sự khác biệt như thế nào.
– Bước ba, tổ chức thảo luận: Việc tạo một không gian thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng và cần thiết. Một không gian như vậy giúp việc chia sẻ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Việc bày tỏ những cảm giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm
được sự đồng cảm hơn. Thảo luận trong một môi trường mang tính hỗ trợ có thể giúp hàn gắn, chữa lành tổn thương rất hiệu quả.
Quá trình thảo luận còn có thể giúp cho điều tiêu cực được chấp nhận và từ đó tạo bầu không khí cởi mở để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực này. Khi tất cả được thực hiện với sự tôn trọng chân thành, HS sẽ dần được tháo bỏ được hàng rào phòng thủ và không còn biện minh cho tính tiêu cực của mình. Một khi những giá trị tích cực được khám phá, các em sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị, dần dần thấy tự do và có ý chí mạnh mẽ để hành động khác đi.
– Bước bốn, khám phá các ý tưởng: Tiếp theo sau các cuộc thảo luận là hoạt động tự suy ngẫm hoặc lên kế hoạch cho nhóm về những hoạt động nghệ thuật, viết nhật kí, hoặc kịch… Những cuộc thảo luận khác sẽ giúp hình thành bản đồ tư duy các giá trị và phản giá trị để xem xét tác động của giá trị và phản giá trị đối với bản thân, mối quan hệ và xã hội. Các hoạt động giá trị có thể khơi dậy niềm thích thú thật sự ở người học, cổ vũ cho quá trình học thật và thúc đẩy chuyển hóa động cơ thành hành động cụ thể. Bước này giúp giáo viên hiểu và hỗ trợ HS.
– Bước năm, đưa các giá trị vào cuộc sống: Thầy cô giáo hướng dẫn HS ứng dụng các hành vi dựa trên nền tảng giá trị với gia đình, xã hội, môi trường. Chính những việc cảm thấy bản thân có khả năng tạo nên sự khác biệt sẽ xây dựng lòng tự tin và cam kết sống với các giá trị.
Trên cơ sở đó, giáo viên có thể áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo phù hợp với đối tượng giáo dục, môi trường giáo dục của lớp mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Thực trạng học tập nội dung giá trị sống của học sinh THPT
Để làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục GTS trong các trường THPT trên địa bàn. Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho HS ở nhiều lớp khác nhau của các trường trên địa bàn để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc giáo dục GTS thông qua các hoạt động trải nghiệm.
– Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh
Họ và tên học sinh………………………………………………………………………………..
Lớp……………………………………………………………………………………………………
Trường………………………………………………………………………………………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em
Có Không/ chưa
Em có thường xuyên được thầy cô chủ nhiệm giáo dục các Giá trị sống (GTS) thông qua các hoạt động trải nghiệm không?
Em có mong muốn được học các GTS từ những hoạt động trải nghiệm hay không?
– Kết quả thu được như sau:
TT
Năm họcTrường Nội dung khảo sát
Đã được học Chưa từng
được học Có mong muốn Không mong muốn
1 2020 –
2021 THPT Thanh Chương 3 (10B;10C;10D2;10D3) 20/160
12.5% 140/160
87.5% 150/160
93.8% 10/160
6.2%2
2020 –
2021
THPT Cát Ngạn (10A;10B;10D 12E) 20/120
16.7% 100/120
83.3% 110/120
91.6% 10/120
8.4%3 2020 –
2021 THPT Nguyễn Sỹ Sách (10C1;10C2;10C4;10C5) 6/180
3.3% 174/180
96.7% 175/180
97.2% 5/180
2.8%4 2020 –
2021 THPT Thanh Chương 1 (10D1;10A2;10A4;10A5) 7/160
4.4% 153/160
95.6% 160/160
100% 0/160
0%
– Kết quả khảo sát trên cho thấy:
+ HS ở các trường trên địa bàn chủ yếu không được học một cách thường
+ Nhà trường không xây dựng nội dung chương trình giáo dục GTS đưa vào dạy dọc chính khóa, trong khi việc lồng ghép vào các hoạt động giáo dục đang rất hạn chế.
+ Phần lớn HS các trường đều mong muốn sẽ đưa nội dung giáo dục GTS vào trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Kết quả khảo sát đó là một trong những căn cứ thuyết phục để chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
1.2.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống của giáo viên THPT.
Xuất phát từ thực trạng học tập GTS của HS, chúng tôi tiếp tục khảo sát để tìm hiểu thực trạng của giáo viên trong việc giáo dục GTS cho HS qua các hoạt động trải nghiệm bằng phiếu điều tra khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn.
– Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng giáo dục GTS của giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp.
– Họ và tên giáo viên…………………………………………………………………
– Giảng dạy môn…………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với thầy /cô
Nội dung
Thường xuyênKhông thường xuyên
Hài lòng Chưa hài lòng
Thầy/cô có thường xuyên tổ chức giáo dục GTS cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm không?
Thầy/ cô đã thực sự hài lòng với GTS của HS THPT hiện nay chưa?
– Kết quả thu được như sau:
Năm học
Trường THPT Nội dung khảo sát
Thường xuyên Không thường xuyên Hiệu quả giáo dục
Hài lòng Chưa hài lòng
1 2020-
2021 THPT Thanh Chương 3 ( 5 giáo viên) 0/5 (0%) 5/5
( 100%) 1/5 (20%) 4/5 (80%)
2 2020-
2021 THPT Cát Ngạn ( 3 giáo viên) 0/3 (0%) 3/3 (100%) 0/3 (0%) 3/3 (100%)
3 2020-
2021 THPT Nguyễn Sỹ Sách (4 giáo viên) 1/4 (25%) 3/4 (75%) 1/4 (25%) 3/4 (75%)
4 2020-
2021 THPT Thanh Chương 1 (4 giáo viên) 1/4 (25%) 3/4 (75%) 0/4 (0%) 4/4 (100%)
Từ kết quả khảo trên đây,chúng tôi nhận thấy: Phần lớn GV chủ nhiệm lớp chưa đầu tư thời gian và tâm huyết vào việc giáo dục GTS cho HS. Phần lớn giáo viên chủ nhiệm đang chỉ chú trọng làm tốt các nhiệm vụ thuộc phần quy định cứng theo quy định của đoàn trường, nhà trường đề ra: Như phổ biến nội dug kế hoạch; đánh giá, nhận xét việc thực hiện các nội dung kế hoạch đề ra; sinh hoạt lớp đầu buổi cũng như cuối tuần đều dựa trên kế hoạch của đoàn trường, nhà trường vạch ra. Hoặc cũng có một số giáo viên chủ nhiệm lớp tâm huyết hơn họ có giáo dục GTS cho HS, nhưng thực hiện không thường xuyên và chưa bài bản. Cũng chính vì thế mà phần lớn chưa hài lòng với hiệu quả giáo dục nội dung này cho HS.
1.2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo
Qua tìm hiểu, tham khảo một số tài liệu liên quan đến đề tài đó là: Cuốn Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT – PGS TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – Năm 2010; Cuốn Những giá trị sống cho tuổi trẻ – Living Values Education (Đỗ Ngọc Khanh biên dịch – Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017); các bài báo trên các tạp chí, báo in và báo mạng viết về hoạt động giáo dục GTS của các trường phổ thông… chúng tôi nhận thấy rằng không có một nguồn tài liệu nào đi sâu nghiên cứu một cách bài bản, toàn diện về vai trò, thực trạng, phương pháp tổ chức các hoạt động GTS cho HS qua hoạt động trải nghiệm. Cho nên, việc nghiên cứu và áp dụng đề tài của chúng tôi hy vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho GV làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng và các GV khác nói chung trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất những nội dung và phương pháp giáo dục GTS cho HS lớp chủ nhiệm thông qua một số hoạt động trải nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực. góp phần khắc phục thực trạng giáo dục GTS còn nhiều bất cập và hạn chế ở các trường THPT hiện nay.
II. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM .
II.1. Quy trình giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp chủ nhiệm:
– Trước hết, giáo viên khái quát các lý thuyết về giá trị sống để học sinh
nắm.
– Tổ chức cho sinh trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động trải nghiệm
cụ thể như trò chơi, đóng kịch, thảo luận nhóm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp…
– Sau khi các em được trải nghiệm với các tình huống thực tế học sinh nêu cảm nghĩ, cảm nhận bản thân về các tình huống, trò chơi… đó.
– Từ đó, sẽ hình thành cho học sinh những giá trị sống cơ bản.
II.2. Một số nguyên tắc khi giáo dục giá trị sống cho học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]